Cận cảnh 2 TV OLED 8K mới nhất của LG: Mỏng, đẹp, giá cũng sang chảnh không kém
LG Signature 88ZX sẽ có mức giá gần 700 triệu đồng, một con số không hề nhỏ để người dùng có thể trải nghiệm chất lượng hình ảnh cao nhất hiện tại. Bù lại, thiết kế của chiếc TV này vô cùng ấn tượng và không thể chê được chỗ nào.
1 ngày sau khi Sony giới thiệu TV 8K của họ tại thị trường Việt Nam, LG cũng chính thức đáp trả vào ngày hôm nay với hai chiếc 88ZX và 77ZX.
Đầu tiên, TV OLED năm nay của LG có ngoại hình rất ấn tượng. Một trong hai nhân vật chính của chương trình được đặt ngay giữa khu trưng bày, thu hút rất nhiều ánh nhìn của khách tham quan và báo chí.
Có thể thấy độ mỏng của chiếc TV này như một tấm gương soi. Nhờ không sử dụng đèn nền nên nó có thiết kế siêu mỏng, dán lên tường hay đặt lên kệ cũng rất đẹp.
“Hệ thống não bộ” sẽ được đặt ở đây, vát dần về phía sau rất tinh tế và tạo cảm giác sản phẩm càng mỏng hơn. Cách LG làm chiếc Signature 8K này khiến người viết có thể liên tưởng đến một phòng khách sang trọng với một chiếc TV đặt giữa, dù nhìn mặt trước hay mặt sau cũng đều rất đẹp.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, TV không chỉ là một thiết bị phát hình âm mà nó còn trở thành một món đồ nội thất đóng vai trò rất lớn trong không gian phòng khách của mỗi hộ gia đình, vì vậy càng ngày những sản phẩm TV cao cấp được các hãng chú tâm đầu tư vào thiết kế sao cho độc đáo và tạo điểm nhấn nhất có thể.
Theo LG, TV OLED 8K này có tới hơn 100 triệu điểm ảnh phụ tự phát sáng kết hợp với nhau, mang đến sự khác biệt, giúp người xem thưởng thức màu đen sâu nhất, màu sắc phong phú nhất cũng như chất lượng hình ảnh chân thực nhất.
Hai chiếc OLED 8K năm nay có 2 kích thước là 77 và 88 inch. Chiếc TV trong ảnh này có kích thước 77 inch.
LG cho biết với các thuật toán chuyên sâu, Bộ xử lý AI 8K 9 Thế hệ thứ ba phân tích nội dung trên màn hình để mang đến trải nghiệm xem được tối ưu nhất. Tất cả các điều chỉnh đều tự động, hình ảnh và âm thanh mà mỗi lần bạn mở TV lên xem đều được tăng cường, giúp cho mỗi cảnh xem đều trở nên ngoạn mục.
Với những người dùng yêu thích chơi game console, chiếc TV OLED này có một điểm nổi trội là cho thời gian phản hồi rất nhanh, chỉ 1ms, kèm theo đó hỗ trợ NVIDIA G-SYNC. Còn với tín đồ xem phim, chiếc OLED 8K này tích hợp công nghệ Dolby Vision IQ & Atmos cùng chế độ Filmmaker Mode giúp tự động điều chỉnh hình ảnh sao cho mang lại những phút giây trải nghiệm điện ảnh tốt nhất.
Còn đây là LG OLED 88ZX kích thước 88 inch, được biết chỉ có 5 chiếc đưa về thị trường Việt Nam.
Với những nội dung phát không đủ chất lượng 8K, LG OLED 8K sẽ dùng thuật toán để phân tích chuyên sâu, biến đổi nội dung 2K hoặc 4K thành hình ảnh 8K trung thực nhất bằng cách nâng cao chi tiết và độ nét.
Tấm nền thậm chí còn mỏng hơn bản 77 inch.
Thân máy đặt gọn ở nửa dưới, tạo cảm giác tổng quan sản phẩm vẫn rất siêu mỏng.
