Cận cảnh căn cứ tên lửa của Mỹ có thời Chiến tranh Lạnh
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã có cuộc chạy đua vũ trang và đã chế tạo nhiều loại tên lửa tối tân. Mới đây, một số hình ảnh của một căn cứ tên lửa thời những năm 60 đã được đăng tải.
Vào năm 1960, thời điểm Chiến tranh Lạnh đạt đến đỉnh điểm, Không quân Mỹ đã công bố Titan I, thế hệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên. Cùng với chương trình tên lửa Atlas, chúng trở thành một phần quan trọng của kho vũ khí hạt nhân Mỹ trước Liên Xô (cũ).
Tên lửa Titan I cùng các bộ máy và nhân sự cần thiết được đặt tại một căn cứ ngầm lớn với rất nhiều đường hầm dài hàng ngàn km. Căn cứ tên lửa được xây dựng trên khắp nước Mỹ khiến chính phủ tiêu tốn hàng triệu USD.
Nhưng đến năm 1965, tên lửa Titan I và các căn cứ đều bị bỏ trống khi không còn được tin dùng trước những tên lửa mới và tối tân hơn.
Cho đến nay, một vài căn cứ Titan I vẫn còn nguyên vẹn và là minh chứng cho những năm tháng căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh.
Nhìn từ bề ngoài, căn cứ trông không có gì đặc biệt. Nhưng dưới những cánh cửa này là cả một cơ quan rộng lớn.
Hơn 450.000 m khối đất đã được lấy ra trong quá trình xây dựng, và theo Không quân Mỹ, “24.500 m3 bê tống, 300 tấn ống dẫn, gần 150km dây cáp và 1.800 thiết bị khác nhau” được sử dụng tại mỗi căn cứ tên lửa.
Dưới mặt đất là một hệ thống đường hầm kết nối ba xilô tên lửa với nhau cũng như các khu vực khác trong căn cứ.
Video đang HOT
Tổng chi phí của căn cứ này là 40 triệu USD và bắt đầu hoạt động vào tháng 4/1961. Con số trên tương đương với 307 triệu USD hiện nay sau khi điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát.
Chương trình tên lửa Titan được phát triển trong thời Chiến tranh Lạnh nhằm tạo ra phương án chống lại một cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô có thể xảy ra.
Titan I một thời là tên lửa tân tiến nhất của Mỹ. Bên cạnh mục đích quân sự, những công nghệ có được từ quá trình chế tạo tên lửa rất quan trọng cho các chương trình không gian vũ trụ của Mỹ.
Trên khắp nước Mỹ có rất nhiều căn cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, và chúng hoạt động trong suốt 3 thập kỷ sau đó của thời Chiến tranh Lạnh. Với tên lửa Titan I, quân đội Mỹ có 6 căn cứ đặt tại phía Tây đất nước. Mỗi căn cứ có 3 tên lửa, có thể được phóng đi từ phòng điều khiển này.
Tên lửa Titan cao hơn 30m và nặng khoảng 115 tấn. Titan I là tên lửa đầu tiên được phóng từ các hầm chứa sâu 50m như căn cứ này. Chi phí để phóng một quả tên lửa là 1,5 triệu USD (tức gần 12 triệu USD ngày nay).
Đây là cửa an toàn được đóng lại trước khi tên lửa phóng đi. Phần lớn các cuộc thử nghiệm đầu tiên của chúng đều không thành công và những lần thất bại này sẽ gây ra thiệt hại lớn đối với xilô và toàn căn cứ.
Căn cứ này đã từng gặp sự cố như vậy vào năm 1962, khi hệ thống thông hơi và van bị trục trặc khiến tên lửa phát nổ bên trong xilô số 1.
Người trong căn cứ phát hiện khói đen và nhanh chóng chạy đến cửa thoát hiểm. Từ bên ngoài họ chứng kiến cửa an toàn nổ tung và xi măng rải rác khắp một khu vực có bán kính 400m.
Việc tái thiết căn cứ sau cuộc thử nghiệm thất bại này mất đến 20 triệu USD…
… Nhưng đến lúc đó, tên lửa Titan I đã buộc phải nhường chỗ cho những người anh em mới và mạnh hơn, Titan II. Năm 1965, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara yêu cầu các tên lửa Titan I bị dỡ bỏ và tiêu hủy, chỉ bốn năm sau khi được phóng lần đầu tiên.
Căn cứ và xilô giờ đây thuộc về sở hữu của một công ty và đang xuống cấp khá nhiều.
Theo Infonet
Nga dọa đưa vũ khí hạt nhân tới Crimea
Một lãnh đạo Bộ ngoại giao Nga ngày 11/3 khẳng định nước này có quyền triển khai vũ khí hạt nhân tới bán đảo Crimea, bởi đây là vùng lãnh thổ của Nga.
Các căn cứ tên lửa của Nga hiện đều đặt sâu trong lãnh thổ nước này (Ảnh: Tass)
Tuyên bố trên được ông Mikhail Ulyanov, lãnh đạo Vụ không phổ biến vũ khí của Bộ ngoại giao Nga, đưa ra tại một cuộc họp báo hôm nay. Theo đó, Nga chưa có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tới Crimea nhưng hoàn toàn có quyền làm việc này.
"Tôi không biết liệu vũ khí hạt nhân đã được triển khai tới đó chưa, và cũng không nghe nói đến kế hoạch nào như vậy nhưng Nga có thể làm việc đó", Ulyanov nói.
Hồi tháng 12 năm ngoái, thượng tướng Sergey Karakayev, Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga, cho biết Nga không có ý định triển khai các đơn vị tên lửa chiến lược tới Crimea.
Điều này không cần thiết, ông Karakayev nói. "Tầm bắn của các tên lửa đạn đạo hiện đại cho phép nó có thể bắn tới mục tiêu ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần tiến ra biên giới của Nga".
"Toàn bộ các khu liên hợp tên lửa đều được triển khai sâu trong lãnh thổ Nga, nơi chúng được bảo vệ trước các vũ khí hủy diệt của kẻ thù", Karakayev khẳng định.
Tuyên bố mới nhất của lãnh đạo Bộ ngoại giao Nga được đưa ra trong bối cảnh Mátxcơva vừa rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, vốn ra đời hậu Chiến tranh lạnh, yêu cầu các nước tham giaphải cắt giảm 2 lần số xe tăng, trọng pháo, máy bay chiến đấu, trực thăng và các vũ khí hạng nặng khác của lục quân.
Tuy vậy, các cuộc thương lượng giữa Nga và NATO đã gián đoạn và gần đây mối quan hệ giữa hai bên trở nên đặc biệt căng thẳng sau những bất ổn tại Ukraine, mà trong đó có việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, bị phương Tây lên án mạnh mẽ.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri