Cận cảnh cao ốc ‘đội thêm’ 33 tầng ‘xé nát’ quy hoạch ở Hà Nội
Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, UBND TP. Hà Nội và Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã tăng chiều cao tối đa của công trình Diamond Flower Tower (Thanh Xuân) do Handico6 làm chủ đầu tư từ 6 tầng thành 39 tầng.
Tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính rất “ nóng” ở Hà Nội thời gian qua vì mật độ cao ốc dày đặc và tắc nghẽn. Nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề về việc “xé nát” quy hoạch đô thị ở tuyến đường huyết mạch cho trục phía tây nam Hà Nội này.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng tại Dự án Trung tâm Thương mại – dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất C1 (tên thương mại là Diamond Flower Tower) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà số 6 Hà Nội (Handico6) làm chủ đầu tư đã có nhiều vi phạm trong việc điều chỉnh quy hoạch, tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc.
Tại dự án này, UBND TP. Hà Nội 1 lần điều chỉnh quy hoạch, Sở Quy hoạch – Kiến trúc điều chỉnh 3 lần tổng mặt bằng, phương án kiến trúc sai quy định của pháp luật. Cụ thể các chỉ tiêu được điều chỉnh như sau: Hệ số sử dụng đất từ 1,24 lần thành 4,3 lần, thành 1,92 lần, thành 6 lần, rồi thành 13,4 lần; mật độ xây dựng từ 31% thành 39,2%, thành 31%, thành 40%, rồi thành 40,05%; tầng cao tối đa từ 6 tầng thành 21, 30, 36 rồi thành 39 tầng; chức năng từ thương mại – dịch vụ công cộng điều chỉnh thành công cộng thành phố, thành trung tâm thương mại – dịch vụ cao cấp – nhà ở cho thuê rồi thành trung tâm thương mại – dịch vụ cao cấp – nhà ở, dân số tăng thêm 912 người (tạm tính 228 căn x 4 người/căn).
Đáng chú ý, UBND TP. Hà Nội đã cho phép Handico6 chuyển mục đích sử dụng 5.230 m2 đất ô C1 từ Trung tâm Thương mại – dịch vụ công cộng sang Trung tâm Thương mại – dịch vụ công cộng và nhà ở cho thuê (thuê đất 50 năm); tiếp tục điều chỉnh 2.088 m2 để xây dựng công trình Trung tâm Thương mại – dịch vụ công cộng và nhà ở, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất lâu dài là điều chỉnh không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, điều chỉnh không đánh giá mức độ ảnh hưởng do tăng mật độ dân số gây áp lực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vi phạm Điều 47, Điều 48 Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Video đang HOT
Về giấy phép xây dựng của dự án Diamond Flower Tower, bản vẽ cấp phép thể hiện từ tầng 2 đến tầng 5 văn phòng cho thuê là sai với phương án kiến trúc được chấp thuận tại văn bản số 2966 ngày 26/8/2011. Thanh tra Bộ Xây dựng nêu rõ, trách nhiệm thuộc về Sở Xây dựng, Handico 6 và đề nghị Sở Xây dựng kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có vi phạm.
Thanh tra Bộ Xây dựng cũng cho biết, các hành vi vi phạm của chủ đầu tư đã được Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, quyết định xử phạt, báo cáo UBND TP. Hà Nội nhưng đến thời điểm thanh tra (tháng 9/2020) chưa xử lý triệt để.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Đơn cử như chủ đầu tư sử dụng khoảng 1.211 m2 làm văn phòng làm việc tại tầng L1 kỹ thuật; sử dụng 247 m2 sàn, trong đó 163 m2 sàn lửng kết cấu theo làm dịch vụ ăn uống tại tầng L2 kỹ thuật; mở rộng sàn lửng tầng B2 khoảng 1.500 m2 bằng tấm bê tông trên hệ dầm thép để xe máy…
Trước những vi phạm nêu trên, Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP. Hà Nội, Sở Xây dựng, UBND quận Thanh Xuân theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức cá nhân có vi phạm. UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các sở ngành, UBND quận Thanh Xuân xử lý dứt điểm các vi phạm tại dự án Diamond Flower Tower .
Theo ghi nhận, Diamond Flower Tower đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2015. Nằm giữa “rừng” cao ốc, tòa nhà này cao bậc nhất quận Thanh Xuân. Giá bán căn hộ tại dự án dao động 40-50 triệu đồng/m2.
Bán chung cư, tháo chạy khỏi con đường "đau khổ" Lê Văn Lương
Trên các trang rao bán bất động sản, số lượng tin rao bán căn hộ trên đường Lê Văn Lương - Tố Hữu tăng mạnh.
Nhiều người chủ nhà rao bán cắt lỗ hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không bán được nhà.
Theo khảo sát, hiện nay nhiều căn hộ chung cư trên đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) và Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) đang rao bán với nội dung như "cần bán nhanh", "bán gấp căn hộ...", "cắt lỗ căn hộ X trên đường Lê Văn Lương", "chính chủ cần bán căn hộ X với giá rẻ"...
Anh Trung (hiện ở Cầu Giấy, Hà Nội) kể bỏ ra gần 3 tỷ để mua căn chung cư trên đường Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội, ngay gần mặt đường Lê Văn Lương. Dự án được quảng cáo căn hộ cao cấp, đầy đủ tiện ích, nằm trên tuyến được giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đặc biệt vị trí này gần cơ quan làm việc của hai vợ chồng.
