Cận cảnh 16 pho tượng đá ngọc bị đập phá ở ngôi chùa cổ Hà Nội
16 pho tượng La Hán được làm từ đá ngọc nguyên khối ở chùa Khánh Long (thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị kẻ xấu đập phá, làm hư hỏng, khiến người dân vô cùng bức xúc
Những ngày vừa qua, 16 pho tượng La Hán làm bằng đá ngọc trắng nguyên khối tại chùa Khánh Long (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội) đã bị phá hoại.
Sau khi nhận tin báo lần đầu, Công an xã Vĩnh Ngọc đã đến hiện trường kiểm tra, ghi nhận 12 pho tượng bị phá hoại. Nhưng sau đó hơn 1 tuần, những kẻ xấu không ngần ngại tiếp tục đập phá thêm 4 pho tượng nữa, 2 con nghê chưa kịp an vị cũng bị kẻ xấu đập vỡ phần tai.
Các pho tượng đều bị đập phá ở các vị trí dễ vỡ nhất là ngón tay, ngón chân và tai. Cá biệt, một số pho tượng còn bị đập gãy rời cả bàn tay.
Mỗi pho tượng đều được làm từ đá ngọc trắng nguyên khối. Chiều cao của những pho tượng La Hán là 3 mét.
Đại đức Thích Thanh Khánh chia sẻ: “Cả 18 pho tượng La Hán được làm bằng đá ngọc trắng nguyên khối, do các phật tử thập phương phát tâm công đức. Bây giờ để xảy ra sự việc này, khiến uy tín và các vấn đề tâm linh của nhà chùa bị ảnh hưởng rất nhiều trong con mắt phật tử các nơi và người dân địa phương”.
Video đang HOT
Những mảnh vỡ bị phá được nhà chùa đê ngay phía dưới chân tượng.
Các đầu ngón tay bị kẻ xấu dùng gạch, đá đập vỡ. Hiện tại những vết phá vỡ còn dính màu đỏ của gạch.
Một bức tượng gãy rời hai bàn tay sau 2 lần bị phá.
Được biết, do các pho tượng đều được làm từ đá ngọc trắng nguyên khối nên việc hàn gắn các “vết thương” sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của các pho tượng. Đặc biệt một số pho tượng không thể hàn gắn lại được.
“18 pho tượng La Hán và tượng Quán Thế Âm Bô Tat mới được an vị cuối năm 2018 thì nay đã bị đập phá”, trụ trì chùa Khánh Long cho biết.
Nhiều người dân khi đến lễ chùa đều bay to bức xúc trước việc hàng chục pho tượng ở chùa bị phá và hy vọng cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ để nhân dân phật tử cũng như nhà chùa yên tâm.
Bí thư xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) Nguyễn Bình Sơn cũng đã xác nhận sự việc và cho biết hiện cơ quan chức năng đang rốt ráo vào cuộc, điều tra làm rõ để xử lý những đối tượng gây ra hành vi phá hoại này. Lãnh đạo địa phương cũng nghi ngờ kẻ đập phá các pho tượng có thể la thanh niên sử dụng ma túy bị ảo giác.
Chùa Khánh Long trước đây có tên gọi là chùa Quốc Sư. Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời Trần. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngôi Tam Bảo cổ kính không còn. Sau ngày hòa bình lập lại, người dân địa phương dựng tạm một ngôi chùa để thờ Phật. Hiện nay, di vật cổ của chùa còn lại là tấm bia đá hình trụ để ở ngoài sân.
Theo Danviet
Vụ bẻ tay tượng phật: Camera ghi được hình ảnh, công an vào cuộc
Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh cho biết Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo công an huyện Đông Anh phối hợp với cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ.
Những ngày gần đây, người dân xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội cùng nhiều phật tử đang hoang mang khi 16 pho tượng La Hán trong chùa Khánh Long đột nhiên bị bẻ tay, vặt tai, chặt hết ngón chân.
Trao đổi với VOV.VN, anh Lê Duy Tuy, người dân địa phương và đồng thời là Phật tử của chùa Khánh Long cho biết, chùa có một vườn tượng với 1 tượng Phật Tổ và tượng 18 vị La Hán.
Pho tượng La Hán bị bẻ gãy tay. Ảnh: Lê Duy Tuy
Ngày 26/3, nhà chùa đã phát hiện ra 12 vị La Hán bị bẻ tay, chặt ngón chân, vặt tai... "Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng có thể do kẻ ngáo đá nào phá hoại. Nhưng đến ngày 2/4, nhà chùa lại tiếp tục phát hiện thêm 4 pho tượng khác bị phá hoại. Lần này, hình thức tinh vi hơn, khi chúng đục bỏ các ngón tay và "vặt" tai. Chùa có mời thợ về khắc phục lại các pho tượng nhưng họ đều lắc đầu vì hình thức phá hoại tinh vi. Từ đó, tôi cho rằng đây là một âm mưu phá hoại, chứ không đơn giản là do ai đó mất ý thức", anh Tuy cho biết.
Tổng cộng đã có 16 bức tượng La Hán bằng đá cẩm thạch tại chùa Khánh Long bị kẻ gian phá hủy.
Sau sự việc ngày 26/3, nhà chùa đã báo cho chính quyền địa phương và lắp đặt thêm camera giám sát phía ngoài khuôn viên chùa. "Hình ảnh của kẻ phá hoại tượng phật lần 2 đã được ghi lại. Cơ quan công an cũng đã tiến hành thu thập hình ảnh, chứng cứ hiện trường để điều tra", anh Tuy cho biết.
Nói thêm về sự việc, phật tử này cho biết, đây là vườn tượng được đưa về từ Đà Nẵng, làm lễ hô thần nhập tượng vào tháng 5/2018.
"Xưa nay chùa chưa từng xảy ra việc này. Sư thầy rất được người dân kính trọng, yêu quý. Cũng có ai lại đi phá tượng Phật bao giờ. Nên việc tượng La Hán bị phá khiến cả sư trụ trì và người dân, phật tử đều hoang mang, sợ hãi", anh Tuy nói.
Cũng theo anh Tuy, liên quan đến sự việc tượng phật bị phá hoại, Trụ trì chùa Khánh Long, Đại đức Thích Thanh Khánh đã viết đơn cầu cứu gửi đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Giám đốc Công an TP Hà Nội vào chiều 3/4.
Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Hải Đăng - Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện Đông Anh xác nhận địa phương có xảy ra sự việc này.
Ông Hoàng Hải Đăng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh đã chỉ đạo công an huyện Đông Anh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm hành vi xâm hại di tích này.
Cũng theo ông Đăng, chùa Khánh Long hiện đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo, một số hạng mục chưa hoàn thành, trong đó có cổng chùa. Hơn nữa, hiện chùa chỉ có sư trụ trì và một chú tiểu, không có người canh gác ban đêm, nên có thể có người đột nhập phá hoại./.
Theo Nguyễn Trang/VOV.VN
Truy xuất nguồn gốc nông sản - "chìa khóa" khởi tạo thương hiệu Hiện nay, khách hàng đòi hỏi cao sự minh bạch, rõ ràng đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm... Truy xuất nguồn gốc sẽ là "chìa khóa" khởi tạo lại niềm tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) và cho chính nông sản, thực phẩm Việt Nam. Soi điện thoại ra thông số Là...