Cận cảnh cầu phao đổ bộ khổng lồ của Mỹ-Hàn Quốc
Trong cuộc tập trận mới đây, Hải quân Mỹ-Hàn Quốc đã thiết lập cầu phao đổ bộ dài đến 560m để các phương tiện cơ giới đi từ tàu vận tải và đất liền.
Hoạt động thiết lập cầu phao đổ bộ nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận lớn của Hải quân Mỹ – Hàn bắt đầu từ tháng 6. Cuộc tập trận nhằm tăng cường các kỹ năng vận tải, đổ bộ, liên lạc cũng như sự hợp tác giữa quân đội Hàn Quốc và Mỹ. Ảnh: cầu phao đổ bộ khổng lồ dài tới 560 mét được Mỹ-Hàn huy động trong cuộc tập trận. Phía Mỹ đã cử 900 thủy thủ cùng hơn 40 chiến hạm và nhiều thiết bị khác tham gia cuộc tập trận. Ảnh: xe bọc thép Humvee đang đổ bộ từ cầu phao lội nước tiến lên đất liền. Phía Hàn Quốc đã cử 800 thủy thủ cùng 20 tàu thuyền và nhiều thiết bị vũ khí tham gia đợt huấn luyện. Ảnh: pháo tự hành K-9 Thunder của Hàn Quốc đang đổ bộ lên bờ biển. Cầu phao được kết nối với tàu đổ bộ Perryville (LCU 2034) của Quân đội Mỹ để chuẩn bị đón các phương tiện, vũ khí. Loại tàu đổ bộ này có thể mang theo 350 tấn hàng hóa. Hệ thống đường phao đổ bộ được kéo dài lên bờ biển. Nó cho phép xe tăng, xe bọc thép và các phương tiện vũ khí khác di chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời cũng cho phép các lính thủy đánh bộ từ ngoài biển di chuyển được nhanh chóng vào sâu đất liền. Để chuẩn bị cho đường đổ bộ kéo dài nối liền với cầu phao như thế này, trước đó Mỹ đã huy động các xe ủi san đường và đồng thời cho máy tời tấm đổ bộ kéo dài ra biển. Ảnh chụp từ trên cao cho thấy các binh sĩ đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho cuộc huấn luyện. Các binh sĩ đang bện các sợi dây thừng to lại với nhau. Dự kiến cuộc tập trận này kéo dài tới ngày 9/7.
Hoạt động thiết lập cầu phao đổ bộ nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận lớn của Hải quân Mỹ – Hàn bắt đầu từ tháng 6.
Cuộc tập trận nhằm tăng cường các kỹ năng vận tải, đổ bộ, liên lạc cũng như sự hợp tác giữa quân đội Hàn Quốc và Mỹ. Ảnh: cầu phao đổ bộ khổng lồ dài tới 560 métđược Mỹ-Hàn huy động trong cuộc tập trận.
Phía Mỹ đã cử 900 thủy thủ cùng hơn 40 chiến hạm và nhiều thiết bị khác tham gia cuộc tập trận. Ảnh: xe bọc thép Humvee đang đổ bộ từ cầu phao lội nước tiến lên đất liền.
Phía Hàn Quốc đã cử 800 thủy thủ cùng 20 tàu thuyền và nhiều thiết bị vũ khí tham gia đợt huấn luyện. Ảnh: pháo tự hành K-9 Thunder của Hàn Quốc đang đổ bộ lên bờ biển.
Cầu phao được kết nối với tàu đổ bộ Perryville (LCU 2034) của Quân đội Mỹ để chuẩn bị đón các phương tiện, vũ khí.
Loại tàu đổ bộ này có thể mang theo 350 tấn hàng hóa.
Video đang HOT
Hệ thống đường phao đổ bộ được kéo dài lên bờ biển.
Nó cho phép xe tăng, xe bọc thép và các phương tiện vũ khí khác di chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Đồng thời cũng cho phép các lính thủy đánh bộ từ ngoài biển di chuyển được nhanh chóng vào sâu đất liền.
