Cận cảnh con tàu cổ 700 năm tuổi bị đắm ở Quảng Ngãi
Theo các chuyên gia khảo cổ, tàu cổ đắm ở Bình Châu có chiều dài 21 m, phần đáy chỗ rộng nhất 5,6 m, gồm 12 khoang, 3 tầng. Dù bị cháy, đắm chìm, vùi lấp dưới biển suốt 700 năm qua nhưng hiện trạng vỏ tàu cổ còn tốt, chiều cao vỏ tàu vẫn còn khoảng 1/3. Trong đó, hệ thống bánh lái và long cốt tàu cổ còn tương đối nguyên vẹn.
Sáng 30.6, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (doanh nghiệp thực hiện khai quật) tổ chức cho các đại biểu trong và ngoài tỉnh tham quan, chứng kiến vỏ con tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn cùng một số cổ vật đã khai quật được.
Tiến sĩ (TS) Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á (Hội Khoa học nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam) cho rằng cấu trúc tàu cổ đắm ở Bình Châu có nhiều đặc điểm nổi bật, không giống với 12 con tàu cổ mà các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về tàu đắm ở châu Á.
Đó là kỹ thuật làm vách ngăn thuyền cổ rất đặc biệt và chắc chắn với cả một phiến gỗ lớn, đường kính khoảng 1 m, tất cả hệ thống ván ốp thuyền bằng gỗ thông dày từ 6 – 8 cm. Đây còn là tàu cổ có loại gỗ tốt nhất, kể cả khối lượng và chất lượng so với 12 tàu cổ đã khai quật được ở châu Á.
Cũng theo TS Việt, từ trước đến nay, hầu hết các tàu cổ đắm đều nằm khá sâu dưới biển hàng chục mét nên các nhà khảo cổ chỉ quan sát hình ảnh cổ vật và vỏ tàu cổ đắm qua hệ thống camera. Riêng con tàu cổ đắm ở Bình Châu do vị trí nằm gần bờ nên việc dùng hệ thống đê vây chắn sóng, “tát” nước biển để khai quật, trục vớt cổ vật như trên cạn là điều kiện lý tưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu sâu vỏ tàu cổ.
“Tôi nghiên cứu tàu thuyền cổ hơn 30 năm nhưng chưa bao giờ được sờ vào vỏ tàu cổ như thế này, chưa nhìn thấy bánh lái tàu bao giờ. Vì thế, đây là cơ hội cho giới nghiên cứu lịch sử tàu thuyền, lịch sử thương mại ở Việt Nam và thế giới”, TS Việt nói.
Số cổ vật khai quật được từ bên trong con tàu đắm ở Bình Châu là 268 thùng cổ vật, trong đó hơn 175 thùng cổ vật bị vỡ… cùng vài chục loại tiền đồng.
Các loại cổ vật khai quật được rất phong phú như: bát, chum, vại, bình vôi, đĩa men ngọc màu xanh, men nâu… được làm hết sức tinh xảo với hoa văn họa tiết trang trí trên hiện vật là hình 2 con cá (song ngư), hoa sen, hoa ngọc lan…
Ngoài ra còn có một số hiện vật độc bản có giá trị như đĩa có đường kính 36 cm hoa văn hình con rồng, quả cân có khắc 6 chữ Trung Quốc.
Long cốt tàu cổ và hệ thống bánh lái còn tương đối nguyên vẹn
Video đang HOT
Kỹ thuật làm vách ngăn thuyền cổ rất đặc biệt, chắc chắn
Đây là dịp hiếm có để các nhà khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu sâu về vỏ tàu cổ
Khối gốm sứ bị cháy chứng tỏ tàu cổ đắm bị hỏa hoạn trước đó
Các đại biểu tham quan vỏ tàu cổ và chiêm ngưỡng cổ vật
Cổ vật khai thác bên trong con tàu đắm ở Bình Châu được làm hết sức tinh xảo
Theo vietbao
Ảnh tuần qua: Cháy, cháy và... cháy!
Chiều 3/6, cháy kinh hoàng suốt hơn 4 tiếng tại cây xăng. Sáng 5/6 cháy rụi gần 40 xe máy tại khu tập thể Bộ GD-ĐT. Sáng 7/6 cháy lớn tại khu vui chơi thiếu nhi... Một tuần lễ ám ảnh với "bà hỏa" khi các vụ cháy liên tiếp xảy ra.
