Cận cảnh bệnh viện 1.000 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng
Gần 1.400 nhân viên y tế từ 15 đơn vị trên khắp cả nước chi viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại bệnh viện hồi sức 1.000 giường. Các lực lượng đang chạy đua hoàn thiện nơi điều trị để kịp đón bệnh nhân.
Hệ thống giường điều trị cho các bệnh nhân nặng cần hồi sức đã và đang được chuyển tới trung tâm nhanh chóng – Ảnh: AN MỸ
Ngày 15-7, đội ngũ y bác sĩ tất bật hoàn tất để đưa vào hoạt động 30 giường hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện hồi sức cấp cứu 1.000 giường đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức) dành cho bệnh nhân COVID-19 cần phải đặt ECMO, hoặc thở máy, lọc máu…
Tất cả công tác đều được thực hiện khẩn trương để kịp tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch chuyển đến.
Trước đó, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 và lượng bệnh nhân nặng tại TP.HCM ngày một tăng cao, ngày 14-7, Bệnh viện hồi sức cấp cứu 1.000 giường đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 được thành lập và đi vào hoạt động, chỉ sau vài ngày được Bộ Xây dựng thẩm định cho phép sử dụng khu vực điều trị nội trú.
PGS.TS Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết điểm thuận lợi nhất của bệnh viện chính là cơ sở hạ tầng sẵn có với cấu trúc hạ tầng hiện đại có thể hỗ trợ hô hấp một lúc đến 1.000 bệnh nhân (thở oxy, thở máy không xâm lấn, thở máy xâm lấn).
Tất cả giường bệnh đều có hệ thống oxy trung tâm và hút trung tâm, trong đó có 100 giường chăm sóc đặc biệt có hệ thống khí nén trung tâm bên cạnh oxy và hút trung tâm.
Theo kế hoạch, sẽ có 15 đơn vị với 1.362 nhân viên y tế (chuyên về hồi sức) huy động chi viện cấp cứu bệnh nhân nặng và nguy kịch. Trong đó có 570 nhân sự huy động từ các bệnh viện trung ương và của các địa phương; 792 nhân sự từ 8 bệnh viện của TP.HCM.
Video đang HOT
Bên cạnh lực lượng nòng cốt từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân 115, ĐH Y dược… còn có lực lượng y tế của các tỉnh Thanh Hóa (50 người), Hải Phòng (100 người) và Bệnh viện 74 trung ương Vĩnh Phúc (30 người).
Trong số những nhân viên y tế chi viện lần này, có bác sĩ Trần Thanh Linh – phó khoa hồi sức cấp (Bệnh viện Chợ Rẫy), người từng trực tiếp điều trị cho “bệnh nhân 91″ (phi công người Anh), và được điều động chi viện điều trị nhiều điểm nóng Đà Nẵng, Bắc Giang.
Một số hình ảnh công tác chuẩn bị bên trong bệnh viện hồi sức 1.000 giường này.
Đợt này Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện 53 thành viên, trong đó có 25 bác sĩ và 28 điều dưỡng có chuyên môn và kinh nghiệm qua các đợt chi viện chống dịch trước đó tại miền Trung và miền Bắc – Ảnh: AN MỸ
Vật tư thuốc men, các dụng cụ bảo hộ được chuyển vào bệnh viện – Ảnh: AN MỸ
Ngay trong đêm 14-7, lực lượng nhân viên y tế khẩn trương sắp xếp các hệ thống giường, tủ và các trang thiết bị hỗ trợ hồi sức cho người bệnh – Ảnh: AN MỸ
Không chỉ duy nhất nhiệm vụ chăm sóc người bệnh, các nhân viên y tế chi viện mỗi người một tay lao vào công tác chuẩn bị với mục tiêu có thể tiếp nhận bệnh nhân nhanh nhất – Ảnh: AN MỸ
Sẽ có lần lượt gần 1.400 nhân viên y tế đến từ 15 đơn vị trên khắp cả nước chi viện điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch tại bệnh viện hồi sức 1.000 giường. Các lực lượng sẽ do Sở Y tế TP.HCM điều phối tùy vào tình hình thực tế tại bệnh viện – Ảnh: AN MỸ
Với nhiệm vụ phụ trách 300 giường hồi sức nặng và 30 giường hồi sức nguy kịch, đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ là lực lượng chủ lực ở đây, kết hợp với đồng ngiệp đến từ 14 đơn vị khác khắp cả nước – Ảnh: AN MỸ
Nhóm y bác sĩ đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện cho bệnh viện hồi sức 1.000 giường – Ảnh: AN MỸ
Nhân viên y tế đang thiết lập hệ thống ICU (hồi sức) cho bệnh nhân nặng và nguy kịch – Ảnh: AN MỸ
Khu giường bệnh khá thông thoáng. Tất cả giường bệnh đều có hệ thống oxy trung tâm và hút trung tâm, trong đó có 100 giường chăm sóc đặc biệt có hệ thống khí nén trung tâm bên cạnh oxy và hút trung tâm – Ảnh: AN MỸ
TP.HCM vượt ngưỡng 19.000 ca mắc COVID-19
Tính đến 12h ngày 15-7, TP.HCM ghi nhận 19.405 ca mắc COVID-19. Số ca mắc mới vẫn tăng duy trì ở mức 4 con số, đặc biệt số ca chưa xác định nguồn lây cũng không có dấu hiệu dừng lại.
