Cận cảnh bếp ăn khổng lồ phục vụ 100.000 người mỗi ngày
Bếp ăn cộng đồng lớn nhất thế giới cung cấp 100.000 mỗi ngày tại chùa Vàng, Ấn Độ.
Harmandir Sahib, thường được gọi là Chùa Vàng, là đền thờ đạo Sikh lớn nhất thế giới. Bên trong, người ta xây dựng căn bếp Langar khổng lồ, đã phục vụ các bữa ăn từ năm 1577.
Ước tính, hiện tại, chi phí một năm để duy trì hoạt động của nhà bếp trong một năm vào khoảng hơn 4 triệu USD.
Đây là nhà bếp miễn phí lớn nhất trên thế giới, dành cho bất kỳ ai, không phân biệt tôn giáo, giới tính hay sắc tộc. Mở cửa 24 giờ quanh năm, phục vụ 100.000 người miễn phí mỗi ngày. Vào những ngày lễ tôn giáo con số đó có thể tăng gấp đôi.
Những chiếc chảo khổng lồ dùng để nấu ăn.
Các món ăn nấu trong những chiếc chảo kim loại khổng lồ. Những người đầu bếp sử dụng hơn một trăm bình gas và nhiều khối gỗ khổng lồ để đốt cháy mỗi ngày, giữ cho mọi thứ hoạt động 24/7. Bếp chỉ dừng nấu trong khoảng 30 phút ngắn ngủi để giải lao từ 4:30 đến 5 giờ sáng.
Hàng ngày, các tình nguyện viên gọt vỏ, chuẩn bị hàng ngàn kilogram rau trước khi đem đi nấu. Thực đơn thay đổi, tùy thuộc vào các loại rau sẵn có hoặc mọi người biếu tặng, nhưng thực đơn luôn là món chay.
Mỗi ngày bếp sử dụng khối lượng nguyên liệu khổng lồ. Đó là hơn 375 kg hành tây và 100 kg gia vị chỉ tính riêng cho món ăn dal truyền thống. Nhà bếp chi hơn 5.000 USD một ngày chỉ riêng cho món bơ ghee.
Cận cảnh bếp ăn khổng lồ phục vụ vụ 100.000 người mỗi ngày
Một trong những thách thức lớn nhất đối với nhà bếp là bánh mì chapati. Không giống như những chiếc thùng khổng lồ làm ra hàng loạt chiếc bánh, mỗi chiếc bánh chapati phải cuộn riêng trước khi nấu. Sau đó, khi nấu chín, người đầu bếp tráng bánh bằng tay với bơ để tăng thêm hương vị và giúp cho bánh không bị khô.
Để đáp ứng nhu cầu, công việc làm bánh phân chia giữa máy móc và con người làm bằng tay. Chỉ tính riêng việc sản xuất bánh mì đã tiêu tốn 10 tấn bột mỗi ngày.
Quy mô bếp không ngừng mở rộng để phục vụ đủ cho số lượt khách tăng lên mỗi năm. 20 năm trước, nhà bếp chỉ sử dụng 3.500 kg bột mì mỗi ngày, nhưng bây giờ con số đó đã tăng gần gấp ba.
Sewadars, từ địa phương để chỉ những tình nguyện viên làm việc tích cực, quên mình ở đây. Họ là chìa khóa để duy trì hoạt động nhà bếp công cộng hàng ngày. Từ việc gọt, thái rau, rửa nguyên liệu sạch sẽ, thậm chí cả quyên góp thức ăn, đến phục vụ và dọn dẹp, hầu hết mọi thứ đều do tình nguyện viên thực hiện. Bếp ăn sử dụng khay kim loại cho sạch sẽ nhưng lại gây ra nhiều tiếng ồn.
Chùa vàng Kinkakuji - biểu tượng của cố đô Kyoto, Nhật Bản
Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới mỗi khi có dịp du lịch Nhật Bản đều sẽ tìm đến đây để có thể tự mình chiêm ngưỡng được ngồi chùa vàng Kinkakuji cổ kính độc đáo và ấn tượng này.
Cố đô Kyoto Nhật Bản được biết đến là địa điểm lịch sử với hàng ngàn năm vẫn còn lưu giữ nền văn hóa lâu đời cho đến ngày nay và những công trình kiến trúc cực kì cổ kính. Nổi bật bật nhất trong số đó có lẽ là ngôi chùa được vàng xa hoa đó chính là chùa Vàng Kinkakuji. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới mỗi khi có dịp du lịch Nhật Bản đều sẽ tìm đến đây để có thể tự mình chiêm ngưỡng được ngồi chùa cổ kính độc đáo và ấn tượng này.
Chùa vàng Kinkakuji - biểu tượng của cố đô Kyoto, Nhật Bản
Đôi nét về chùa Vàng Kinkakuji
Chùa vàng Kinkakuji Nhật Bản ngoài tên gọi Kinkakuji còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như đền thờ Golden Pavilion, chùa Rokuon-ji hay Kim Tự Các... Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào tận những năm 1937 theo lệnh của Shogun Ashikaga Yoshimitsu. Ngôi chùa Vàng hiện nay là tòa nhà công trình duy nhất cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại sau những trận chiến khốc liệt tại Nhật, các tòa nhà còn lại dường như đều đã bị cháy hết toàn bộ. Đến năm 1955, chùa vàng đã được trùng tu lại nguyên bản như lối kiến trúc ban đầu của nó và được phủ mạ vàng lên trên khắp ngôi chùa. Chính điều này lại càng làm cho ngồi chùa tô điểm thêm phần xa hoa, lộng lẫy cho ngôi chùa và thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng sự lộng lẫy của ngôi chùa.
