Cận cảnh cầu 2.000 bậc không phép xuyên lõi di sản Tràng An
Cây cầu dài 1.115 m với 2.234 bậc lên đỉnh núi Cái Hạ nằm trong vùng lõi của khu di sản Tràng An (Ninh Bình) hoàn thành xây dựng mà không có sự đồng ý của cơ quan chức năng.
Từ tháng 8.2017, cây cầu lên đỉnh núi Cái Hạ thuộc khu du lịch Tràng An cổ bắt đầu được xây dựng. Tuy UBND xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) đã có 5 văn bản gửi đến Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An yêu cầu dừng thi công công trình xây dựng trái phép. Ảnh:Quang Vinh.
Nhưng công ty vẫn tiếp tục thi công và hoàn thành vào cuối năm 2017. Ảnh: Quang Vinh.
Sau khi xây xong, cầu lên núi Cái Hạ có chiều dài 1.115m (cả lối lên và lối xuống) với 2.234 bậc, đã được đưa vào sử dụng từ Tết Nguyên đán. Ảnh: Quang Vinh.
Trao đổi với PV Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cho biết sau khi nhận được thông tin, Bộ đã yêu cầu Thanh tra Bộ, Cục Di sản trực tiếp xuống thực địa và làm việc với địa phương.
Video đang HOT
Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng công bố kết quả thanh tra công trình vi phạm tại Khu Di tích lịch sử Tràng An và đề nghị Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình và UBND huyện Hoa Lư đình chỉ ngay lập tức mọi hoạt động của đơn vị này.
Đến ngày 8.3, lối lên và lối xuống của cầu lên núi đã rào lại, dừng đón khách tham quan.
Tuy nhiên, hoạt động tham quan tại phủ Đại, ngay bên dưới cầu lên núi vẫn hoạt động.
Chiều 8.3, hàng trăm du khách vẫn đi tham quan bằng thuyền trên sông Sào Khuê. Trước đó 2 ngày, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã ra thông báo chỉ rõ việc Công ty cổ phần du lịch Tràng An tự ý mở tuyến du lịch Tràng An cổ để đưa đón khách, vận chuyển du khách khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật.
Thông báo cũng chỉ ra việc công ty này tự ý bán vé với giá 45.000 đồng và sử dụng đội ngũ lái đò chưa qua đào tạo.
Hướng dẫn viên không đeo thẻ hành nghề.
Công ty cổ phần du lịch Tràng An đặt hàng chục tủ kính trưng bày gốm ghi là đồ cổ với các niên đại khác nhau
Nhưng khi được đoàn thanh tra của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch yêu cầu thì chủ nhân không xuất trình được các giấy tờ liên quan.
Theo Việt Hùng (Zing)
Vụ công trình không phép ở Tràng An: "Sở Du lịch Ninh Bình đã làm hết trách nhiệm" (!?)
Nói về công trình "khủng" không phép tại Khu di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL cho biết: "Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã làm hết trách nhiệm của mình, ngay cả Bộ VH-TT&DL chứ chưa nói đến Sở cũng không có thẩm quyền cưỡng chế được, việc này thuộc về chính quyền các cấp".
Liên quan đến nội dung trên, ông Phạm Xuân Phúc cho biết: Theo quy định chung của Việt Nam, di sản thế giới, di sản đặc biệt cấp quốc gia,... đều được phân cấp cho các địa phương quản lý. Do đó, Quần thể danh thắng Tràng An được phân cấp cho UBND tỉnh Ninh Bình quản lý và tỉnh này đã giao Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An thuộc Sở Du lịch tỉnh Bình trực tiếp quản lý.
Ông Phạm Xuân Phúc trao đổi với báo chí về công trình vi phạm trong Quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Cũng theo ông Phúc, căn cứ vào nội dung chức năng làm việc, thì người đứng đầu Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An sẽ phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ di sản này. Tuy nhiên, UBND tỉnh Ninh Bình lại có Quyết định số 83 về quy định tạm thời việc quản lý trật tự xây dựng trong Quần thể danh thắng Tràng An cho UBND huyện Hoa Lư.
