Cận cảnh “bãi phế liệu nổi” tiền tỷ giữa hồ Tây
Những du thuyền, nhà hàng tiền tỷ từng một thời sầm uất nhất Thủ đô, sau một thời gian dài xếp hàng chờ thanh thải, đã vô tình tạo nên một bãi phế thải trên hồ Tây.
Do hoạt động kinh doanh dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường của các nhà nổi, du thuyền tại hồ Tây, đầu tháng 2-2017, UBND TP Hà Nội ra quyết định chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh này tại khu vực (từ số 2 đến số 10 phố Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ), buộc phải di dời tập kết tại Đầm Bảy, phường Nhật Tân.
Sau hơn 4 năm dừng hoạt động, những du thuyền tiền tỷ sang trọng ngày nào giờ đây chỉ còn là đống sắt vụn nổi trên mặt hồ, ngày càng hoen rỉ xuống cấp nghiêm trọng đến mức gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, sau bao năm mòn mỏi chờ đợi, những chiếc du thuyền này vẫn chưa biết số phận của mình sẽ đi về đâu.
Mới đây, UBND quận Tây Hồ đã đề xuất, kiến nghị lên TP Hà Nội, trong đó kiến nghị Sở Văn hóa và thể thao, Sở Giao thông vận tải về phương án kinh doanh và xây dựng bến thủy nội địa trên hồ Tây.
Đồ đạc ngổn ngang, thân tàu bong tróc, bị vẽ bậy nguệch ngoạc, các bộ phận trên tàu bị ăn mòn, hoen rỉ nghiêm trọng là tình trạng chung của gần 10 du thuyền, nhà nổi neo đậu tại hồ Tây do bị bỏ hoang lâu ngày.
Ghi nhận của PV báo điện tử Tổ Quốc, toàn bộ tàu thuyền neo đậu tại đây đều trong tình trạng hoen rỉ.
Nhiều thuyền đã xuống cấp, bị bục đáy khiến nước tràn vào. Điều này khiến cảnh quan khu vực bị ảnh hưởng trầm trọng.
Tháng 5.2019, con tàu Hải Đăng bốc cháy dữ dội, có nguy cơ cháy lan sang các du thuyền bỏ hoang khác. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 10 phút dập lửa, lực lượng chức năng đã dập tắt đám cháy. Hiện giờ con tàu tan hoang như thế này.
Video đang HOT
Anh Ngọc Vũ (Tây Hồ, Hà Nội) bày tỏ: Nếu không cho họ kinh doanh thì chính quyền nên sớm có biện pháp để tháo dỡ, di dời, trả lại cảnh quan cho Hồ Tây. Giờ để nó hoen rỉ, mục nát, xuống cấp thế này vừa mất mĩ quan vừa ô nhiễm môi trường. Không những thế các du thuyền, nhà nổi này dễ trở thành địa điểm của các tệ nạn xã hội.
Những con tàu bạc tỷ giờ thành hoang phế, vắng lặng.
Theo thời gian, những con tàu này xuống cấp trầm trọng, như bãi sắt vụn giữa mặt hồ, không chỉ gây mất cảnh quan thiên nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước ở đây.
“Chục chiếc du thuyền ở đây đều hoen rỉ xuống cấp hỏng hóc hết, ban đêm thì trộm cắp, nghiện ngập đến… Vừa rồi dịch COVID-19 trộm đột nhập lấy đi rất nhiều tài sản. Dù chỉ là đống sắt vụn nhưng chúng tôi vẫn phải trông coi” – ông Lê Hữu Thông (70 tuổi), người trông coi tàu nhiều năm qua, chia sẻ.
20 con thuyền đạp vịt bỏ không đang dần hỏng hóc.
Tại một số thuyền vẫn có người sinh sống, chủ yếu để trông coi “bãi phế liệu” này.
Một góc hồ Tây giờ trở nên tiêu điều
Nhiều người đánh bắt thủy sản trên Hồ Tây lấy những con tàu này làm bến đỗ.
