Cận cảnh con sứa kỳ lạ có màu đỏ tươi như máu
Các nhà khoa học phát hiện con sứa trông giống chiếc đĩa kỳ dị màu đỏ tươi, sống ở vùng biển sâu ngoài khơi Vịnh Monterey, California, Mỹ.
Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey lần đầu công bố hình ảnh cận cảnh con sứa kỳ lạ sống ở vùng nước sâu không có ánh nắng mặt trời ở Vịnh Monterey, California, Mỹ.
Lần đầu ghi hình cận ảnh con sứa đỏ như máu
Con sứa có đường kính khoảng 13cm, rất nhiều xúc tu, ước tính có từ 26 đến 39 cái. Theo các chuyên gia, đây là loài sứa thuộc giống Atolla. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã mô tả về một loài Atolla có kích thước rất lớn.
Họ đặt tên cho loài sứa mới là Atolla reynoldsi để vinh danh tình nguyện viên đầu tiên tại Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey, ghi nhận 4,3 triệu giờ làm việc mà ông ấy cùng với những người khác đã đóng góp cho thủy cung trong suốt 38 năm qua.
Video đang HOT
Giống với 10 loài khác thuộc giống Atolla, con sứa có một chiếc chuông nhỏ, đường rãnh sâu chạy quanh chuông, ngăn cách chuông hình vòm với rìa rộng chứa nhiều vòng tròn và tua rua. Nhìn các cạnh của chuông giống như cái đầu có mái vòm đội chiếc vương miện màu đỏ.
Con sứa sử dụng phần phụ mở rộng để bắt con mồi, thường là động vật giác xác và các sinh vật nhỏ khác. Chúng thường sinh sống ở vùng nước sâu không có ánh mặt trời, từ 1.000 đến 4.000 mét.
Tuy nhiên, không giống như tất cả các loài sứa vương miện khác, Atolla reynoldsi thiếu xúc tu đơn, dài và mỏng chạy dọc phía sau cơ thể, thường có đường kính gấp 6 lần đường kính của chuông.
Vì loài sứa này sống trong môi trường ít ánh sáng nên rất khó để các nhà nghiên cứu phát hiện ra.
George Matsumoto, chuyên gia nghiên cứu đại dương, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Những con sứa mới phát hiện là rất hiếm và đáng chú ý. Phát hiện khẳng định rằng còn rất nhiều điều bí ẩn dưới đại dương mà con người chưa khám phá hết. Cứ mỗi lần lặn xuống biển sâu ngoài khơi bờ biển Vịnh Monterey, chúng tôi lại học được điều gì đó mới mẻ”.
Trước đó, bằng việc sử dụng tàu ngầm điều khiển từ xa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra sứa ma với cánh tay miệng dài hơn 10 mét và phần thân hình chuông rộng hơn một mét, sống ở vùng biển sâu. Đây là loài sứa thuộc hàng lớn nhất hành tinh, xuất hiện ở những vùng biển sâu nhất ở tất cả đại dương trên thế giới trừ Bắc Cực.
Bằng chứng gây bất ngờ về khả năng giao tiếp của loài nấm
Các nhà khoa học tìm thấy nhiều đặc điểm tương đồng với giọng nói của con người khi phân tích các tín hiệu xung điện phát ra từ nấm.
Vốn được coi là loài sống khép kín, ẩn mình trong lớp đất mục, cây gỗ, nhưng gần đây nghiên cứu mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng khả năng giao tiếp của nấm thực sự đáng kinh ngạc.
Bằng chứng gây bất ngờ về khả năng giao tiếp của loài nấm
Andrew Adamatzky, Đại học Tây Anh, người đứng đầu nghiên cứu tiết lộ rằng nấm có thể nói chuyện với nhau và nhận ra khoảng 50 từ.
Các nhà nghiên cứu theo dõi, phân tích hoạt động của 4 loài nấm cho thấy xung điện chúng phát ra có cấu trúc giống với giọng nói của con người, vốn từ vựng lên tới hàng chục từ.
Đó là những xung động dọc theo các cấu trúc sợi nhỏ hay còn gọi là sợi nấm, tương tự như cách tế bào thần kinh người truyền tải thông tin lẫn nhau.
Để nghiên cứu, các nhà khoa học cài điện cực cực nhỏ vào bề mặt nơi các loại nấm phát hiện để phân tích sản lượng điện của từng loài.
Ví dụ với loại nấm ăn gỗ, khi nấm tiếp xúc với gỗ lạ, các xung động tăng lên cho thấy nó đang cố gắng đưa ra thông báo với các loài nấm khác, chia sẻ thông tin về thức ăn hoặc những tổn thương.
"Chúng tôi chưa chắc chắn liệu có mỗi liên hệ trực tiếp giữa những dạng thức xung động đó với ngôn ngữ của con người hay không nhưng có nhiều nét tương đồng về xử lý thông tin. Điều này khiến tôi rất tò mò", Adamatzky nói.
Giáo sư Adamatzky cho biết quy mô từ vựng của các loại nấm lên đến 50 từ, nhưng từ vựng cốt lõi sử dụng thường xuyên nhất không vượt quá 15 đến 20 từ. Độ dài trung bình của mỗi từ là 5,97 chữ cái, trong khi đó trung bình từ tiếng anh là 4,8 chữ cái. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy nấm có trí óc và ý thức.
Mặc dù có ngôn ngữ riêng khi giao tiếp nhưng theo Adamatzky nấm vẫn còn lựa chọn khác đó là không nói gì.
Theo ông Adamtzky, nguyên nhân của những đợt sóng xung điện là duy trì sự gắn kết, hoặc để thông báo về việc phát hiện nguồn thu hút hoặc khó chịu đến các phần khác của sợi nấm. Hiện tại, các nhà khoa học đang muốn thu thập thêm bằng chứng trước khi thừa nhận đó là một dạng ngôn ngữ.
Tận dụng nước tiểu phi hành gia cùng năng lượng mặt trời tạo nhiên liệu trên sao Hoả Các kỹ sư đang nghiên cứu một hệ thống chuyển đổi nước tiểu của phi hành gia thành nhiên liệu trên sao Hỏa bằng cách tận dụng năng lượng mặt trời. Nghe giống như cốt truyện trong bộ phim viễn tưởng nhưng nếu con người sinh sống trên sao Hỏa thì điều này có nghĩa là phải sử dụng tối đa tất cả...