Để chuẩn bị cho đường đổ bộ kéo dài nối liền với cầu phao như thế này, trước đó Mỹ đã huy động các xe ủi san đường và đồng thời cho máy tời tấm đổ bộ kéo dài ra biển.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy các binh sĩ đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho cuộc huấn luyện.
Các binh sĩ đang bện các sợi dây thừng to lại với nhau. Dự kiến cuộc tập trận này kéo dài tới ngày 9/7.
Theo_Kiến Thức
5 chiến hạm và tàu ngầm đình đám của Nhật Bản
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sở hữu những loại vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới, bao gồm tàu ngầm lớp Soryu hay tàu sân bay trực thăng lớp Izumo.
Các tàu lớp Hayabusa của Nhật Bản. Ảnh: National Interest
Sau thất bại trong Thế chiến II, Hiến pháp Nhật Bản quy định nước này không phát triển quân đội. Thay vào đó, họ lập ra các Lực lượng tự vệ để đảm trách nhiệm vụ bảo vệ quốc gia.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) được hình thành từ những năm 1950 và phát triển ở mức chậm trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, trước sự gia tăng sức mạnh của các nước trong khu vực, đội tàu của MSDF đang được đầu tư phát triển để có khả năng tự vệ và bảo vệ đồng minh.
Theo National Interest, MSDF hiện có 6 tàu tác chiến gần bờ thuộc lớp Hayabusa. Tương tự các tàu tuần duyên của Mỹ, các tàu của Nhật đều nhỏ. Chúng có lượng giãn nước dưới 2.400 tấn, giúp tăng độ linh hoạt và dễ dàng né tránh vũ khí của đối phương.
Với 3 động cơ tua-bin khí, các tàu lớp Hayabusa có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 46 hải lý, tương đương 90 km/h. Thay vì sở hữu các chân vịt truyền thống, tàu lớp Hayabusa di chuyển nhờ 3 bơm phản lực, giúp tăng tính cơ động và giảm khả năng bị thiết bị dò thủy âm của đối phương phát hiện.
Dù kích thước nhỏ nhưng các tàu lớp Hayabusa được trang bị đầy đủ vũ khí tấn công, giúp nó vô hiệu hóa các mục tiêu trên không và trên biển. Tuy nhiên, nhược điểm của tàu là thiếu vũ khí phòng thủ. Lá chắn duy nhất của Hayabusa là các hệ thống pháo sáng đánh lạc hướng vũ khí của đối phương. Pháo cỡ nòng 76 mm cũng có khả năng đảm trách nhiệm vụ phòng không.
Tàu khu trục lớp Atago
Tàu khu trục lớp Atago của Nhật Bản. Ảnh: Naval-technology
Atago là một trong những mẫu tàu khu trục đáng sợ nhất thế giới. Nó được thiết kế dựa trên các tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ và có thể đảm trách mọi nhiệm vụ, từ chống tên lửa đạn đạo tới chống ngầm. Phần quan trọng nhất của tàu lớp Atago là hệ thống radar SPY-1D Aegis và tên lửa phòng không SM-2.
Hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phát hiện mối đe dọa trên không với trần bay 160 km, tương đương tầm hoạt động của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa. Các tàu lớp Atago là vũ khí phòng không hoàn hảo nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng không có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo nên Tokyo đã đầu tư 124 triệu USD để tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ nâng cấp chúng.
Các tàu lớp Aegis sở hữu một khẩu pháo, có khả năng bắn hạ mục tiêu trên biển và trên đất liền. Mỗi tàu cũng được trang bị 2 súng bắn nhanh dẫn đường radar Phalanx CIWS. Hệ thống dò thủy âm AN/SQQ-89 trên thân tàu giúp nghe ngóng tiếng động từ tàu ngầm đối phương. Các tàu mang theo ít nhất 1 trực thăng SH-60J/K để tăng cường khả năng cơ động cùng các ống phóng ngư lôi chống ngầm. Tàu cũng được trang bị 8 tên lửa chống ngầm SSM-1B, tầm bắn 180 km.
