Cận cảnh cây cô đơn già nhất thế giới vẫn đang chờ ‘bạn gái’ tới ghép đôi
Cây tuế to lớn một mình đứng giữa khu Vườn Thực vật Hoàng gia Kew, Anh là cá thể duy nhất còn sót lại của Trái đất từ thời khủng long, được mệnh danh là cây cô đơn nhất thế giới.
Ở một góc nhỏ bên trong Vườn Thực vật Hoàng gia Kew, Anh, cá thể duy nhất còn lại trên Trái Đất từ thời khủng long, cây tuế lặng lẽ đứng một mình suốt hàng trăm triệu năm nay.
Được mệnh danh là cây cô đơn nhất thế giới, không chỉ vì tuổi đời mà cây tuế này là cây đực và hiện chưa tìm được cây khác giới để sinh sản.
Cây cô đơn có tên khoa học là E. Woodii, từng là nơi trú ngụ của khủng long và các sinh vật xa xưa.
Khi khám phá rừng Ngoya ở Nam Phi vào năm 1895, chuyên gia John Medley Wood, lúc đó là người quản lý Vườn bách thảo Durban, tình cờ gặp được một cá thể cây E. Woodii.
Cây cao to, ngoại hình giống như cây cọ, với những chiếc lá trông giống như dương xỉ, đã xuất hiện từ thời kỳ kỷ Jura, hơn 200 triệu năm trước. Người ta đặt theo tên người phát hiện ra nó, Encephalartos woodii.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, gần 20% đất đai trên hành tinh bao phủ bằng những cây cao to này, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho nhiều loài khủng long như Pterodactyls, Tyrannosaurus rex và brachiosauruses.
Khi khí hậu và động vật phát triển, các loài thực vật xung quanh chúng cũng vậy, và chẳng mấy chốc E. woodiis và các cây khác bắt đầu biến mất. Cuối cùng, chỉ còn lại một cá thể trên Trái Đất mà khi Wood tình cờ gặp nó.
Ngày nay, E. woodii hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên, và cá thể ở London trở thành loài cuối cùng còn lại.
Hơn nữa, loài cây tuế đòi hỏi cả cây đực và cái riêng biệt để tạo ra cây mới, trong khi cây ở London là cây đực và hiện không có cá thể cái nào trên Trái Đất nên người ta gọi là cây cô đơn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu từ nhiều thế kỷ đã nỗ lực tìm kiếm bất cứ cá thể E. woodii nào để tiếp tục cuộc sống. Tuy nhiên, kết quả vẫn là con số không.
Trên thực tế, cây tuế đực không thể sinh sản tự nhiên nhưng các nhà khoa học đang nỗ lực dùng công nghệ tiên tiến để nhân bản cây hoặc lai chéo để tạo loài tương tự.
Trong khi các chuyên gia vẫn tiếp tục nỗ lực để tìm ra câu trả lời thì mọi người vẫn hi vọng sẽ có một cá thể cái xuất hiện trên Trái Đất.
Giải mã bí ẩn hòn đảo được mệnh danh "nơi cô đơn nhất trên thế giới"
Đảo Bouvet, được biết đến với tên gọi 'hòn đảo cô đơn nhất thế giới' bởi nó vô cùng hẻo lánh, tồn tại tách biệt với thế giới của chúng ta nằm ở khoảng giữa vùng Nam Phi và Nam Cực.
Đảo Bouvet được tìm ra vào ngày 1/1/1739, do Jean-Baptiste Charles Bouvet de Lozier, người chỉ huy chiếc tàu Pháp Aigle và Marie. Tuy nhiên, vị trí của đảo đã không được định vị chính xác, mà bị chệch 8 độ về phía đông, và Bouvet đã không đi hết một vòng hòn đảo, do đó ông không biết đó là đảo hay một phần của lục địa.
Vào năm 1772, Thuyền trưởng James Cook rời Nam Phi trên theo một nhiệm vụ tìm ra hòn đảo. Tuy nhiên, khi đến tọa độ 54S, 11E mà Bouvet đánh dấu, ông không tìm thấy gì. Thuyền trưởng Cook đã cho rằng Bouvet đã nhìn nhầm một đỉnh băng thành hòn đảo, và ông từ bỏ cuộc tìm kiếm.
Đảo không được nhìn thấy cho đến tận năm 1808, khi nó được James Lindsay, thuyền trưởng tàu đánh cá voi Snow Swan của Công ty Enderby, tìm thấy. Ông là người đầu tiên đánh dấu vị trí chính xác của hòn đảo.
Hòn đảo Bouvet được mệnh danh "nơi cô đơn nhất trên thế giới".
Đây là hòn đảo nơi xa xôi nhất thế giới, cũng cô đơn nhất vì không có người sinh sống. Với diện tích 49 km2, tới 93% diện tích nơi này bao phủ bởi những dòng sông băng ngăn cách bờ biển phía nam và phía đông.
Khu dân cư gần nhất với Bouvet là đảo Tristan da Cunha. Nơi này có cư dân rất thưa thớt, chỉ 271 người. Trong khi đó, khoảng cách từ Bouvet tới Tristan da Cunha lên đến 1404 dặm (hơn 2200km). Điều này càng cho thấy Bouvet "cô đơn" đến mức nào.
Bao quanh hòn đảo là băng và tập trung nhiều núi lửa.
Điều kiện tự nhiên trên đảo Bouvet rất khắc nghiệt, địa thế băng bao phủ và tập trung nhiều núi lửa. Thực vật chỉ giới hạn là rêu và địa y. Trong khi đó, hải cẩu, hải âu và chim cánh cụt là những cư dân duy nhất trên đảo. Bởi vậy, con người không hề sinh sống ở Bouvet.
Để đến được hòn đảo cô đơn là cả hành trình dài đầy khó khăn. Không dễ dàng tiếp cận Bouvet khi xung quanh nó là những tảng băng khổng lồ vây quanh. Để tới đây dễ dàng nhất, người ta chỉ có thể dùng máy bay trực thăng. Chính bởi địa hình hiểm trở, vị trí xa xôi và điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt, nơi này hiếm khi đón khách tới tham quan, mà chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu.
Đến thời điểm này, rất ít người từng đặt chân tới đảo. Năm 1964, người ta phát hiện thấy xác một con thuyền bỏ rơi bên đảo. Tuy nhiên không ai biết chủ nhân của con thuyền là ai, và tung tích của họ ra sao, còn sống hay đã chết.
Phong Linh (tổng hợp)
Okapi, loài động vật kỳ lạ bước ra từ chuyện cổ tích Okapi hay còn gọi là hươu đùi vằn là một loài động vật kỳ lạ, ngoại hình của chúng trông như động vật trong truyện cổ tích. Okapi là một loài động vật kỳ lạ, tên khoa học là Okapia johnstoni, một loài động vật hữu nhũ thuộc họ Hươu cao cổ và có họ hàng thân thiết với hươu cao cổ, sinh...