"Đây là một công trình xây dựng không phép trong vùng lõi của di sản này, rõ ràng trách nhiệm chính trước hết thuộc về UBND huyện Hoa Lư. Còn Sở Du lịch được tỉnh Ninh Bình giao quản lý về mặt nhà nước thì đã kiểm tra, phát hiện sai phạm và căn cứ vào nhiệm vụ được giao đã có tới 4 văn bản gửi đề nghị UBND huyện Hoa Lư ngăn chặn, xử lý, nhưng huyện Hoa Lư không có văn bản nào phản hồi.
Có thể nói, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã làm hết trách nhiệm của mình, ngay cả Bộ VH-TT&DL chứ chưa nói đến Sở cũng không có thẩm quyền cưỡng chế được, việc này thuộc về chính quyền của UBND các cấp" - ông Phúc nói.
Ngoài ra, ông Phúc cho biết, Sở Du lịch cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Ninh Bình và tỉnh này đã có chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện để phối hợp xử lý, nhưng cho đến ngày 5/3/2018 các huyện được giao quản lý trật tự xây dựng trong Khu di tích Tràng An vẫn chưa có báo gửi UBND tỉnh.
"Chúng tôi cũng hỏi, trong quá trình dài như thế, một công trình như vậy với hàng trăm tấn vật tư nguyên liệu được đưa lên, rồi máy móc thi công, công trình ở vị trí rất dễ quan sát mà tại sao từ tháng 8/2017 đã phát hiện mà không có biện pháp, giải pháp ngăn chặn kịp thời, thì bà Nguyễn Thị Cúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư thừa nhận, công tác quản lý của UBND huyện là thiếu sát sao, chưa thường xuyên và có những lúc còn buông lỏng" - ông Phúc cho biết.
Từ sự việc trên, ông Phúc đánh giá, sự phối hợp giữa UBND huyện Hoa Lư với Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Du lịch còn thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý.
Thời gian tới, việc xử lý công trình vi phạm nói trên, quy trách nhiệm cho cá nhân hay tập thể nào thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Ninh Bình.
Toàn cảnh điểm du lịch do ông Son tự đặt là Tràng An cổ sau đó đưa vào khai thác. (Ảnh: Thái Bá).
Trước đó, Báo Dân trí đã đăng tải loạt bài viết phản ánh về công trình "khủng" không phép nằm trong vùng lõi của Di sản Tràng An (Ninh Bình). Sau đó, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình và lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã vào cuộc điều tra, làm rõ các vấn đề liên quan.
Qua kết quả làm việc, ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL nhận định, việc Công ty Du lịch Tràng An do ông Nguyễn Văn Son làm Giám đốc tự ý xây dựng dựng công trình đường lên núi Cái Hạ với chiều dài hơn 1km, gồm cổng và hơn 2.000 bậc lên xuống là vi phạm hết sức nghiêm trọng điều 13 của Luật Di sản.
Ngoài việc xây dựng trái phép công trình đường lên núi Cái Hạ ở vùng lõi Di sản Tràng An, Công ty Du lịch Tràng An còn vi phạm nhiều lỗi khác.
"Căn cứ quy định của pháp luật, chúng tôi yêu cầu Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình được UBND Ninh Bình giao quản lý Quần thể danh thắng Tràng An khẩn trương báo cáo rồi phối hợp với các đơn vị liên quan, có biện pháp tháo dỡ khẩn trương công trình trái phép này để trả lại nguyên trạng vùng lõi di tích vì đây là Di sản thế giới,..." - ông Phúc thông tin.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Cán bộ "chạy loanh quanh" khi nói về công trình không phép ở Tràng An Công trình "khủng" trái phép trong di sản thế giới Tràng An được xây dựng trong suốt một thời gian dài, ngành chức năng tỉnh Ninh Bình phát hiện yêu cầu xử lý nhưng huyện Hoa Lư lại "chần chừ" kêu khó. Đến khi di sản nhân loại bị xâm phạm, hủy hoại, chính quyền Ninh Bình vào cuộc thì mọi chuyện... đã...