Cận cảnh ‘bảo vật quốc gia’ húc đổ cổng dinh Độc Lập
Vừa qua, xe tăng T54 húc đổ cổng phụ dinh Độc Lập đã vinh dự được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia.
Đây là chiếc tăng T54 cùng đội hình đã húc vào cổng phụ của dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975.
Xe tăng T54 số hiệu 843 là loại xe tăng hạng trung do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chiếc xe tăng 843 đã được các chiến sĩ quân giải phóng điều khiển tiến vào phủ tổng thống ngụy.
T54 đã bắn cháy 3 xe tăng và xe bọc thép của địch.
Từ chiếc xe tăng này, chỉ huy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ giải phóng lên nóc phủ tổng thống ngụy, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm của dân tộc ta.
Video đang HOT
Xe có chiều dài 620cm, rộng 327cm, cao 127cm.
Cấu tạo dạng ‘cơ bắp’ của T54.
Cũng như xe tăng T59 số hiệu 390, xe tăng T54 số hiệu 843 đóng vai trò quan trọng trong thời khắc lịch sử quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trên tháp pháo có gắn súng 12,7 ly. Hai bên tháp pháo có sơn ngôi sao vàng trên nền vòng tròn đỏ viền vàng.
Đèn pha và nhiều thiết bị khác trên T54 còn khá mới vì được bảo dưỡng tốt.
Xe tăng T54 đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.
Theo Đất việt
Mig21 do Phạm Tuân lái trở thành 'bảo vật quốc gia'
Máy bay Mig 21 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển bắn hạ B52 năm 1972 và xe tăng T54B tham gia tấn công dinh Độc lập vừa được công nhận là "bảo vật Quốc gia".
Hai bảo vật này đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Máy bay MiG-21 số hiệu 5121, từng được biên chế vào đội hình tiêm kích của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 Không quân từ tháng 7/1972. Đêm 27/12/1972 (ngày thứ mười của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không), máy bay này do anh hùng Phạm Tuân lái, xuất kích bất ngờ từ sân bay Yên Bái...
Đến vùng trời Sơn La, Phạm Tuân phát hiện mục tiêu B52 và xin phép vào công kích. Do địch chưa phát hiện Mig 21 "bám đuôi", Phạm Tuân nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ của địch, bám được B52, công kích bằng 2 quả tên lửa.
Chiếc B52 thứ hai trong đội hình bị trùm trong 'biển lửa'. Ngay sau đó, Phạm Tuân điều khiển máy bay thoát ly, quay về sân bay Yên Bái hạ cánh an toàn. Ngoài bắn hạ một chiếc B52, chiếc Mig21 còn bắn rơi 4 máy bay khác.
Buồng lái, nơi phi công Phạm Tuân điều khiển máy bay Mig 21, góp phần vào thắng lợi quyết định trong trận "Điện Biên Phủ trên không".
"Bảo vật quốc gia" khác được trưng bày là xe tăng T54 số hiệu 843 dẫn đầu đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2 tham gia tấn công Phủ Tổng thống Sài Gòn (nay là Dinh Độc lập) ngày 30/4/1975.
Xe tăng do Liên Xô chế tạo, tháp pháo có gắn súng 12,7 ly, được trưng bày ở vị trí trang trọng trong bảo tàng.
Tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn có nhiều hiện vật giá trị khác như chiếc Jeep mang biển số 15770, đã tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
Theo VNE
Xe tăng thần tốc Ngày 30-4-1975, chiếc xe tăng T54 số hiệu 843 thuộc Đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 đã trở thành chiếc xe đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Lượn tránh chướng ngại vật, đang tốc độ cao nên xe 843 hơi lệch sang trái so với cổng chính, chưa kịp lấy lại hướng thật chính xác thì đã...