Cận cảnh công nghệ tráng phủ Nano cho điện thoại tại Việt Nam
Trong thời gian gần đây đã xuất hiện một phương thức mới để bảo vệ màn hình cũng như các bề mặt bóng của điện thoại, máy tính bảng, laptop thay vì cách dán nilon truyền thống, đó là sử dụng lớp phủ Nano. GenK đã liên lạc với cửa hàng cung cấp dịch vụ này tại phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội để tìm hiểu về công nghệ trên.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên liệu dùng để tạo nên lớp phủ này: Đó là một loại hoá chất đặc biệt ứng dụng công nghệ Nano, có pha thêm một chút Polime. Được biết hợp chất Nano kể trên có tác dụng tạo ra một lớp màng mỏng phía trên để bảo vệ thiết bị, lớp màng này như một lớp đệm siêu trơn nhằm triệt tiêu các tác dụng của lực ma sát khi va chạm hay tiếp xúc với vật khác. Còn thành phần phụ Polime chỉ có tác dụng duy nhất là tạo độ bóng.
Hai loại dung dịch hoá chất dùng trong phủ Nano, một của Singapore và một của Đức.
Cụ thể hơn, lớp phủ được tạo bởi dung dịch Nano trên là một loạt các hạt có kích thước vô cùng nhỏ nằm phía trên thiết bị, khi có vật tác động vào, chúng sẽ trượt trên các hạt này và không gây ảnh hưởng tới chủ thể được bảo vệ. Về lý thuyết, tất cả những tác động của việc dùng máy thường ngày như nhét vào túi, dùng tay chạm vào, miết qua lại, đặt trên mặt bàn… đều không thể để lại các vết xước. Tuy nhiên những hành động cố tình phá hoại như rạch hay chọc hoặc làm rơi máy xuống vật có bề mặt nhọn thì trầy là điều không thể tránh khỏi.
Các công đoạn thực hiện tráng phủ:
Bước một: Lau sạch màn hình.
Bước 2: Sấy qua cho hết ẩm.
Bước 3: Đổ dung dịch hoá chất lên trên.
Cận cảnh 2 giọt hoá chất trên màn hình.
Video đang HOT
Bước 4: Thoa đều cho dung dịch trải khắp mặt màn hình.
Bước 5: Sấy khô dung dịch.
Bước 6: Lau lại màn hình.
Sau 2 lần thực hiện mất khoảng 15 phút, việc tráng phủ Nano đã thành công, giờ đây bạn có thể kiểm chứng:
Di thử bằng chìa khoá xe máy: trơn tuột, không để lại vết xước.
Nhỏ nước vào vẫn không vấn đề.
Lớp phủ này hoàn toàn trong suốt, khi hoàn tất quá trình bạn sẽ hầu như không nhận ra khác biệt ngoại trừ việc máy bóng bẩy hơn một chút. Theo thử nghiệm trên chiếc điện thoại tôi đem theo, màn hình hoàn toàn trong suốt sau khi tráng phủ, nhìn dưới ánh đèn thì thấy bóng hơn và đặc biệt là cảm giác rất mịn màng khi chạm vào, cảm ứng mượt nguyên như cũ, đôi lúc còn thấy trơn tru hơn. Cần lưu ý rằng máy vẫn dễ bám vân tay như thường, tuy nhiên lau đi rất đơn giản, không khó khăn như trước. Thậm chí bạn có thể lau ngay vào áo mà không cần lo lắng gì về xướt xát. Ngoài ra, lớp phủ Nano này còn có khả năng chống thấm nước.
Sau khi tráng phủ, màn hình vẫn long lanh như ban đầu.
Tuy nhiên vẫn dễ bám vân tay.
Được biết, thời gian tồn tại của lớp phủ Nano sẽ phụ thuộc vào tần suất người dùng chạm vào bề mặt máy, trung bình là sau khoảng 4 tháng sẽ hết, hiện tượng bong tróc hoàn toàn không thể xảy ra. Nếu muốn bỏ lớp phủ này ngay lập tức, người cung cấp dịch vụ có một loại hợp chất đặc biệt để tẩy đi, do một vài nguyên nhân, thành phần của hợp chất này không được tiết lộ.
Hiện nay dịch vụ tráng phủ Nano có giá là 199 ngàn đồng, áp dụng cho tất cả các loại điện thoại, máy tính bảng và laptop.
Một số ưu nhược điểm của phương pháp tráng phủ Nano (so sánh với lớp dán màn hình truyền thống)
Ưu điểm:
- Không ảnh hưởng tới chất lượng hiển thị của màn hình.
- Có tính thẩm mỹ cao.
- Có khả năng chống nước.
Nhược điểm:
- Vẫn có thể gây xước màn hình trong một vài trường hợp tai nạn hi hữu.
- Thời gian thực hiện khá lâu (10-15 phút).
- Giá thành cao (199k cho một lần phủ)
Theo Genk
Nữ thủ khoa đam mê công nghệ nano
"Công nghệ nano như một mảnh đất màu mỡ đầy bí ẩn mà em muốn tìm hiểu và khai phá, nó mang nhiều thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội thành đạt lớn cho những người có đam mê" - chia sẻ của Phạm Thái Hà, thủ khoa tốt nghiệp của Trường ĐH Công nghệ-ĐHQGHN.