Tàu đổ bộ lớp Osumi
Tàu đổ bộ lớp Osumi khá giống tàu sân bay loại nhỏ. Ảnh: Naval-technology
Osumi là lớp tàu đổ bộ vận tải chuyên dụng của MSDF nhưng giống một tàu sân bay nhỏ với boong tàu dài 130 m. Tuy nhiên, chúng không có nhà chứa máy bay hoặc các thiết bị hỗ trợ phi cơ. Theo giới chức quân sự Nhật Bản, Osumi ra đời nhằm chuyên chở xe tăng, xe bọc thép của Nhật tới các đảo nhưng cấu tạo của lớp tàu này cho thấy Nhật Bản đủ khả năng đóng mới tàu sân bay.
Các tàu lớp Osumi có khả năng mang 1.400 tấn hàng hóa, 14 xe tăng Type 90 hoặc 1.000 binh sĩ. Đây là lớp tàu duy nhất có khả năng mang theo lực lượng đổ bộ trang bị xe cơ giới và hai trực thăng vận tải CH-47J Chinook. Ngoài ra, nó có thể mang theo các tàu đổ bộ đệm khí hoặc các tàu đổ bộ truyền thống. Tuy nhiên, tàu chỉ được vũ trang hạng nhẹ với 2 súng Phalanx CIWS.
Tàu sân bay trực thăng Izumo
Izumo là chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản sau Thế chiến II. Ảnh: Ảnh: Naval-technology
Izumo còn được gọi với tên khác là lớp "tàu khu trục trực thăng", với tải trọng choán nước tối đa đạt 27.000 tấn. Tàu dài 248 m, có khả năng di chuyển với vận tốc 56 km/h. Đây là lớp tàu lớn nhất mà Nhật Bản phát triển sau Thế chiến 2.
Tàu lớp Izumo giống các hàng không mẫu hạm truyền thống, bao gồm đường băng và nhà chứa máy bay. Mỗi tàu lớp này có thể chứa 14 máy bay trực thăng hay đón nhiều chiếc SH-60 tại cùng một thời điểm, giúp tàu có khả năng chống ngầm vượt trội trên diện tích rộng. Ngoài ra, tàu cũng có ống phóng ngư lôi để tiêu diệt tầm ngầm đối phương ở khoảng cách gần.
Izumo cũng có thể trở thành tàu đổ bộ hay trở thành căn cứ nổi cho trực thăng vận tải CH-47J Chinook và trực thăng tấn công AH-64J Apache. Tuy nhiên, sau khi Nhật Bản đặt mua 42 chiếc phản lực chiến đấu F-35A trong năm 2011, nhiều người cho rằng Tokyo sẽ mua F-35B, phiên bản cất và hạ cánh thẳng đứng, để biên chế cho các tàu lớp Izumo.
Khả năng tự vệ của Izumo phụ thuộc hoàn toàn vào đội tàu hộ tống. Tuy nhiên, nó vẫn được trang bị 2 súng Phalanx CIWS cùng 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm gần SeaRAM và hệ thống bắn pháo sáng để đánh lạc hướng vũ khí đối phương.
Tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu
Tàu ngầm phi hạt nhân Soryu. Ảnh: Naval-technology
Các tàu ngầm lớp Soryu được xem là loại tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất thế giới. Nó được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập do Thụy Điển phát minh, giúp tàu ở dưới nước lâu hơn các tàu ngầm cùng loại. Với tải trọng 4.100 tấn khi lặn, Soryu là tàu ngầm lớn nhất của Nhật Bản thời hậu Thế chiến 2.
Vũ khí của Soryu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi ở mũi tàu, cho phép bắn 20 ngư lôi tốc độ cao Type 89 hoặc tên lửa Harpoon phóng từ tàu ngầm do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của các tàu lớp này tương đối ngắn vì học thuyết về tàu ngầm của Nhật Bản thời Chiến tranh Lạnh cho rằng, các tàu của Tokyo chỉ cần hoạt động tốt ở vùng biển xung quanh.
Theo NTD
Tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho châu Á Một chuyên gia phương Tây nhận định tàu đổ bộ cơ động MPL của Trung Quốc có thể phục vụ tham vọng lãnh thổ phi lý của Bắc Kinh. Tàu đổ bộ cơ động MLP của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố. Ảnh:Sina Hải quân Trung Quốc đang dần hoàn thiện năng lực triển khai sức mạnh trên biển với...