Bên cạnh công nghệ hình ảnh và âm thanh, LG cũng phát triển trí thông minh nhân tạo với tên gọi ThinQ AI, cho phép ra lệnh đơn giản và điều khiển hệ sinh thái Home IoT của bạn với chức năng nhận diện giọng nói một cách tự nhiên, không cần tới điều khiển từ xa. Bên cạnh đó, dòng TV này cũng tích hợp cả Google Assistant và Amazon Alexa.
Chiếc 88 inch này có giá lên đến 690 triệu đồng.
Ngoài OLED 8K, LG hôm nay cũng trưng bày một chiếc TV khá độc đáo mang tên OLED GX “Gallery” lấy cảm hứng từ những bức tranh nghệ thuật. Treo lên tường, chiếc TV này không khác gì một bức tranh sống động.
Điểm hay của dòng GX “Gallery” này là viền của nó rất mỏng, kèm theo đó có thể lựa chọn hiển thị các loại ốp tranh khác nhau để phù hợp với từng không gian nhà.
Những sản phẩm khác cũng được LG trưng bày trong sự kiện hôm nay, bao gồm TV NanoCell 8K dùng nền LED, các thiết bị âm thanh từ loa cho đến tai nghe không dây:
Đánh giá TV 8K - Samsung Q950TS
Mẫu TV 8K của Samsung có thiết kế gần như không viền và khả năng upscale hình ảnh 8K bằng AI tốt.
Không cạnh tranh về độ dày với các mẫu OLED đến từ LG hay Sony, Samsung trang bị cho TV Q950TS viền màn hình siêu mỏng, chỉ 2,3 mm, giúp phần hiển thị chiếm 99% mặt trước. Nhìn từ xa, mẫu TV này như không viền. Ưu điểm của thiết kế mới là người xem sẽ tập trung vào phần hình ảnh hơn. Samsung từng cho biết, họ có thể làm TV viền mỏng hơn nữa, nhưng sẽ gây khó khăn cho quá trình vận chuyển và lắp đặt, nhất là những model màn hình lớn, từ 65 inch trở lên.
Khi nhìn từ cạnh bên, mẫu Q950TS trông không hề dày, dù độ dày 15 mm. Khung viền được đục lỗ để tản nhiệt và cũng tạo điểm nhấn cho sản phẩm.
Mặt lưng được thiết kế tối giản, phần chân đế nhỏ gọn hơi nghiêng về phía sau. Phía mặt lưng không có bất kỳ cổng kết nối nào. Samsung chỉ sử dụng một sợi dây quang siêu mảnh để kết nối với hộp One Connect - phụ kiện gắn ngoài chứ các cổng kết nối của TV.
Điều khiển thông minh có bộ vỏ kim loại tương ứng với thiết kế của TV. Điều khiển lược giản các nút bấm, hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói với cả tiếng Việt.
Q950T sử dụng hệ điều hành Tizen do Samsung phát triển, hỗ trợ trợ lý ảo Bixby, Alexa của Amazon và Google Assistant. TV dễ dàng kết nối với smartphone Android, iOS và các thiết bị thông minh trong nhà qua Wi-Fi, Bluetooth. Giao diện TV có thể chia thành hai phần để vừa xem nội dung, vừa theo dõi thông tin từ màn hình di động.
Q950TS sử dụng công nghệ chấm lượng tử đạt chuẩn HDR Dolby Vision, được chiếu sáng bởi hệ thống LED full-array với 480 vùng riêng biệt cùng tính năng làm mờ cục bộ để kiểm soát các vùng tối.
Về chất lượng hiển thị, QLED 8K thể hiện hình ảnh tốt với độ sáng cao, hơn cả TV OLED, đặc biệt là tông màu trắng. TV thể hiện màu đen sâu và đồng đều ở phần lớn các khung hình. Nhờ hệ thống LED full aray, ánh sáng được kiểm soát tốt hơn, không bị tình trạng hở sáng như trên các TV sử dụng LED viền ở những khung hình có độ chênh sáng cao giữa vùng sáng và vùng tối. Với những khung cảnh tối, các vật thể xuất hiện trong khung hình cũng được tự động tăng sáng nhưng không ảnh hưởng đến màu đen của vùng tối. Khi người xem di chuyển từ giữa màn hình qua hai bên, màu sắc và độ tương phản gần như không đổi. TV có góc nhìn rộng, tương đương những mẫu OLED hiện có trên thị trường.
