Cận cảnh các dự án đầu tư công Tập đoàn Thuận An trúng thầu tại Hà Nội
Tập đoàn Thuận An liên quan đến 3 dự án đầu tư công trên địa bàn Hà Nội, trong đó 2 dự án đã hoàn thành, 1 đang chậm tiến độ.
Tập đoàn Thuận An với lãnh đạo vừa bị khởi tố về một số tội danh, trong đó có tội đưa hối lộ, đang tham gia các gói thầu thuộc 3 dự án đầu tư công ở Hà Nội, gồm sửa chữa cầu Thăng Long, xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm…
Tập đoàn Thuận An tham gia dự án sửa chữa cầu Thăng Long. Ảnh: Trọng Phú
2 hoàn thành
Trong các gói thầu này, hai công trình đã hoàn thành, đưa vào khai thác gồm dự án sửa chữa cầu Thăng Long và dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, mở thầu vào ngày 1- 7-2020, bắt đầu thi công từ tháng 8-2020 và thông xe tháng 7-2021.
Ở dự án này liên danh trúng gói thầu số 5 gồm Công ty CP Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, và 3 đơn vị khác là Công ty CP Thương mại, Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành.
Theo công bố của chủ đầu tư, giá trúng thầu gói thầu này là gần 243 tỷ đồng, giảm 0,2% so với giá chào thầu. Thời gian thực hiện hợp đồng là 150 ngày.
Video đang HOT
Tại dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Tập đoàn Thuận An cũng tham gia một gói thầu xây lắp. Ảnh: Trọng Phú.
Còn dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 2.538 tỷ đồng từ ngân sách Thủ đô. Dự án được khởi công vào tháng 1-2021 và chính thức khánh thành vào tháng 8-2023.
Tại dự án này, liên danh gồm Thuận An và Công ty CP Cầu 7 Thăng Long trúng gói thầu số 2, thi công xây lắp với giá gần 290 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 690 ngày. Gói thầu này được mở thầu vào tháng 4-2021 và được phê duyệt sau đó 2 tháng.
Cả hai dự án đầu tư công nêu trên đều đã hoàn thành và góp phần giải quyết tình trạng giao thông thường xuyên quá tải giữa trung tâm Hà Nội với các quận huyện ở bờ phía Bắc của sông Hồng.
1 dang dở
Dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, dài 3,7 km, cũng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Ở dự án này, liên danh mà Tập đoàn Thuận An tham gia trúng thầu gói số 40, thi công xây lắp một phần đường đoạn từ nút giao Xuân Diệu đến nút giao Lạc Long Quân, dài 1,6 km.
Dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm còn ngổn ngang. Ảnh: Trọng Phú
Dự án này được khởi công tháng 6-2020, với yêu cầu hoàn thành vào quý III – 2021, nhưng cho đến nay sau gần 5 năm công trường vẫn ngổn ngang.
Người dân sống hai bên đường phản ánh, dự án chậm tiến độ đã khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nắng thì bụi bay mù mịt, mưa thì lầy lội, và thường xuyên diễn ra cảnh ùn tắc do rào chắn thi công.
Công trường thi công dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm – dự án mà Tập đoàn Thuận An tham gia với vai trò là nhà thầu gói thầu số 40. (Ảnh: Trọng Phú)
Trước sự tình trạng trên, Hà Nội đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đốc thúc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Mục tiêu được “cơi nới” là phấn đấu thông xe kỹ thuật trước ngày 30-6 tới, và hoàn thành toàn bộ tuyến đường đê sông Hồng này vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Ngày 17-4, PLO đã liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội để tìm hiểu thông tin về việc Tập đoàn Thuận An tham dự như thế nào trong dự án trên và việc lãnh đạo tập đoàn này bị bắt liệu có ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Tuy nhiên ông Cường từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại và đề nghị phóng viên liên hệ với bộ phận văn phòng Ban để lấy thông tin.
Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Bước đầu, Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam, tiến hành khám xét đối với Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ. Hai lãnh đạo khác của Thuận An gồm Tổng Giám đốc Trần Anh Quang, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Khắc Mẫn cũng bị khởi tố, tạm giam để điều tra các hành vi sai phạm liên quan. Tại Bắc Giang, nơi Thuận An tham gia một số dự án đầu tư công, C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc, Hoàng Thế Du, Trưởng phòng đều thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh này để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ… |
Cận cảnh gói thầu trăm tỷ ngổn ngang của Tập đoàn Thuận An
Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) tham gia liên danh thực hiện gói thầu trị giá gần 100 tỷ đồng thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, 100% vốn ngân sách Trung ương, thời gian thực hiện từ 2020-2023. Dự án có chiều dài toàn tuyến hơn 39km, đi qua 3 huyện Cư Kuin, Krông Pắk, Cư M'gar và TP Buôn Ma Thuột. Dự án được chia làm 2 gói thầu xây lắp (gói 03 và gói 04).
Tại gói thầu xây lắp 03, được chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk ký kết hợp đồng vào năm 2021, với tổng giá trị trúng thầu gần 515 tỷ đồng. Có 4 nhà thầu liên danh, trong đó có Tập đoàn Thuận An, đảm nhận thi công 5,9km, giá trị thực hiện hơn 100 tỷ đồng. Người đại diện Tập đoàn Thuận An để liên danh với 3 nhà thầu thực hiện gói thầu số 03 là ông Trần Anh Quang, Phó Tổng giám đốc. Đến nay, doanh nghiệp này đã thi công được khoảng 95% giá trị hợp đồng.
Một hạng mục nằm trong gói thầu do Tập đoàn Thuận An đảm nhận.
Để thực hiện thi công các hạng mục trong gói thầu của mình, Tập đoàn Thuận An đã thuê nhiều đơn vị thi công khác nhau, trong đó có Công ty TNHH Hoài Ân (trụ sở tại Đắk Lắk) thực hiện phần việc đổ thảm bề mặt đường. Đến nay còn khoảng 350m/5,9km chưa được đổ thảm bởi Tập đoàn Thuận An vẫn đang nợ số tiền 2 tỷ đồng chưa thanh toán cho Công ty TNHH Hoài Ân.
Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty TNHH Hoài Ân cho biết, đang giao bộ phận chuyên môn đối chiếu công nợ với Tập đoàn Thuận An. "Phần việc của Công ty TNHH Hoài Ân thực hiện gần xong, chỉ còn khoảng 350m đường nữa nhưng chưa làm vì phải chờ tập đoàn thanh toán xong khoản nợ hơn 2 tỷ đồng. Bên công ty đã liên hệ với người đại diện của tập đoàn về số nợ. Khi nào họ thanh toán xong nợ cũng như ứng trước tiền cho phần đổ thảm nhựa còn lại chúng tôi mới tiếp tục thi công", ông Bình nói.
Gói thầu đã được thi công khoảng 95% giá trị hợp đồng.
Liên quan đến gói thầu số 03 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo chủ đầu tư cung cấp toàn bộ tài liệu, hồ sơ theo đề nghị của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an.
Theo đề nghị của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an, tỉnh Đắk Lắk cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến gói thầu số 03 gồm: Quá trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư, thiết kế thi công, dự toán xây dựng; hồ sơ mời thầu, quá trình đấu thầu, dự thầu, chấm thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu và quá trình triển khai dự án và gói thầu số 03; ký kết, thực hiện hợp đồng thi công xây dựng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí đầu tư xây dựng dự án và gói thầu số 03 cho đến nay.
Tuy nhiên, do nợ tiền nên các nhà thi công phụ cho Tập đoàn Thuận An đang dừng thi công các công việc, hạng mục còn lại.
Liên quan đến Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột , Báo CAND đã có nhiều bài viết phản ánh việc dự án liên tục chậm tiến độ, dính nhiều vi phạm, đội vốn dự án. Kiểm toán Nhà nước từng chỉ ra rất nhiều sai sót trong công tác quản lý, điều hành; lựa chọn nhà thầu, đàm phán, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng dự án này.
Dự án cũng bị Bộ GTVT 5 lần "tuýt còi" vì chậm tiến độ, đội vốn giải phóng mặt bằng hơn 331 tỷ đồng. Chủ đầu tư lý giải nguyên nhân chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng chậm triển khai. Các nhà thầu thi công yếu kém, không đủ năng lực, chủ đầu tư đã điều chuyển khối lượng hợp đồng 4 nhà thầu (2 nhà thầu phụ, 2 nhà thầu chính) cho các nhà thầu khác nằm trong liên danh gói thầu. Trong đó có việc chấm dứt thực hiện hợp đồng đối với Công ty CP Licogi 166, một trong những nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp số 04 của dự án.
Đi xe máy lên vành đai 3 trên cao, người phụ nữ bị phạt số tiền nửa tháng lương Khi bị lực lượng CSGT xử phạt lỗi đi xe máy lên cao tốc vành đai 3 trên cao (Hà Nội), bà H. bày tỏ hối hận khi biết mức phạt bằng nửa tháng lương đi làm lao công. Sáng 27/3, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) ra quân xử lý xe máy đi vào cao...