Cận cảnh chiếc Mclaren Senna tốn đến 1.000 giờ làm việc để hoàn thành
Mỗi chiếc siêu xe đều được sản xuất thủ công, tuy nhiên, chiếc Mclaren Senna trở nên đặc biệt hơn khi tốn đến hơn 1.000 giờ để hoàn thành.
Việc lên cấu hình xe luôn là một công đoạn thú vị khi đặt mua bất cứ chiếc siêu xe nào từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, nó sẽ thú vị hơn khi chiếc xe của bạn là một trong những chiếc có cấu hình cao nhất, đắt nhất của dòng xe đó. Và khi nhận được chìa khóa, bạn sẽ biết được chiếc xe của mình đẹp đến mức nào, điều đó đúng với chiếc Mclaren Senna trong bài viết này.
Với ngoại hình được làm hoàn toàn bằng sợi carbon màu xanh lá, chiếc Mclaren Senna này tốn đến 1.000 giờ làm việc của những người thợ thủ công tại Mclaren Technology Center để hoàn thành nó.
Không chỉ là lớp vỏ bên ngoài bằng carbon thông thường, lớp vỏ của chiếc Senna này được làm hoàn toàn bằng sợi carbon nhuộm màu xanh. Chất liệu này tiêu tốn hàng trăm giờ làm việc để khiến những đường vân carbon trở nên đồng nhất ở khắp thân xe, tạo nên sự liền mạch của cả chiếc xe.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một vài chi tiết như phần logo ở mũi xe, những chi tiết màu vàng ở hốc gió trước, viền cản cùng logo “Senna” ở cánh gió sau tốn thêm của hãng đến 250 giờ làm việc.
Giống với bên ngoài, nội thất của xe cũng được sử dụng nhiều sợi carbon với hai tông màu đen – xanh. Sợi carbon màu xanh được sử dụng ở ghế ngồi, nơi nó được dùng để tạo thành khung ghế trước khi được gắn các tấm đệm bọc da lộn Alcantara lên. Vô-lăng cũng được sử dụng loại vật liệu này. Trong khi đó, sợi carbon màu đen lại là phần còn lại của cả khoang lái, tức phần khung Monocoque III. Đai an toàn được thể hiện trong màu vàng.
Đa phần những chiếc Mclaren Senna lăn bánh khỏi dây chuyền đều được cá nhân hóa bởi MSO (Mclaren Special Operation), bộ phận đảm trách các dịch vụ cá nhân hóa chuyên sâu của khách hàng. Với MSO, khách hàng có thể làm gần như mọi thứ, đưa ra những đường nét độc đáo riêng của mình lên chiếc Mclaren. Không những thế, MSO còn cho phép khách hàng tự tay tạo ra màu sơn của chính mình dựa trên các màu sơn có sẵn nhưng lại mang “cái tôi” của cá nhân.
Kế thừa di sản mà huyền thoại quá cố để lại, Mclaren Senna được ra mắt với tư cách là chiếc siêu xe nhanh nhất của Mclaren, cũng như nhanh nhất trong số các siêu xe thương mại. Với thiết kế theo phong cách “thiết kế phục vụ công năng”, từng bộ phận, chi tiết bên ngoài của Senna được chăm chút nhằm tạo ra khả năng vận hành tối ưu cho xe.
Phía sau khoang lái, Mclaren Senna được trang bị khối động cơ xăng V8, tăng áp kép, dung tích 4.0 lít. Tuy nhiên, các kỹ sư Mclaren đã tinh chỉnh lại động cơ này trên Senna, giúp chiếc xe có thể sản sinh sức mạnh lên tới 789 mã lực, mô men xoắn cực đại lên tới 800 Nm.Với sức mạnh này, Mclaren Senna có khả năng tăng tốc 0 – 100 km/h trong 2,7 giây và đạt vận tốc tối đa 340 km/h. Xe sử dụng hộp số tự động, ly hợp kép 7 cấp, truyền sức mạnh đến trục bánh sau của xe.
CTV Ngọc Bách/VOV.VN
Theo Motor
Siêu xe McLaren Senna bị triệu hồi vì nguy cơ chết máy khi đang chạy
Có gần 130 chiếc Senna tại Mỹ nhận được yêu cầu triệu hồi. Nguyên nhân do nguy cơ chạm mạch điện vì đường dây điện có nguy cơ nứt do nhiệt độ từ ống tản nhiệt tỏa ra.
Chủ sở hữu của những chiếc McLaren Senna ở Mỹ nhận được thông báo về việc triệu hồi chiếc xe của mình vì sự cố liên quan đến dây điện có thể khiến cho động cơ bị ngừng hoạt động bất cứ lúc nào. Vấn đề này ảnh hưởng đến 129 chiếc Senna được giao đến tay khách hàng trước ngày 8/8/2019.
Báo cáo thu hồi của McLaren cho biết một phần của dây điện có thể tiếp xúc với một ống tản nhiệt kim loại. Điều này có thể làm mất an toàn vì nhiệt độ từ ống tản nhiệt có thể khiến cho lõi dây điện lộ ra bên ngoài, thậm chí là bị đứt.
Các vấn đề tiềm ẩn bao gồm xe tự động kích hoạt chế độ an toàn Limp Home, giới hạn mô-men xoắn, động cơ dừng hoạt động hay thậm chí là làm hỏng động cơ. Tùy thuộc vào loại dây điện nào bị đứt mà sẽ có hậu quả khác nhau.
McLaren đã làm một bài kiểm tra trên tổng cộng 61 chiếc Senna và phát hiện 15% trong số chúng có nguy cơ gây mất an toàn. Mặc dù vậy, không có bất kỳ mẫu xe nào trong mẫu bài kiểm tra thực sự bị hư hỏng do dây điện tiếp xúc với ống tản nhiệt.
Trong báo cáo thu hồi cũng cho biết hãng chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về sự cố của vấn đề này, cũng như các yêu cầu bảo hành hoặc khiếu nại của khách hàng liên quan đến lỗi động cơ.
McLaren đã phát hiện ra vấn đề này vào ngày 1/8/2019 khi vô tình phát hiện hiện các vết nứt của dây điện trên một chiếc xe của khách hàng. Ngay lập tức công ty đã bắt đầu một cuộc điều tra và thấy rằng đây là một sự cố dây chuyền từ nhà sản xuất.
Để khắc phục sự cố, các kỹ thuật viên của McLaren sẽ bố trí lại đường đi của dây điện. Hãng cũng cho biết việc sửa chữa cần khoảng 1,85 giờ để hoàn thành.
Theo Zing
Porsche 911 Carrera S 2020 "giật giải" chiếc xe được yêu thích nhất năm 2019 từ Motor Trend Mới đây, giải thưởng uy tín Motor Trend đã xướng tên chiếc Porsche 911 Carrera S 2020 với Danh hiệu Chiếc xe được yêu thích nhất năm 2019, qua đó đánh dấu lần thứ 5 một chiếc Porsche đạt giải thưởng này kể từ năm 2007. Giải thưởng cao quý của Hoa Kỳ trước đó đã "chốt" danh sách 12 mẫu xe hiệu...