Cận cảnh: Cặp nhung hươu chùm hoa “có một không hai” ở Hương Sơn
Ông Bùi Văn Lợi (tổ dân phố 10, thị trấn Tây Sơn, Hương Sơn, Hà Tĩnh) hiện đang sở hữu con hươu có cặp nhung độc đáo “có một không hai”
Cặp nhung có nhánh chính mọc ngang và chia làm nhiều nhánh tựa như chùm hoa
Ông Lợi cho biết, con hươu này được 2 năm tuổi, và ra lứa nhung đầu tiên (thường gọi là chóc). Trong khi hầu hết lứa nhung đầu tiên chỉ có một nhánh nhỏ, mọc thẳng, có trọng lượng thông thường chỉ 1-2 lạng, thì con hươu này lại cho một cặp nhung hoa độc, lạ, có trọng lượng ước tính 5 lạng.
Theo người dân địa phương, đây là cặp nhung chưa từng thấy ở Hương Sơn.
Đây là lứa nhung đầu tiên của con hươu 2 tuổi
Video đang HOT
Được biết, đây là con hươu giống tốt, được ông Lợi mua với giá cao hơn rất nhiều lần so với giá hươu trung bình trên thị trường.
Trong khi một con hươu đực bắt đầu cho nhung lứa đầu giá chỉ dao động từ 5-7 triệu đồng, thì con hươu này đang được khách trả giá 35 triệu đồng, nhưng ông Lợi không hề có ý định bán. Thông thường, những con hươu đực cho nhung tốt như thế này, sẽ được nhân giống và bán với giá cao hơn rất nhiều lần so với giá trên thị trường.
Theo Chính Thu (Báo Hà Tĩnh)
ĐBQH tranh luận việc đưa chó mèo, chim, hươu vào dự luật Chăn nuôi
Tại buổi thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Chăn nuôi mới đây, rất nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội đã góp ý chi tiết, cụ thể về dự thảo luật, trong đó một số tranh cãi xung quanh việc xếp loại chó mèo vào chăn nuôi gia súc, băn khoăn về việc vì sao không đưa chim yến, hươu... vào dự thảo luật.
Trước đó, góp ý đầu tiên cho dự thảo Luật Chăn nuôi, ĐB Mai Sỹ Diến (đoàn ĐB Thanh Hóa) nêu băn khoăn: "Về giải thích từ ngữ ở khoản 11 Điều 3 "gia súc là các loài vật nuôi gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ", còn chó, mèo có phải là gia súc không? Theo Từ điển bách khoa thì gia súc là loài động vật có vú được nuôi thuần hóa trong gia đình được gọi là gia súc. Như vậy, tôi đề nghị bổ sung chó, mèo là đối tượng gia súc".
ĐB Mai Sỹ Diến đề nghị bổ sung chó, mèo là đối tượng gia súc. Ảnh minh họa: I.T
Tiếp đó, ĐB Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) cho biết, ông tán thành với dự thảo Luật, vì xuất phát từ Pháp lệnh Giống cây trồng vật nuôi năm 2004. Tuy nhiên, dự thảo còn khá nhiều vấn đề, Ban soạn thảo nên nghiên cứu để tiếp thu.
"Thứ nhất là giải thích từ ngữ về gia súc và gia cầm. Gia cầm ở khoản 10 dự thảo nêu 8 con, gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, gà tây, bồ câu, đà điểu. Gia súc nêu 7 con, gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ. Khái niệm giải thích từ ngữ chỉ liệt kê như thế này là thiếu, không bao quát hết. Tôi đề nghị có giải thích tiêu chí nội dung cần thiết, sau đó liệt kê với tính mở để không bị thiếu. Ví dụ, nhiều loại chim, tại sao chỉ có chim cút được đưa vào mà chim khác thì không? Chim yến là một" - ĐB Lê Xuân Thân nêu câu hỏi.
Cũng theo ĐB Lê Xuân Thân, hiện nay Khánh Hòa phát triển khá mạnh nghề nuôi chim yến tại nhà, xây cả một nhà để chim yến vào. Bên cạnh đó, đối với nuôi ong, sâm cầm, chó, mèo, chuột bạch..., thì những con này gọi là gì? Dự thảo Luật nên có giải thích mở để bảo đảm tính chính xác của luật.