Một góc Đầm Bảy (hồ Tây) trở thành bãi rác chứa những khối sắt hoen rỉ khổng lồ. Số phận của những chiếc nhà thuyền này khó có thể xác định khi mà chúng vẫn bị bỏ hoang phế, dập dềnh trên mặt hồ hết ngày này sang ngày khác…
Nhìn gần quy trình ướp trà sen đắt nhất Việt Nam
Tháng 6 khi sen hồng bắt đầu nở rộ tại các đầm ở Hồ Tây cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen tại phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) tất bật vào vụ mùa mới.
Để làm ra được 1 kg trà sen khô loại thượng hạng thì cần đến 1.000 bông sen tươi và phải trải qua 7 lần tẩm ướp với quy trình rất kỳ công
1kg trà sen Hồ Tây thượng hạng trên thị trường có giá bán từ 7-10 triệu đồng/kg. Loại trà xổi ướp trong bông sen có giá 30 nghìn đồng/bông (khoảng 3-4 triệu đồng/kg). Đây cũng được xem là loại trà có giá đắt đỏ bậc nhất chỉ dành cho giới nhà giàu.
Từng bông sen Bách Diệp được chọn lựa cẩn thận sau đó cánh hoa, nhụy hoa và gạo sen được tách rời.
Sen dùng ướp trà nhất định phải là sen Bách Diệp ở Hồ Tây với nhiều cánh, màu hồng nhạt, chúm chím nụ.
Những bông hoa sen phải được hái từ sáng sớm, khi còn hơi sương để đảm bảo độ tươi và giữ được hương vị của sen.
Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ làm nghề, cánh hoa, nhụy hoa và gạo sen được tách rời. "Để thu được 100g gạo sen sẽ cần trung bình khoảng 1000 bông hoa".
Nhắc đến công việc làm trà sen truyền thống phải kể đến gia đình cụ Nguyễn Thị Dần (98 tuổi) sống tại số nhà 33 phố Tô Ngọc Vân (quận Tây Hồ, Hà Nội) với hơn 7 thập kỷ gắn bó với công việc này. Trong ảnh là bà Ngô Thị Thân (con gái cụ Dần) đang tiếp nối nghề truyến thống của gia đình.
Mọi công đoạn ướp trà sen đều được làm thủ công hoàn toàn. Từ lâu trà sen Hồ Tây đã trở thành một thức quà nổi tiếng của người Hà Nội. Trà sen đặc sắc bởi các công đoạn được chế biến một cách cầu kì và tỉ mỉ
Làm trà sen không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Để ra được thức trà đặc biệt Hồ Tây với hương vị tinh túy nhất cần qua 7 lần ủ gạo và sấy. Cứ một lớp trà rồi đến một lớp mỏng gạo sen, sau cùng phủ một lớp giấy. Càng ướp nhiều lần hương sen càng quyện, trà càng thơm".
Theo bà Dần chia sẻ trà sen Tây Hồ được chia làm 2 loại: trà sen truyền thống và trà sen ướp xổi.
Trà sen ướp xổi được bỏ vào trong bông sen, sau đó dùng lá sen bọc chặt bên ngoài. Bông sen sau khi bọc trà sẽ được ngâm một đêm để hương sen thấm đều vào trà là có thể thưởng thức được ngay.
Loại trà sen ướp xổi này được bán lẻ với giá khoảng 50.000 đồng/bông (mỗi bông pha được 2 ấm trà).
Đầm sen hồ Tây nở rộ, người dân vượt rào chụp ảnh "ngó lơ" thông báo Hàng năm, tháng 6 là khoảng thời gian sen tại hồ Tây bắt đầu nở rộ, tấp nập người tới chụp và thuê thợ chụp ảnh. Năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19, các đầm sen tại đây đều tạm dừng hoạt động, người dân trồng chỉ có thể cắt hoa đem bán còn những dịch vụ khác đều trong cảnh "thất thu"....