Đến nay, TP.HCM đã thiết lập khoảng 24 bệnh viện với tổng số trên 45.000 giường để tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Ngoài lực lượng tại chỗ còn có sự chi viện của lực lượng y tế các tỉnh, thành và trung ương hỗ trợ, đến nay gần 5.000 người.
Ca mắc COVID-19 nặng nhất miền Bắc, phải thở máy, dùng thuốc hiếm hiện ra sao?
BN1465 - ca bệnh COVID-19 nặng nhất ở miền Bắc, xuất hiện "cơn bão cytokine", đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đã có diễn biến tích cực hơn, phổi tiến triển tốt hơn, đang được xem xét cai thở máy, không cần can thiệp ECMO.
BN 1465 đang tập cai máy thở, không phải dùng tim phổi nhân tạo
Theo đó, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, sức khỏe của bệnh nhân 1.456, người phải thở máy trong những ngày vừa qua đã có dấu hiệu tiến triển tốt lên so với những ngày trước.
Hiện phổi của bệnh nhân giảm tổn thương, trao đổi oxy máu tốt hơn, không xuất hiện diễn biến xấu trong quá trình điều trị. Bệnh nhân đang trong quá trình cai máy thở mà không cần phải can thiệp ECMO tuần hoàn ngoài cơ thể.
Bệnh nhân 1465, nữ, quê ở Vũng Tàu, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư từ ngày 2/1, khi mới nhập viện mệt mỏi, rét run, ăn uống kém. Ngày 5/1, bệnh nhân suy hô hấp, phải thở oxy, diễn tiến nặng, được đặt ống nội khí quản, thở máy.
Cùng lúc đó, người bệnh bị "cơn bão cytokine" tấn công, tổn thương phổi trên 75%, trao đổi oxy máu kém, các bác sĩ cân nhắc can thiệp ECMO nếu tình hình xấu hơn.
Bão Cytokine là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt chất cytokine gây viêm, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt.
Người phụ nữ này có tiền sử cắt thùy giáp bên phải. Ngày 26/12, bà xuất hiện mệt mỏi, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai, sau đó chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào ngày 31/12. Những ngày tiếp theo bệnh nhân mệt nhiều, run chân tay, chán ăn. Hiện bệnh nhân đã được sử dụng an thần, thở máy.
Tại buổi hội chẩn Quốc gia vào ngày 7/1, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương xin ý kiến Hội đồng chuyên môn khi bệnh nhân có biểu hiện suy giáp, cơ yếu, thường xuyên có cơn rét run, hạ thân nhiệt, "cơn bão cytokine" xuất hiện; biểu hiện suy tim, tắc mạch phổi; xem xét sử dụng huyết thanh của người khỏi bệnh.
Đối với trường hợp bệnh nhân này, Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương xem xét lọc máu, xem xét đặt ECMO cho bệnh nhân. Đồng thời theo dõi các thông số dịch, tăng cường dinh dưỡng tĩnh mạch, theo dõi các chỉ số về tim mạch, nội tiết.
Đặc biệt, Hội đồng chuyên môn cũng điều phối thuốc hiếm "remdesivir" từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để kịp thời điều trị bệnh nhân; Bệnh viện cũng tăng cường nhân lực để theo dõi sát tình trạng bệnh nhân.
Gần 17.500 người đang cách ly, 42 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng
Tính đến 18h ngày 11/01, Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.
Tính từ 18h ngày 10/01 đến 18h ngày 11/01ghi nhận thêm 1 ca mắc mới là ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Hôm nay là ngày thứ 42 liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng. Riêng Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay không ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh cũng trải qua 42 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm mới ở cộng đồng.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có tổng số gần 17.500 người đang được cách ly tập trung. Trong đó, 147 trường hợp cách ly tập trung tại bệnh viện, gần 15.900 trường hợp cách ly tập trung tại cơ sở khác, số còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Đến nay, Việt Nam đã phát hiện 1.515 ca mắc COVID-19, tổng số ca COVID-19 khỏi bệnh ở nước ta là 1.361. Có 35 người đã tử vong sau âm tính từ 3-4 lần. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 25 người đã chuyển âm tính ít nhất một lần với SARS-CoV-2. Việt Nam có 42 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: 'Không có chảy máu chất xám' 221 nhân viên y tế nghỉ việc trong một năm, song bệnh viện tuyển thêm hơn 500 người, lãnh đạo khẳng định sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Lãnh đạo viện cho biết kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2020-2021 do...