Cận cảnh băng giá Mẫu Sơn
Đọng trên những cành tùng trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), những giọt băng vì giá lạnh long lanh, huyền ảo trước ống kính máy ảnh đêm 7/1.
Các nhiếp ảnh gia và nhiều du khách đổ lên đỉnh Mẫu Sơn để chiêm ngưỡng băng giá.
Người dân ở đây cho hay, băng giá bắt đầu xuất hiện từ đêm 6/1 và đến sáng 7/1 thì lan toả khắp nơi.
Tại đỉnh Mẫu Sơn đêm 7/1, một số cây tùng cảnh tại cửa khách sạn Yến Yến vẫn còn đọng những giọt băng.
Băng long lanh, huyền ảo qua ánh đèn khi hiện lên trước ống kính máy ảnh.
Tối 7/1 nhiệt độ trên đỉnh Mẫu Sơn đo được là 0 độ C.
Du khách đốt lửa sưởi ấm vì quá lạnh.
Video đang HOT
Đêm 6/1, nhiệt độ tại đỉnh Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500 m so với mực nước biển, xuống -1 độ khiến hơi nước ngưng tụ, đóng băng.
Đến khoảng 10h sáng 7/1, băng giá bao trùm khoảng 4 km2 đỉnh núi Mẫu Sơn.
Tất cả cây cối…
.., đến những bức tường của các tòa nhà đều trắng vì băng.
Du khách hào hứng chụp ảnh ghi lại hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên.
Tuy nhiên, băng giá cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của các loài cây…
…và gây khó khăn cho phương tiện khi di chuyển khoảng 25 km từ chân núi lên đỉnh Mẫu Sơn.
Hoàng Hà – Yến Yến
Theo VnExpress
Trẻ vùng cao chơi cù để xua tan giá lạnh
Để sưởi ấm người trong cái lạnh 10 độ C, đám trẻ miền núi ở Pà Cò, Mai Châu (Hòa Bình) tìm đến trò đánh cù quen thuộc giữa màn sương mờ ảo.
Trong buổi sáng đầu tiên của năm, hàng chục trẻ em người Mông ở bản Hang Kia (Mai Châu) căng dây đánh cù (tiếng Mông gọi là Vi Vồng) giữa thời tiết giá lạnh.
Người Mông chơi loại cù gỗ (quay) rất riêng: phần trên không có tu, phía dưới vót nhọn. Hầu hết cù đều được các em tự đẽo bằng tay, không tiện tròn mịn, không có bi hoặc đinh như quay của trẻ em Kinh.
Người Mông cũng có cách bổ cù riêng và rất chuẩn. Các em nhỏ thường tay cầm cù cao ngang gáy rồi ném cù xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên...
... và chúi toàn thân người về phía trước để bổ.
Hoặc để cù ở khoảng ngang bụng rồi lăng ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.
Dây được cuốn giữ quanh thân, khi cù văng ra kết hợp với lực giật đầu dây sẽ giúp cù quay tít hơn.
Người Mông có đặc điểm chơi cù rất giỏi, nhiều trẻ em bổ phát nào trúng phát ấy.
Những con cù bị "ăn" (đánh trúng) sẽ lõm hoặc xước đầy mình. Trò chơi dân gian này vẫn để lại những câu truyền miệng : "Càng vố càng vu, ăn vố trả vố"... và thường được chơi vào dịp lễ hội truyền thống của người Mông.
Trong tiết trời lạnh 10 độ C và sương mù dày đặc, chơi cù cũng là biện pháp làm nóng người. Nhiều em chỉ đi dép, đầu trần, không tất, không găng tay giữa giá lạnh.
Hoặc cùng lắm là khoác thêm chiếc áo ấm có mũ để chắn gió.
Niềm vui chiến thắng giản dị của các em nhỏ.
Hoàng Hà
Theo VnExpress
Pháo hoa nghệ thuật đẹp rực rỡ đêm 10/10 Màn bắn pháo hoa nghệ thuật hoành tráng, kết hợp với những chùm ánh sáng laze khiến sân Mỹ Đình mang vẻ đẹp kì ảo thật đặc biệt. Pháo hoa chỉ được bắn tại duy nhất khu vực sân Mỹ Đình, và đây thực sự là một màn pháo hoa nghệ thuật ấn tượng. Những chùm ánh sáng đẹp rực rỡ, lung linh...