Tọa lạc ngay tại số 01 Kinkakuji-cho, Kita-ku, Kyoto-shi- thuộc cố đô Kyoto, Nhật Bản. Chùa Vàng Kinkakuji đã trở thành địa điểm tham quan và hành hương vô cùng hấp dẫn du khách du lịch Nhật Bản nếu đã đến với cố đô Kyoto tham quan. Không chỉ bởi những nét ấn tượng của ngôi chùa mà ngay cả đến lối kiến trúc và thiết kế của ngôi chùa cũng vô cùng độc đáo. Và cũng vì những điều này mà tổ chức UNESCO đã công nhận ngồi chùa Vàng Kinkakuji chính là di sản văn hóa thế giới.
Cách di chuyển đến chùa vàng - Kinkakuji
Có rất nhiều cách để cho khách tham quan du lịch Nhật Bản có thể di chuyển đến ngôi chùa vàng Kinkakuji nổi tiếng tại Kyoto này:
Cách thứ nhất: Bạn có thể di chuyển bằng xe buýt số 101 hoặc 205 từ Kyoto Station, chỉ mất khoảng 40 phút và 230 của bạn là đã có thể tới được chùa vàng. Cách thứ hai: Di chuyển bằng cách từ ga tàu điện ngầm Kitaoji Station, mất khoảng 15 phút di chuyển và 260 , sau đó di chuyển bằng xe taxi mất khoảng 10 phút và chi phí từ 1000-1200 . Ngoài ra, thay vì di chuyển bằng taxi bạn có thể bắt tiếp xe buýt số 101, 102, 204 hoặc 205 (10 phút, 230 ) để có thể di chuyển đến chùa vàng Kinkakuji.
Chùa vàng gần như mở cửa tất cả các ngày trong tuần để đón tiếp khách tham quan, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều để du khách có thể tham quan chùa, vé để vào cửa sẽ là 400.
Vẻ đẹp của chùa vàng qua các mùa trong năm
Vẻ đẹp của chùa vàng qua các mùa trong năm
Một điểm nhấn biểu trưng đặc biệt cho uy thế và quyền lực của các vị tướng là trần của tầng thứ 3 được bao bọc bởi các lá vàng mỏng. Ngày nay, toàn bộ ngôi chùa đều được bọc bằng những lá vàng hoàn toàn nguyên chất ngoại trừ tầng trệt của ngôi chùa, khiến cho ngôi chùa lại tăng thêm phần vô cùng lớn về cả phần tín ngưỡng lẫn vật chất. Và đến thăm ngôi chùa và từng mùa trong năm du khách sẽ được chiêm ngưỡng các vẻ đẹp khác nhau của chùa.
Mùa xuân Nhật Bản với nhiệt độ rơi vào khoảng 10 độ C, một dịp rất lý tưởng cho những khách đi tour du lịch Nhật Bản có thể ngắm nhìn ngôi chùa vàng Kinkakuji. Hơn nữa mùa xuân tại Nhật cũng là mùa diễn ra rất nhiều các lễ hội. Hoa Anh Đào cũng nở lác đác trên các rặng núi lên chùa. Quả thực là một cảnh tượng tuyệt đẹp dành cho du khách đi đến chùa trong thời gian này.
Mùa hạ khi ánh nắng đã bắt đầu chói chang thì cũng chính là lúc khắp các khu vườn của chùa vàng tại Kinkakuji những tiếng côn trùng kêu rí rích khắp mọi nơi. Những tiếng xì xào của những rừng trúc khẽ kêu trước gió vào những đêm hè tĩnh lặng sẽ mang lại cho du khách cảm giác tĩnh tâm nhất.
Mùa thu nếu khách đã từng đến chùa vàng Kinkakuji một lần vào mùa thu hẳn sẽ không bao giờ có thể quên nổi màu đỏ của những chiếc lá phong. Từng rặng phong đỏ rực như màu đỏ của hoàng hôn đã làm cho chùa Vàng Kinkakuji trở nên nổi bật sáng bừng. Có lẽ đó sẽ là cảnh tượng lưu giữ mãi trong tâm trí của du khách.
Mùa đông nếu khách du lịch đi tour Nhật Bản sợ đến chùa vào mùa đông lạnh lẽo thì đừng lo. Bởi mùa đông lại là mùa chùa vàng Kinkakuji đẹp nhất trong năm những chia sẻ của du khách đã từng đến đây. Từng bông tuyết trắng rơi trên mái chùa sẽ khiến lòng ta dễ bị xao xuyến hơn lúc nào hết. Rực ánh lên giữa nền tuyết trắng là màu vàng ấm áp của mái chùa cong cong dường như tia sáng xua đi cái lạnh lẽo giá rét của mùa đông.
Giữa hàng ngàn ngôi chùa tại Nhật Bản thì chùa vàng Kinkakuji nổi trội hơn tất cả bởi những nét đẹp của nó và kể cả các giá trị về văn hóa mà ngồi chùa mang lại. Hãy thử một lần đến chùa vàng Kinkakuji trong chuyến du lịch Nhật Bản một ngày nào đó. Dù là bạn đến chùa vào bất cứ lúc nào trong năm cũng sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm mà bạn sẽ nhớ mãi.
Ngôi chùa nạm 4.500 viên kim cương trên mái Không chỉ nạm kim cương trên mái, chùa Shwedagon còn nổi tiếng khi được dát 90 tấn vàng. Shwedagon là ngôi chùa được nhắc đến nhiều nhất Yangon, nằm trên một đỉnh đồi nhỏ ở trung tâm Yangon. Do đó, du khách có thể nhìn thấy chùa từ hầu hết các vị trí trong thành phố. Khi trời tối, cả ngôi chùa được...