Cận cảnh cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, vừa ngắm biển vừa chiêm ngưỡng núi rừng khiến ai cũng muốn trải nghiệm một lần
Nhắc đến những cung đường ven biển đẹp nhất không thể không nhắc đến cung đường ven biển Vĩnh Hy – Bình Lập, với một bên biển xanh mát mắt, một bên là núi rừng khiến du khách thích thú.
Cung đường này nối liền 2 tỉnh là Khánh Hòa và Ninh Thuận với nhau, với điểm xuất phát từ bãi biển Ninh Chữ của tỉnh Ninh Thuận và đi dọc theo tuyến quốc lộ DT702 và kết thúc tại bán đảo Bình Lập tỉnh Khánh Hòa. Với độ dài khoảng 57km, quãng đường này dựa lưng vào vườn quốc gia Núi Chúa, hướng mặt ra biển và còn đi qua rất nhiều những địa điểm thú vị.
Có lẽ trải nghiệm tuyệt vời nhất của mùa hè là chạy xe dọc theo con đường này, ngắm nhưng bãi biển xanh đầy hoang sơ và cát trắng, cùng với khung cảnh 1 bên là núi rừng mát rượi không thể nào “chill” hơn. Cung đường này cũng đi qua rất nhiều những bãi biển đẹp khác như bãi Chuối, bãi Kinh, bãi Nước Ngọt,…
Cung đường ven biển
Để có thể tận hưởng được bầu không khí mát lành này thì du khách nên lựa chọn đi bằng xe máy, với những cửa hàng cho thuê xe máy ở đầu Ninh Thuận hoặc đầu Khánh Hòa với giá dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/xe/ngày (chưa tính tiền xăng). Bởi vậy đây là địa điểm thu hút rất nhiều những bạn trẻ có đam mê “phượt”.
Ngoài ra cũng có những sự lựa chọn khác như xe bus, taxi hoặc limousine để đi dọc tuyến đường này, dễ dàng nhất là đặt qua khách sạn hoặc resort đều có cung cấp dịch vụ này với giá dao động từ 50.000 – 200.000 đồng/người.
Một trong những địa điểm đáng trải nghiệm nữa khi đến với cung đường này là Hang Rái, nằm ở phía Nam vịnh Vĩnh Hy, cách thành phố Phan Rang khoảng 35km, thuộc thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với những rặng đá san hô khổng lồ nằm hiên ngang giữa biển mặc sóng xô vào bờ.
Video đang HOT
Ngoài ra những dãy đá mọc lên lởm chởm với lớp rêu xanh khiến cho nơi đây trở nên rất thú vị. Ngắm bình minh tại đây sẽ là một trải nghiệm rất đặc biệt bởi vẻ đẹp hoang sơ của những rặng đá nơi đây. Tuy nhiên du khách cũng nên lưu ý khi di chuyển vì có rêu nên khá trơn trượt.
Ngoài ra khi đến với Ninh Thuận, làng nho Thái An là một địa điểm không thể bỏ qua, du khách vừa được check-in, vừa được tận tay cắt nho và thưởng thức những chùm nho ngọt lịm đặc sản nơi đây, hầu hết vườn nho tại đây sẽ không bán vé vào cửa mà sẽ chỉ tính tiền nho. Một số những vườn nho nổi bật là vườn Sang Tín, cách Hang Rái khoảng 200m và có view biển hướng ra Hang Rái, rất đáng trải nghiệm.
Vì Ninh Thuận không có sân bay nên du khách đến đây sẽ chủ yếu đi máy bay đến sân bay Cam Ranh, sau đó sẽ di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô để đến thành phố Phan Rang.
Bên cạnh hải sản, món không thể bỏ lỡ thì những món ăn vặt đặc trưng dọc trên cung đường này cũng rất đáng để thử như bánh tráng mắm ruốc, bánh tráng trộn, nước dừa,…
Điện Biên: Tan chảy với miền hoa ban nở rộ trên khắp cung đường thơ mộng, quanh co
Trong những ngày này, du khách khắp nơi đang hội tụ về Điện Biên - về miền hoa ban đang nở trắng trên khắp các cung đường quanh co, thơ mộng.
Lễ hội hoa ban được tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên vào dịp trung tuần tháng 3 từ nhiều năm qua. (Nguồn: TTXVN)
Từ nhiều năm qua, Lễ hội hoa ban được tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên vào dịp trung tuần tháng 3 - đúng vào dịp mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau gần 10 năm tổ chức, Lễ hội hoa ban đã dần trở thành thương hiệu, là sản phẩm đặc trưng của du lịch Điện Biên.
Hoa ban - loài hoa tượng trưng cho người con gái Thái, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, đã được các đông đảo văn, nghệ sỹ đưa vào tác phẩm của mình. Nhà thơ Nguyễn Đình Huân từng viết: Bông hoa phớt hồng, tim tím, trắng tinh/ Tượng trưng cho mối tình cô gái Thái/ Khi bị người cha ép duyên ngang trái/ Cô chết đi hóa hoa dại bên đồi...
