Cận cảnh bát hương cao hơn 2 mét, mỗi lần thắp phải đứng trên ghế cao, gia chủ không dọn tàn hương vì lý do đặc biệt
Cách cắm này thật ra chỉ có những người lớn tuổi mới biết.
Trên mạng xã hội mới đây vừa lan truyền một đoạn video clip về một bát hương (từ bình hoa lớn) đầy và cao hơn 2 mét. Nghe thật vô lý nhưng đó hoàn toàn là sự thật khi bạn nhìn thấy những hình ảnh dưới đây.
Đây ắt hẳn là bát hương lâu năm nhất mà nhiều người từng thấy, vì quan niệm rằng bát hương càng đầy, càng cao thì tổ tiên, ông bà càng hiển linh, nên nhiều gia chủ quyết định không rút tỉa mà để chân hương, tàn hương đầy đặn, um tùm, giúp gia chủ sẽ có nhiều lộc hơn.
Chân hương mới sẽ được cắm lên chân hương cũ, từ năm này qua năm khác sẽ tạo thành tầng tầng lớp lớp, tán hương xoè rộng trông như một cây xanh. Cách cắm này thật ra chỉ có những người lớn tuổi mới biết.
Cách cắm hương tạo tầng này không phải ai cũng biết.
Video đang HOT
Mặc dù cách cắm hương này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh của từng nhà thế nhưng nhiều năm nay nó vẫn nhận được không ít lời cảnh báo nguy hiểm vì dễ gây hỏa hoạn.
“Cháy thì không biết chạy đi đâu”, tài khoản B.K bình luận.
“Tàn hương càng nhiều thì lộc càng nhiều, tổ tiên càng hiển linh, thường các đền thờ tổ không gỡ tàn hương mà để một vài năm, thậm chí chục năm” , bạn H.L bình luận.
Hướng dẫn lau dọn ban thờ đúng cách để hút tài lộc ngày Rằm tháng Chạp ngày Rằm tháng Chạp
Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, ban thờ là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Lau dọn ban thờ cũng là một công việc cần sự tỉ mỉ và có những lưu ý rõ ràng.
Khi nào mới được lau dọn ban thờ?
Hướng dẫn lau dọn ban thờ đúng cách để hút tài lộc ngày Rằm tháng Chạp (Hình ảnh minh họa)
Thông thường, việc lau dọn bàn thờ cũng cần theo dịp, không phải lúc nào cũng nên lau dọn bàn thờ. Đó là vào trước các ngày rằm, ngày mùng 1, ngày giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước ngày Tết. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm là để bày tỏ lòng thánh kính của gia chủ với thần linh, Tổ tiên.
Ai là người tiến hành lau dọn ban thờ?
Việc lau dọn bàn thờ thường cho gia chủ đại diện trong gia đình đứng lên thực hiện. Trước kế hoạch dọn dẹp bàn thờ, các bạn phải lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉn chu.
Thứ tự lau dọn
Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương, ... đều cần dùng nước ấm lau rửa sạch sẽ . Lau dọn bài vị của thần Phật đầu tiên rồi sau đó mới đến bài vị tổ tiên và dọn dẹp bát hương.
Dùng một chiêc chôi chuyên dung đê quet don cac bui bân, mang nhên hay các tan tro trên ban thơ, sau đó dung khăn sach thâm nươc âm lau lai lần nữa. Sau khi ban thơ đa đươc lau don sach se, ta tiên hanh đăt lại bai vi vào chô cu rôi mơi băt đâu tia chân hương.
Các việc cần làm khi dọn bàn thờ
Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ thì gia chủ cần thắp hương cho thần linh, tổ tiên để xin phép được dọn dẹp bàn thờ. Chờ đến khi hương cháy hết, rồi mới bắt đầu dọn dẹp.
Dùng nước ấm, khăn sạch lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên
Tiếp đến sẽ là dọn bát hương. Các bạn dùng thìa nhỏ xúc tro đổ ra ngoài rồi rửa sạch sẽ bát hương để nơi khô ráo, sạch sẽ.
Thắp hương xin phép trước khi tiến hành dọn dẹp
Tiếp đó, các bạn đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ
Cuối cùng là thắp hương để thông báo cho thần linh, tổ tiên biết gia chủ đã dọn dẹp xong
Những kiêng kỵ tuyệt đối khi lau dọn ban thờ
- Tránh di chuyển chân hương một cách tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh, may mắn của gia chủ.
- Tuyệt đối không dùng nước lạnh để rửa bài vị.
- Tỉa và đổ chân hương sai cách.
- Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh và gia tiên không đúng vị trí.
- Không làm đổ vỡ đồ thờ.
Những thay đổi trên ban thờ báo hiệu điều bất ổn, gia chủ không được bỏ qua Ban thờ là một trong những đồ vật quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Nếu bạn thờ gặp phải những báo hiệu tâm linh như bát hương tổ tiên bị cháy, ảnh thờ bị lệch,...thì gia chủ cần phải tìm hiểu nguyên nhân ngay lập tức. Đây có thể là một điềm báo xấu về vận hạn trong ngôi nhà của bạn....