Cận cảnh cây thông già nhất thế giới, 4.800 tuổi vẫn sống khỏe
Một cây thông cổ đại có tên gọi Methuselah vẫn sống khỏe mạnh trong suốt 4.800 năm ở sâu trong vùng đất khô cằn tại California, Mỹ.
Tại nơi hoang sơ bậc nhất trên đất Mỹ có một loài cây lâu đời nhất thế giới. Tuổi đời của nó lớn hơn cả tuổi của kim tự tháp Giza. Vùng núi khô cằn ở California, Mỹ, là nơi có rừng thông Bristlecone cổ đại.
Nhiều cây thông trong khu rừng này đã tồn tại hàng nghìn năm. Hình dáng trơ trụi phản ánh sự tồn tại qua nhiều thế kỷ. Thân cây xoắn và có cành dày. Sự phát triển chậm chạp của cây làm cho thân gỗ dày đặc và kháng bệnh.
Trong số nhiều cây ở đây, các nhà khoa học cho rằng có một thân cây già nhất hành tinh được đặt tên là Methuselah đã hơn 4.800 tuổi. Các nhà khoa học ước tính tuổi thọ của Methuselah lớn hơn 1.000 năm so với những cây khác trong rừng.
Cho đến năm 1967, kỷ lục thuộc về một cây thông Bristlecone ở Nevada, Mỹ. Nhưng một nhà địa lý đã đốn hạ cây này để nghiên cứu. Để ngăn chặn sự việc tương tự xảy ra với Methuselah, vị trí của cây hơn 4.800 tuổi này được giữ bí mật. Tất cả những gì chúng ta biết là cây Methuselah nằm ở đâu đỏ gần con đường được đặt cùng tên.
Công Hiếu (Tổng hợp)
Phân điểm tiết lộ một bí mật của tượng Nhân sư ở Ai Cập
Tượng Nhân sư nằm ở vị trí đặc biệt so với mặt trời vào một khoảnh khắc thiên văn đặc biệt trong tiết xuân phân. Dường như người Ai Cập cổ đại đã cố tình đặt tượng Nhân sư ở vị trí này.
Mặt trời lặn trên vai tượng Nhân sư vào thời điểm xuân phân năm nay.
Trong khoảnh khắc này xảy ra vào ngày 19/3 hàng năm, khi mặt trời chiếu sáng rực rỡ nhất cũng là lúc mặt trời ở vị trí trên vai bức tượng nửa người nửa sư tử. Thông tin này được Bộ Cổ vật Ai Cấp cung cấp. Hiện tượng này chỉ xảy ra mỗi năm 2 lần, vào tháng 3 khi mùa xuân đến và tháng 9 vào tiết trời mùa thu.
Vào thời gian phân điểm, trục của Trái Đất không hướng về mà cũng không cách xa khỏi mặt trời, có nghĩa là bán cầu Nam và bán cầu Bắc nhận được lượng ánh sáng mặt trời như nhau. Nói cách khác, ngày và đêm có độ dài bằng nhau.
Trong thế giới động vật, họ mèo thường thích tắm nắng, và Nhân sư cao 74 mét cũng không phải ngoại lệ. Nhân vật huyền thoại nửa người, nửa sư tử này được tạc ra từ đá vôi. Khuôn mặt của Nhân sư có nét khá giống với Pha-ra-ông Khafre, vị vua thứ tư của triều đại thứ 4 của Ai Cập cổ đại (2575 B.C. đến 2465 B.C.), người đã xây dựng Kim tự tháp Giza thứ hai và thứ ba.
Tượng Nhân sư cũng được bố trí hợp với thời tiết ngày hạ chí vào tháng 6, khi mặt trời lặn giữa hai kim tự tháp của Pha-ra-ông Khufu và và Pha-ra-ông Khafre.
Vị trí của Nhân sự vào các tiết phân và hạ chí cho thấy người Ai Cập cổ đại đã đặt bức tượng này ở đó một cách có chủ ý. Trang facebook của Bộ Cổ vật Ai Cập viết rằng "hiện tượng này chứng minh rằng các nhà khảo cổ học đã sai khi cho rằng người Ai Cập cổ đại tình cờ tìm thấy một khối đá cổ và tạc nó thành bức tượng có khuôn mặt người và thân thì lại không phải thân người".
Các nền văn hóa cổ đại khác cũng có những tượng đài lớn có thể đón nhận những khoảnh khắc trong tiết phân và hạ chí, trong đó có thể kể đến bãi đá cổ Stonehenge ở Anh, tảng đá lịch ở Sicily, Italia, vòng tròn đá thời Đá mới ở Đức, và thành phố Maya ở Mexico.
Phạm Hường
Chiếc rương bí ẩn 3.500 năm tuổi cung cấp manh mối dẫn tới ngôi mộ hoàng gia Ai Cập Một rương đá cổ được tìm thấy ở khu chôn cất tại Ai Cập có thể cung cấp các manh mối tới vị trí ngôi mộ hoàng gia. Theo Fox News, chiếc rương đá 3.500 năm tuổi được tìm thấy tại khu Deir el-Bahri, thành phố Luxor. Bên trong chiếc rương là một số đồ vật được bọc trong vải lanh, trong đó...