Với điểm học tập toàn khóa: 3.70/4.00, Thái Hà được xếp loại rèn luyện toàn khóa mức Xuất sắc. Cô bạn cũng được giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội trao bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện khóa học 2008 - 2012.
Phạm Thái Hà, thủ khoa tốt nghiệp của Trường ĐH Công nghệ-ĐHQGHN năm 2012.
Là một trong những gương mặt thủ khoa tiêu biểu được thành đoàn Hà Nội tuyên dương năm 2012, Thái Hà gây ấn tượng bởi lối nói chuyện thông minh và dí dỏm. Lựa chọn cho mình ngành học "khó nhằn" mà con gái ít khi theo đuổi nhưng với cô bạn nghị lực và cá tính này thì đó là cả một sự đam mê từ khi còn rất nhỏ. Không giống với bạn bè cùng trang lứa, Thái Hà sớm thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với việc tìm hiểu sự vận hành của máy móc và mọi hiện tượng xunh quanh cuộc sống. Cũng chính sở thích đặc biệt này đã nuôi giấc mơ được học và tìm hiểu về công nghệ nano của Hà.
Nói chuyện về ngành học, cô thủ khoa tâm sự: "Ban đầu khi em bắt đầu lựa chọn thi và học ngành này, bố mẹ em cũng rất lo lắng bởi sợ con gái vất vả và nó dường như phù hợp với con trai hơn. Tuy nhiên do em thích và có một sự thật đó là công việc ở ngành Vật lý kỹ thuật không hề nặng nhọc bởi các thiết bị máy móc, quy trình chế tạo đã được tự động hoá. Hơn nữa, em được biết rằng các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu rất cần những kỹ sư, nhà khoa học nữ vì bên cạnh chuyên môn cao, phụ nữ có những tố chất "thiên phú" riêng như sự tinh tế, khéo léo và sáng tạo. Điều này rất quan trọng đối với một thành công của một tổ chức khoa học. Vì những lí do đó nên em quyết tâm theo đuổi sở thích của mình".
Hà kể lại hồi em học cấp 3, có một mẩu chuyện trên báo khiến em thực sự thích thú với ngành Công nghệ nano đó là câu hỏi "Tại sao thạch sùng lại bám dính và di chuyển được trên tường?". Và lí do đó là vì bàn chân thạch sùng có hàng triệu lông tơ cực nhỏ cỡ nanomet, liên kết với tường bởi lực Van der Walls. Nếu như công nghệ nano phát triển, con người có thể chế tạo quần áo mô phỏng theo thạch sùng, mỗi chúng ta có thể trở thành người nhện leo trên các tòa cao ốc. Tìm hiểu thêm về ngành qua sách báo, em quyết định thi vào Khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ nano của Trường ĐH Công nghệ - một trong số không nhiều cơ sở đào tạo chuyên về Công nghệ nano có chất lượng cao tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Thái Hà cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của sinh viên Vật lý kỹ thuật là các môn học chuyên ngành, đặc biệt là chuyên ngành Công nghệ nano. Các môn học này sinh viên cần thực hành nhiều để có thể hiểu thấu đáo lý thuyết. Hơn nữa, giáo trình tiếng Việt của chuyên ngành Công nghệ nano khá hiếm, đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi nghiên cứu thêm trong tài liệu nước ngoài. Tình hình nghiên cứu Công nghệ nano trên thế giới rất sôi động, nên sinh viên cũng chịu áp lực thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua các bài báo và hội nghị khoa học. Để học tốt các môn chuyên ngành cần phải đầu tư rất nhiều thời gian tâm sức.
Kinh nghiệm học của Hà là chăm chú trọng việc nghe giảng, nghe giảng và ghi chép đúng cách để tiết kiệm thời gian và công sức học ở nhà. Em thường đọc trước tài liệu cũng như sách tham khảo trước mỗi buổi học, đánh dấu những vấn đề quan trọng và khó hiểu, nhờ vậy bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn đồng thời thấy bài giảng hay và dễ hiểu hơn. Nếu cảm thấy kiến thức khô khan, cô bạn thường dùng hình vẽ, màu sắc, âm nhạc hay bất cứ cách gì để làm nó trở nên vui nhộn.
Bên cạnh đó, em cũng cố gắng sắp xếp thời gian tham gia các hội thảo về công nghệ nano tổ chức ở Hà Nội, hội thảo là những nguồn thông tin và kiến thức quý báu và tham gia nghiên cứu khoa học tại Phòng thí nghiệm Công nghệ micro và nano của Trường ĐH Công nghệ từ cuối năm thứ hai.
Chia sẻ về những dự định sắp tới, Hà cho biết: "Em muốn trở thành nhà khoa học giỏi nên đã tham gia vào nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Công nghệ micro và nano và chương trình cao học ở Trường ĐH Công nghệ. Trong thời gian học tập và nghiên cứu ở trường, em cũng sẽ tìm kiếm học bổng du học để nâng cao kiến thức trong ngành học mà em đam mê".
Phạm Oanh
Theo dân trí
Bảo vệ sức khoẻ với máy lọc nước công nghệ nano Một sản phẩm rất hữu ích cho gia đình bạn! Máy lọc nước công nghệ nano đang được ưa chuộng trên toàn thế giới. Sản phẩm đã được nhập vào Việt Nam từ 2011 hiện đang được Công ty TNHH Công nghệ Trí Hưng bán rộng rãi trên toàn quốc và dần thay thế máy lọc nước công nghệ RO. Các sản phẩm...