Cận cảnh cồn Dã Viên trên sông Hương sắp thành vườn Ngự uyển ở Huế
Cồn Dã Viên được ví là yếu tố phong thuỷ quan trọng bậc nhất của Kinh thành Huế xưa vừa được chính quyền địa phương quy hoạch để trở thành vườn Ngự uyển.
Nhắc đến sông Hương của xứ Huế người ta cũng thường nhớ tới 2 cồn cát nhô lên trên dòng sông thơ mộng này. Nếu cồn Hến được ví là “tả thanh long” thì cồn Dã Viên được gọi “hữu bạch hổ” để tạo thành yếu tố phong thuỷ quan trọng của Kinh thành Huế xưa.
Trong quá khứ cồn Dã Viên từng bị nhăm nhe biến thành khu resort nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt của giới nghiên cứu và báo chí, dư luận nên không thành hiện thực. Tháng 1/2021, cồn Dã Viên được phê duyệt vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư xã hội hóa, nhưng “không chấp nhận đầu tư lưu trú”.
Cuối tháng 5/2021, UBND TP Huế cho công bố phương án quy hoạch, đầu tư tại cồn Dã Viên, với nhiều hạng mục, chức năng phục vụ du lịch, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên. Theo đó, cồn Dã Viên sẽ là công viên Thiên niên kỷ – khu văn hóa đa chức năng, với quy mô 10,5 hecta. Tại đây sẽ tái lập một khu “vườn Ngự” tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách, người dân.
Video đang HOT
Khu vườn Ngự này nằm ở phía tây cồn Dã Viên, với kiến trúc cảnh quan được bố trí kiểu bậc thang, đăng đối như thường được sử dụng trong các lăng tẩm thời xưa và trong Đại nội Huế.
Tại khu vườn Ngự sẽ có các loại cây xanh tầm cao đặc trưng cảnh quan vườn Huế như ngô đồng, sưa, long não, nhạc ngựa… Bên cạnh đó sẽ có các cây bụi phù hợp vùng ngập nước như thạch xương bồ, thủy trúc, mai chỉ thiên, hoa lài ta, tre, trúc… ở khu vực sát bờ sông.
Hệ thống đường đi bộ, cảnh quan đang được xây dựng, cải tạo mang lại diện mạo mới cho cồn Dã Viên.
Trong một tương lai không xa nữa, tại Dã Viên sẽ hình thành hệ thống đường, cầu đi bộ kết nối với cồn từ phía đường Bùi Thị Xuân, bãi cỏ, rừng cây nhiệt đới, quảng trường, đường dạo trên cao, các điểm ngắm cảnh ven sông, vườn…
Trước mắt, chính quyền thành phố Huế cho triển khai chỉnh trang phần công viên cây xanh ở khu vực gần cầu Dã Viên. Trong hình là những nữ công nhân vẫn đang miệt mài trồng cây, cỏ để sớm mang lại diện mạo mới cho “hữu bạch hổ” trên sông Hương.
Theo các tài liệu văn hóa lịch sử, cồn Dã Viên có chiều dài khoảng 850m, nơi rộng nhất khoảng 185m, chếch về phía tây nam Kinh thành Huế. Khi xây dựng Kinh thành Huế, cồn Hến được chọn làm yếu tố phong thủy “tả thanh long”, cồn Dã Viên là “hữu bạch hổ”.
Danh xưng Dã Viên xuất hiện vào thời Tự Đức (1848-1883). Theo tấm bia đá còn hiện hữu ở trên cồn Dã Viên thì khu vườn được thiết lập vào tháng 5 năm Tự Đức 21 (tháng 7/1868).
Bài “Dữ Dã Viên ký” của vua Tự Đức viết khi hoàn thành việc xây dựng khu vườn Ngự tại đây (Quốc Sử quán triều Nguyễn khắc in trong bộ Ngự chế văn thi tập vào năm Tự Đức 29 – 1876, được ngự chế trong khoảng thời gian 1868-1876) đã miêu tả khá đầy đủ các nội dung liên quan đến vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, thiên nhiên, cuộc sống của người dân trước và sau khi được di dời, giải toả để lấy đất xây dựng Dữ Dã Viên cũng như khảo tả các công trình kiến trúc, các sinh hoạt, vui thú, nghỉ ngơi của nhà vua ở khu vườn Ngự uyển này.
Ngày nay, cồn Dã Viên là một vùng cây xanh cùng với sự tồn tại của Nhà máy nước Dã Viên (tháp nước xây dựng từ năm 1953) và có một số nhà dân. Bắc qua cồn Dã Viên và sông Hương hiện có hai cây cầu đường bộ và đường sắt mang tên Dã Viên và Bạch Hổ.
Ba người chết do mưa lũ
Từ ngày 12/11 đến nay, Thừa Thiên Huế ghi nhận 3 người chết, 4 người bị thương, hàng nghìn căn nhà bị ngập do mưa lũ.
Khoảng 7h ngày 13/11, ông Trần Quang Cường, 47 tuổi, ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, dùng xe công nông chở anh trai Trần Quang Hùng và cháu trai Trần Quang Trung đi trên đường liên thôn Mỹ Xá - Phước Thanh.
Em Trần Thị Ngọc Huyền, 19 tuổi, sinh viên năm 2 khoa Du lịch, Đại học Huế, ở cùng xã xin lên xe để qua dòng nước lũ lên thành phố Huế học.
Nhiều người dân vùng lũ đi xe công nông, qua các tuyến đường ngập sâu. Ảnh: Võ Thạnh.
Khi đến đoạn đường liên thôn Mỹ Xá - Phước Thanh, xã Quảng An, xe công nông sụt hố, lật xuống ruộng. Em Huyền bị hai xe máy trên xe công nông rơi xuống, đè lên tử vong tại chỗ. Nghe tiếng kêu cứu, lực lượng cứu hộ xã Quảng An đang tuần tra đã cứu được ông Hùng, ông Cường và anh Trung.
Một ngày trước, anh Hoàng Văn Quý, 40 tuổi, ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, dùng ghe chở cháu Hoàng Thanh Bình, 11 tuổi, vượt dòng nước lũ. Khi qua Đồng Rú, xã Phong Sơn, thuyền bị lật. Đến tối cùng ngày, thi thể anh Quý và cháu Bình được tìm thấy.
Người dân di chuyển bằng thuyền trong mưa lũ. Ảnh: Võ Thạnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh và hoàn lưu bão số 12 - Etau, ba ngày qua, Thừa Thiên Huế mưa từ 300 đến 390 mm. Ba hồ thủy điện lớn nhất tỉnh là Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền đã điều tiết lũ về hạ du để đón bão Vamco.
Mưa lớn cộng với nước lũ đổ về nhanh khiến vùng hạ du sông Bồ, sông Hương ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang, TP Huế ngập sâu.
Thủ tướng quyết định xuất cấp gạo cứu đói người dân 4 tỉnh miền Trung Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình (1.000 tấn), (Quảng Trị) 1.000 tấn, Thừa Thiên Huế (1.000 tấn), Quảng Nam (1.000 tấn) để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Nhà dân ở...