ĐB Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho rằng dự thảo Luật Chăn nuôi nên có giải thích mở về tư ngữ để bảo đảm tính chính xác của luật.
"Thứ hai là khái niệm rất lạ được nêu ở Điều 50 và 51 là "quyền vật nuôi". Điều 50 là: "Đối xử nhân đạo với vật nuôi". Điều 51 là: "Bảo đảm quyền vật nuôi". Khái niệm này không chuẩn, lý do là khi ta nói đến quyền và nghĩa vụ luôn gắn liền với con người và tổ chức, không thể có quyền của vật nuôi, của cây trồng. Đề nghị Ban soạn thảo thiết kế lại nội dung này. Hiện nay trên thế giới có những quy định bảo vệ đừng làm, gây đau đớn cho các con vật, ví dụ như Ý, Thụy Sỹ quy định không cho phép bỏ con tôm hùm vào nồi lẩu đang sôi, đó là đối xử nhân đạo. Đối với nước ta cân đối cái này thế nào để đưa vào nhưng không thể lý giải "quyền vật nuôi" được" - ĐB Thân nói.
Tuy nhiên, ĐB Trần Đình Gia (đoàn DDBQH Hà Tĩnh) lại nêu ý kiến khác. "Về xếp loại vật nuôi, theo ĐB Mai Sỹ Diến thì đề xuất xếp chó với mèo vào nhóm gia súc, tôi thấy chưa hợp lý. Dự thảo luật ở Điều 3 về giải thích từ ngữ ở điểm 8, 9, 10, 11 đã xếp vật nuôi có 4 nhóm: Thứ nhất, động vật cảnh. Thứ hai, động vật bán hoang dã gây nuôi. Thứ ba, gia súc. Thứ tư, gia cầm. Tôi thấy nên xếp chó với mèo ở động vật cảnh thì hợp lý hơn" - ĐB Gia nói.
Theo ĐB Trần Đình Gia, ở Hà Tĩnh người dân nuôi hươu nhiều hơn cả trâu bò nhưng con hươu vẫn chưa được công nhận là vật nuôi phổ biến. Ảnh tư liệu
"Tôi cũng đồng ý với đại biểu Lê Xuân Thân đoàn Khánh Hòa là chúng ta nên đưa ra một số tiêu chí để xếp các nhóm vật nuôi để có thể bao quát hết tất cả các loại vật nuôi mà hiện nay đang lưu hành. Ví dụ, như nuôi tằm, nuôi dế, nuôi giun, rất nhiều loại vật nuôi mà không biết xếp vào nhóm nào ở trong này" - ĐB Gia băn khoăn.
Theo ĐB Trần Đình Gia, ở Hà Tĩnh có một loại vật nuôi rất thân thuộc đó là con hươu, hiện nay tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 47.000 con hươu, có những địa phương nuôi hươu còn phổ biến hơn cả nuôi trâu, nuôi bò, như huyện Hương Sơn có khoảng 32.000 con hươu mà giá trị kinh tế của con hươu đem lại cho người nông dân rất lớn.
"Tuy nhiên, vì không được xếp loại là vật nuôi, cho nên các sản phẩm nhung hươu không xuất khẩu ra nước ngoài được và người ta cho rằng đây là sản phẩm của hoang dã, nước ngoài họ không cho mình xuất khẩu sản phẩm này vào. Tôi thống nhất cao với phương án đại biểu Lê Xuân Thân trình bày, mình đưa các nhóm tiêu chí để bao quát hết các loại vật nuôi vào trong quy định của điều luật" - ĐB Trần Đình Gia nhấn mạnh.
Theo Danviet
Liều lĩnh mang ô tô vào làng cẩu trộm cây mít Phát hiện một cây mít lớn đắt giá nằm ngoài vệ đường, ông Lộc đã thuê Hoành và Kiên lái xe cẩu vào làng bốc lên xe để đi bán lấy tiền. Tuy nhiên, trên đường đưa cây mít ra khỏi làng, các đối tượng đã bị bắt giữ. Chiếc xe cẩu cây mít ra khỏi làng. Chiều 12/6, ông Trần Văn Thiện...