Cây ban là loại cây thân gỗ, phân bố ở Bắc Lào, Bắc Thái Lan và Tây Bắc Việt Nam. Dựa vào mầu hoa, người ta tạm thời chia làm ba loại hoa ban: trắng, trắng tím và tím trắng. Một số người cho rằng có giống hoa ban đỏ, song thực tế, hoa ban Tây Bắc không có màu đỏ. "Hoa ban đỏ" là tên một bộ phim nói về một trận chiến tại chiến trường Điện Biên năm 1954. Hiện nay, một số nơi đã lai tạo thành công giống hoa ban đỏ, du nhập vào Việt Nam và trồng ở một số địa phương.
Trước năm 1970, cây ban mọc trên các triền núi rất nhiều, mùa hoa ban nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Phần lớn cây ban có chiều cao trên 5m, cành, tán cũng cao. Những người không phải là dân bản địa, không có điều kiện đi rừng, không biết trèo cây để lấy hoa, lấy ngọn ban, sẽ không biết được đặc điểm, hương vị, màu sắc cụ thể của hoa, nhìn từ xa chỉ thấy màu trắng.
Từ năm 1985, việc phát rừng làm nương, trồng cây lương thực để phục vụ cuộc sống người dân mở rộng, diện tích rừng hoa ban bị thu hẹp đáng kể. Vì vậy, nhiều người lên Điện Biên không còn may mắn để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp và hương thơm bạt ngàn của hoa ban như trước.
Đầu những năm 2000, để tạo cảnh quan đô thị, thị xã Điện Biên Phủ (thuộc tỉnh Lai Châu cũ) đã triển khai trồng cây hoa ban. Thời điểm đó, thị xã Điện Biên Phủ đi mua giống cây tại Sơn La, đã mua nhầm sang cây móng bò. Cây hoa ban và cây móng bò đều là thân gỗ, ngoại hình gần giống nhau, tuy nhiên lá cây móng bò có thùy sâu hơn lá cây ban; ngọn non cây móng bò xanh hơn, vị ngọt hơn cây ban. Cây hoa ban cứng hơn, cao hơn cây móng bò. Hoa của cây móng bò thưa, nhỏ hơn hoa ban...
Khoảng năm 2007 - 2008, tỉnh Điện Biên đã tổ chức trồng cây ban trên đồi A1 bằng giống cây ban ươm từ hạt, có chiều cao 30 - 40 cm, nhưng tỷ lệ sống không cao. Do đó, tỉnh Điện Biên đã tổ chức đánh, tỉa cây ban nhỡ từ rừng về trồng. Toàn bộ kinh phí do cán bộ, công nhân viên toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đóng góp, mỗi người một ngày lương.
Ngày nay, hoa ban trở thành "thương hiệu" của Điện Biên. Nhiều năm gần đây, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này tiến hành trồng mới, nhân rộng và bảo tồn các "tuyến đường, khu đồi, cứ điểm di tích" rợp bóng hoa ban. Hằng năm, khi tháng 3 về, hoa ban bung nở trắng trời, đưa hương theo gió, lan tỏa...
Năm 2014, tỉnh Điện Biên lần đầu tổ chức Lễ hội hoa ban và đã trở thành lễ hội thường niên vào mỗi dịp tháng 3, nhằm kỷ niệm trận đánh đầu tiên của Quân đội ta vào cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954 - trận đánh mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo nhiều chuyên gia, để cây hoa ban phát triển bền vững, tỉnh Điện Biên cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch trồng cây hoa ban chi tiết cụ thể; không nên trồng theo ý thích tự phát của từng cá nhân, tổ chức. Cũng cần nghiên cứu trồng nhiều loài cây có hoa cho phù hợp. Tỉnh cũng cần có chủ trương, quy hoạch những nơi có diện tích rừng ban tự nhiên để tập trung khoanh nuôi, tu bổ, nâng cao tỷ lệ cây hoa ban; tập trung xây dựng công viên hoa rừng, trong đó hoa ban là chủ yếu, bên cạnh đó trồng thêm hoa dã quỳ, hoa đào, hoa mai, hoa anh đào...
Hoa ban là loại hoa rừng đẹp, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Việc gìn giữ những giá trị quý giá đó sẽ góp phần phát triển văn hóa, xã hội và du lịch đối với tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
Hoa ban là loại hoa rừng đẹp, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. (Nguồn: TTXVN)
Việc gìn giữ những giá trị quý giá đó sẽ góp phần phát triển văn hóa, xã hội và du lịch đối với tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. (Nguồn: TTXVN)
Từ nhiều năm qua, Lễ hội hoa ban được tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên vào dịp trung tuần tháng 3 - đúng vào dịp mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: Lao động)
Lễ hội hoa ban đã dần trở thành thương hiệu, là sản phẩm đặc trưng của du lịch Điện Biên. (Nguồn: Lao động)
Hằng năm, khi tháng 3 về, hoa ban lại bung nở trắng trời, đưa hương theo gió, lan tỏa. (Nguồn: Lao động)
Chuyên trang du lịch gợi ý 6 điểm đến ở Việt Nam nên đi ngay trong tháng 2 này: Nơi đầu tiên ít người nghĩ tới! Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là kết thúc tháng 2, nên bạn hãy tranh thủ thời gian đi du lịch đến những địa danh tuyệt vời dưới đây nhé. Những ngày mùa xuân tháng 2, khi cái lạnh tê tái của những ngày đông giá rét đã lùi xa, nhưng cái nóng nực của mùa hạ chưa kịp ập đến, không khí...