Tuy nhiên, đó là của hơn 3-5 năm về trước khi dòng người chưa đổ về khu vực Lê Văn Lương sinh sống và cũng chưa có nhiều tòa chung cư như hiện nay.
"Khi tôi đi xem khu vực này để đăng ký mua thì thấy chưa có nhiều tòa nhà chung cư. Thế nhưng, đến khi thời điểm được nhận nhà xung quanh chung cư mọc lên như nấm. Tôi bỏ ra hơn 200 triệu làm nội thất cho căn hộ nhưng về ở được 3 tháng thì sợ quá vì ngày nào đi làm cũng như đánh vật với cảnh tắc đường, đặc biệt những hôm trời mưa thì đường kẹt cứng", anh Trung kể.
Không thể chịu thêm cảnh sống như thế này, anh Trung lại quyết định dọn về ở cùng với bố mẹ bên Cầu Giấy và đăng rao bán căn hộ.
Đường Lê Văn Lương liên tục xảy ra cảnh ùn tắc giao thông.
"Chấp nhận rao bán bằng với giá lúc đầu tôi mua, số tiền bỏ ra làm nội thất coi như mất, nhưng đến nay, tôi vẫn chưa bán được", anh Trung kể.
Đồng cảnh ngộ, chị Hương Thúy cũng đang rao bán căn hộ diện tích 107m2 trên đường Lê Văn Lương với giá 36 triệu đồng/m2, khách nào thiện chí sẽ ra lộc. Chị Thúy cho hay: "Tôi cảm thấy mệt mỏi vì nhà nằm trên tuyến đường nhồi nhét 40 chung cư cao tầng, đi lại gặp nhiều khó khăn. Ngày nào cũng thấy cảnh tắc đường, tôi quyết định bán đi rồi tìm sang khu khác có hạ tầng tốt hơn. Nhưng rao bán mãi, tôi vẫn không thấy ai hỏi mua. Mới đây, báo chí có đưa tin những sai phạm của các dự án trên đường Lê Văn Lương - Tố Hữu thì chắc còn khó mà bán được".
Không chỉ cư dân sinh sống tại các tòa nhà chung cư khu Lê Văn Lương đang muốn "tháo chạy" mà nhiều nhà đầu tư cũng đang rốt ráo đẩy hàng đi vì lo ngại "chôn vốn".
Anh Huy Đức, một nhân viên môi giới cho hay, khoảng 3-4 năm trước, khu vực Lê Văn Lương - Tố Hữu được xem là khu vực mới thu hút dân cư về sinh sống. Nhiều nhà đầu tư đổ vốn vào đây hy vọng sinh lời tốt nhưng hiện nay, họ đang "tháo chạy" vì có quá nhiều chung cư mọc lên trong khi hạ tầng không theo kịp. Người mua nhà không còn "mặn mà" với các dự án ở khu vực này.
Chị Thu Hồng - một nhà đầu tư - đang rao bán căn hộ trên đường Lê Văn Lương. Đầu năm 2020, chị bỏ ra hơn 3 tỷ đầu tư với mục đích cho thuê nhưng vì dịch dã, căn hộ của chị để trống một thời gian dài. Sau dịch, căn hộ của chị cũng chẳng mấy ai hỏi thuê vì nghe đến nằm trên đường Lê Văn Lương là khách thuê đã lắc đầu ngán ngẩm. Chị Hồng đưa ra quyết định bán để tìm hướng đầu tư khác nhưng dù giờ có "cắt lỗ" để thoát hàng cũng không phải dễ.
Đầu tháng 6, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra hàng loạt vi phạm, sai sót, tồn tại trong quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch tại một loạt dự án dọc tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.
Tại kết luận nêu rõ, nhiều đơn vị điều chỉnh quy hoạch sai quy định, nhồi cao ốc tăng gấp 6 lần. Quy hoạch chi tiết phê duyệt lần đầu đã cơ bản nghiên cứu tính toán sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai quy hoạch lại theo đề xuất chủ đầu tư, đã nhiều lần điều chỉnh đồ án hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án thiết kế rồi tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án theo xu hướng: Chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích sàn (có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, từ công cộng thành hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán), có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng.
"Việc điều chỉnh sai quy định dẫn đến tình trạng tăng dân số, chỉ tiêu quy hoạch không đảm bảo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với từng dự án, từng ô quy hoạch, từng khu quy hoạch và đô thị, thiếu đất giáo dục, trường học, thiếu diện tích cây xanh, các công trình phục vụ không đảm bảo bán kính phục vụ", Thanh tra Bộ Xây dựng nêu rõ.
Nghịch cảnh thị trường bất động sản giá cao nhưng khó bán, khó mua
Tái diễn cảnh rác thải sinh hoạt dồn ứ, Hà Nội đặt thời hạn cho việc xử lý Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý chậm đi vào hoạt động theo kế hoạch và việc việc vận chuyển rác ra bãi rác Nam Sơn bị ảnh hưởng bởi mưa lớn khiến Hà Nội lại xuất hiện tình trạng rác thải tồn đọng, dồn ứ ở nhiều quận nội đô. Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật Sở...