Tuy nhiên, Q950TS vẫn có nhược điểm. Cụ thể, với hình ảnh chỉ xuất hiện các vùng tối nhỏ, vùng tối sẽ không giữ được độ sâu của màu đen mà chuyển nhẹ sang xám. Ngoài ra, độ sáng quá cao sẽ ảnh hưởng đến màu sắc ở những hình ảnh nhiều màu sắc. Để khắc phục, người dùng có thể sử dụng tính năng tuỳ chỉnh ánh sáng và độ tương phản thông minh theo môi trường. TV sẽ tự tăng hay giảm sáng để có hình ảnh tốt nhất theo môi trường xung quanh. Ở điểm này, QLED vẫn chưa vượt qua được OLED ở việc kiểm soát ánh sáng, độ tương phản cũng như giữ được chi tiết vùng tối ở một số khung cảnh.
Điểm mạnh của sản phẩm nằm ở khả năng xử lý hình ảnh. Việc thiếu nội dung 8K được Samsung xử lý tốt nhờ công nghệ AI và vi xử lý Quantum thế hệ mới. Công nghệ AI trên Q950TS là dạng máy học - TV tự học và cải thiện hình ảnh theo thời gian và sở thích xem của người dùng. Thời gian xem càng nhiều, tốc độ xử lý cũng như chất lượng hình ảnh sẽ càng tăng lên. Độ sắc nét của hình ảnh và độ nhiễu được cải thiện đến mức tối đa.
Cùng một nội dung, hình ảnh trên TV 8K của Samsung chi tiết và trong hơn rõ rệt so với TV 4K thông thường. Tuy nhiên, người dùng nên chọn các nguồn hình ảnh có chất lượng từ chuẩn HD trở lên để việc nâng cấp có hiệu quả cao nhất.
Về âm thanh, Q950TS có 8 loa cùng tính năng Object Motion Tracking . Nâng cấp này giúp chất lượng âm thanh tốt hơn các mẫu TV thông thường, đồng thời có thể phát hiện chuyển động trên màn hình và cố gắng đưa âm thanh chuyển động theo, tương tự âm thanh vòm 5.1. Dù vậy, chất lượng âm thanh của mẫu TV này vẫn sẽ không đáp ứng được yêu cầu của những người thích nghe nhạc và xem phim hành động, nên việc đầu tư thêm soundbar sẽ mang lại âm thanh tốt hơn khi sử với một model cao cấp như Q950TS. Khi sử dụng với Soundbar người dùng sẽ được thừa hưởng tính năng Q-Symphony cho phép kết hợp cùng lúc cả Soundbar và loa của TV để tối ưu hoá chất lượng âm thanh, tuy nhiên tính năng này chỉ sử dụng được với các mẫu soundbar cao cấp của Samsung và chưa hỗ trợ các hãng khác.
Samsung vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ LCD, Q950TS được đầu tư nâng cấp mạnh về thiết kế với màn hình viền siêu mảnh và bắt mắt, hình ảnh độ phân giải 8K với góc nhìn rộng, độ chính xác màu cao, gam màu rộng, khả năng làm mờ cục bộ, độ sáng cao, dễ sử dụng. Bên cạnh đó hệ sinh thái hỗ trợ cho 8K ngày càng hoàn thiện hơn với internet tốc độ cao, hệ thống nội dung 8K, smartphone và máy quay cũng đã hỗ trợ quay 8K thì trở ngại lớn nhất cho người dùng khi chọn mẫu TV 8K của Samsung là mức giá cao.
Với mức giá từ 120 triệu đồng cho phiên bản 65 inch mẫu TV 8K của Samsung sẽ cạnh tranh với các đối thủ OLED 4K như A9F từ Sony, C9 của LG hay LCD là dòng sản phẩm SM9000 series của LG.
TV OLED giá từ 53,5 triệu đồng Sony Bravia A8H mới xuất hiện tại Việt Nam, là phiên bản rút gọn một số tính năng của TV cao cấp A9G ra mắt năm ngoái. TV Bravia A8H có hai kích cỡ màn hình: 55 inch và 65 inch, với giá lần lượt 53,5 triệu đồng và 79,6 triệu đồng. TV của Sony sẽ cạnh tranh với LG OLED 4K CX...