Cận cảnh công việc hàng ngày của Teen đường phố
Cái nghề bán dạo, bán hàng rong là công việc thông dụng nhất mà hầu hết mọi người có thể làm. Các em nhỏ độ tầm năm, sáu tuổi trên tay đã cầm một rổ kẹo, khăn giấy quà bánh lặt vặt tụ tập ở các công viên, nơi đông người từ sáng cho đến tối mịt.
Một em có cái tên rất đẹp Hoàng Trà Lan Phương nay mới sáu tuổi tròn, rất ngây thơ, và đáng đáng yêu. Em khá nhỏ nhắn nhưng lại có nước da đen sạm, rám nắng, sau hai năm buôn bán hàng rong ở quanh quẩn công viên gần nhà thờ Đức Bà, trên người em lại có một cái mùi nồng của nắng mà những người lao động hằng ngày dưới cái trời oi bức giữa lòng Sài Gòn hay có. Quan sát em bán hàng chỉ mỗi thấy em cầm rổ đồ đi tới đi lui và chỉ chìa ra mời khách mà chẳng nói lời nào.
Tính Phương khá nhút nhát, có lần đi mời khách mua kẹo và khăn giấy đã bị một chú rất to quát mắng, nên em ấy sợ tới giờ – một em gái bán hàng cùng cho biết. Khi gặng hỏi, em cũng chẳng nói câu nào mà nhắm tịt mắt chạy một mạch như rất sợ người lớn.
Video đang HOT
Không chỉ có một mình em Lan Phương mới dầm nắng dãi mưa, mà còn rất nhiều Teen không nhà, đi bụi khác đang kiếm sống bằng cái nghề bán dạo ngước mặt thấy trời cúi đầu thấy đất.
Dù cực khổ nhưng các em vẫn luôn nở nụ cười khi chào khách.
Không từ việc nào, dù có thể là việc phi pháp.
Chán nản với cuộc sống hiện tại mà vật chất lại thiếu thốn, nhiều Teen lâm vào bước đường cùng và chỉ còn cách chọn ngõ tắt, một cái ngõ tội lỗi và phi pháp.
Hằng ngày không biết có bao nhiêu Teen bị bắt, bị giam hay đang chờ ngày xét xử để chuộc lỗi của bản thân trước cân công lý. Với những Teen này thì việc gì cũng dám làm, từ những công việc đơn giản là trộm cắp, móc túi hay thậm chí có thể cướp giật, bán hàng phi pháp và giết người là điểm dừng cuối cùng của bất kỳ Teen nào chọn con đường phi lý, chông gai này.
Nhưng lạ lẫm thay, vẫn có rất nhiều trường hợp mà những Teen này không muốn làm, nhưng vẫn phải làm dù không ai bắt buộc, mà chỉ là dòng đời đưa đẩy. T 17 tuổi, sống lang thang, lang bạc ở khắp các nẻo đường trên TP. T cũng có cái làn da rám nắng đặc trưng ấy, và một thân hình chắc khỏe, to cao nhưng rất hiền. T bắt đầu cuộc sống nay đây mai đó và cơm bụi làm đồng hành từ năm 11 tuổi do bố và mẹ đều bị tại nạn chìm xuồng và qua đời.
Tâm sự về cảnh nghiệt ngã lúc mới bắt đầu cuộc sống làm nghề đánh giày da mà T rươm rướm. Mỗi ngày kiếm độ tầm từ mười đến hai mươi nghìn là cao, mà cứ kiếm được bao nhiêu là phải giao hết cho một đàn anh trong nhóm hết 2/3, tiền cơm không đủ no, nước cũng không đủ đã khát.
Có một ngày bạn bị đàn anh ép đi giao hàng trắng, họ hứa rằng chỉ bắt đi một lần. T nhất định không đi nên bị một nắm đấm, và xơi thêm nhiều đòn. Đến như sắp chết, T đành phải “liều” một lần. Sau lần ấy T bị bắt và bị vào trại cải tạo. Khi được thả, T quyết định tiếp tục cái nghề đánh giày của mình cho đến tận bây giờ. Mặc dù chỉ đủ ăn nhưng còn hơn là phải nom nóp lo sợ mỗi ngày.
Mặc cảm từ xã hội.
Dù đã quá quen với cuộc sống này và cái tên xã hội gọi là “trẻ bụi đời”, Nhưng không ai lại không mặc cảm bản thân của mình khi đứng trước “tấm gương mang tên xã hội”. Chẳng ai dám vỗ ngực xưng danh mình là “đứa không nhà”, không ai hãnh diện vì điều đó cả. Chính vì vậy mà khi nghe đến việc vào trại trẻ mồ côi nhiều Teen cứ tưởng đó không khác gì trại giam cầm, mà cứ trốn tránh những ai làm công tác xã hội.
Cuộc sống chật vật với rất nhiều công việc cực nhọc mà Teen Việt phải cố gắng bương chải kiếm sống thật quá khó khăn. Hằng ngày số Teen bụi đời lại càng nhiều hơn, ở khắp nơi trong thành phố. Cho đến bao giờ thì Teen Việt của chúng ta mới không còn ai là người không nhà, không còn ai là người lang thang?
Theo nguồn PLXH