1. Nổ lớn, cháy kinh hoàng tại cây xăng gần viện 108 - Hà Nội
Vào lúc hơn 13h chiều 3/6, sau một tiếng nổ lớn, chiếc xe téc chở 22.000 lít xăng đang đỗ tại cây xăng 2B Trần Hưng bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa hoành hành suốt hơn 4 giờ đồng hồ, đe dọa sự an toàn của Bệnh viện 108 nằm đối diện, cây xăng và rất nhiều nhà dân xung quanh. (Ảnh: Quang Phong)
9 chiến sĩ bị thương trong quá trình tham gia chữa cháy. Nguyên nhân được cho rằng do xăng trong xe bồn bị rò rỉ, tràn bắt vào mồi lửa (bếp than) ở quán phở bên cạnh cây xăng. Ngay sau đó Bộ Công thương cũng khẳng định cây xăng 2B Trần Hưng Đạo không được cấp phép kinh doanh. Sau vụ cháy, dư luận bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của những cây xăng nội đô. UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Công an kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. (Ảnh: Tiến Nguyên)
2. Bé trai chết thảm trong vụ nổ bình hơi
Một vụ nổ kinh hoàng, rung chuyển cả khu dân cư, đã xảy ra vào sáng ngày 4/6 tại một tiệm bơm vá xe ô tô nằm trên đường dẫn vào đường cao tốc TPHCM - Trung Lương (TPHCM). Sức công phá khủng khiếp từ vụ nổ đã khiến một cháu bé 13 tuổi tử vong, thi thể không còn nguyên vẹn. Trong ảnh là một mảnh vỡ của bình hơi văng xa hàng trăm mét (Ảnh: Trung Kiên)
3. Khai quật tàu đắm 500 năm tuổi chứa nhiều cổ vật
Sáng 4/6, con tàu cổ vật bị đắm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chính thức được khai quật. Quá trình khai quật dự tính sẽ diễn ra trong hơn 20 ngày. Ngay ngày đầu tiên, một lượng lớn cổ vật đã được đưa lên mặt biển, trong đó một số còn nguyên vẹn. Trong ảnh, một bình cổ vật còn nguyên vẹn đang được xối rửa trước khi đưa lên bờ (Ảnh: Hồng Long)
Điểm khai quật được quây kín và bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên rất nhiều ngư dân do tò mò cũng như "sốt ruột" về giá trị của cổ vật, đã kéo nhau ra biển, tìm cách thâm nhập vào hiện trường khai quật khiến lực lượng chức năng khá vất vả để bảo vệ vùng khai quật. (Ảnh: Hồng Long)
4. Gần 40 xe máy cháy rụi tại nhà xe khu tập thể Bộ Giáo dục & Đào tạo (Hà Nội)
Vụ cháy xảy ra vào rạng sáng 5/6, khi mọi người đang say ngủ, nên không được phát hiện kịp thời. Nửa giờ sau, khi lửa được dập tắt, khoảng 40 chiếc xe máy đã bị thiêu rụi, trong đó có nhiều xe đắt tiền như SH, Vespa... (Ảnh: Anh Thế)
5. Mẹ ôm con lao qua "biển lửa"
Một vụ cháy xảy ra tại số nhà 83/8 đường HT45, phường Hiệp Thành (quận 12, TPHCM) vào sáng 5/6, lửa bùng lên từ chiếc ô tô đậu ngoài sân, bịt kín lối thoát duy nhất của ngôi nhà. Trong thời khắc sống còn, người mẹ trẻ là chị Phạm Thị Hồng Thắm (27 tuổi) đã ôm đứa con nhỏ 10 tháng tuổi lao qua biển lửa. Hai mẹ con thoát chết song đều bị bỏng. Bố chị Thắm là ông Tùng mắc kẹt trên tầng 2 cũng được lính cứu hỏa giải cứu trong tình trạng bị bỏng nặng. (Ảnh: Trung Kiên)
6. Thuận phương án cầu vượt lệch cho nút giao thông qua Đàn Xã Tắc
Ngày 5/6, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các nhà khoa học về nút giao thông Ô Chợ Dừa - nút giao được cho là quan trọng và phức tạp nhất Hà Nội. Nhiều phương án được đưa ra, trong đó phương án 4 (cầu vượt chạy dọc theo đường Xã Đàn, lệch về phía Nam và bổ sung cầu nhánh đi một chiều từ Khâm Thiên lên) được đánh giá là tối ưu trong việc giải quyết ùn tắc giao thông và bảo vệ di tích Đàn Xã Tắc. (Ảnh: Phương Thảo)
7. Cháy lớn tại khu vui chơi đối diện sân bóng Mỹ Đình - Hà Nội
Sáng ngày 7/6, một ngọn lửa lớn bất ngờ bùng phát ở khu vui chơi rộng hàng nghìn mét vuông đối diện sân bóng đá Mỹ Đình, thiêu rụi nhiều đồ chơi dành cho trẻ em. Lửa nhanh chóng được khống chế nhưng khói đen bốc lên nghi ngút cả một vùng, đúng giờ cao điểm sáng, khiến hàng trăm người hoảng loạn. (Ảnh: Lao động)
8. Đoàn giáo viên đi du lịch gặp nạn
Sáng 7/6, môt vụ tai nạn cực kỳ nghiêm trọng đã xảy ra trên đường đèo Khánh Lê - Đà Lạt, thuộc địa phận xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Chiếc xe chở hơn 30 người là các giáo viên trường tiểu học Hòa Phước 2 và người thân ở Đà Nẵng đi du lịch tại Khánh Hòa đã đâm vào vách núi. 7 người tử vong, gân 20 người bị thương. (Ảnh: Văn Kỳ)
Sau khi tai nạn tang thương xảy ra, một nữ giáo viên trong trường Hòa Phước 2 nghẹn ngào cho biết, để có được chuyến đi này, các thầy cô trong trường đã phải gom góp trong suốt 3 năm. Mỗi tháng một giáo viên trích lại 100.000 đồng tiền lương. Không ngờ chuyến đi được mong chờ ấy lại là chuyến đi định mệnh khiến nhiều người không thể trở về. Bức ảnh ghi lại hình ảnh người chồng của một nạn nhân khóc ngất trước sự ra đi đột ngột của vợ. Cô con gái nhỏ không hiểu sao bố khóc, vội sà vào lòng bố. (Ảnh: Khánh Hồng).
Theo Dantri
Ngư dân hiếu kỳ kéo nhau ra "nhòm" cổ vật Khi hàng ngàn cổ vật lộ dần trên mặt cát biển cũng là lúc nhiều ngư dân thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) dùng thuyên thúng ra đu sát thành cừ đê vây, theo dõi diễn biến khai quật bên trong và "nhòm" cô vât. Vừa nhoài đầu vào bên trong, ngư dân Quang thốt lên: "Thật tuyệt vời,...