Cán cân vũ khí hạt nhân Nga-Mỹ: Ai mới là số 1?
So sánh cả 3 thành tố trong “Bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược” trên không, trên biển và trên mặt đất, Nga tỏ ra vượt trội so với Mỹ.
Mỹ nỗ lực bắt kịp Nga về vũ khí hạt nhân
Câu trả lời của Mỹ với các tên lửa đạn đạo liên lục địa nổi tiếng thuộc thế hệ mới của Nga, ví dụ như RS-28 Sarmat là gì? Lầu Năm Góc sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân bằng gì? Đây là những câu trả lời mà giới chuyên gia quân sự Nga-Mỹ đang tìm cách trả lời.
Bài viết trên trang web của Sputnik dẫn lời Giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga Sergey Sudakov cho biết, sau khi Tổng thống Vladimir Putin trình bày vũ khí chiến lược hiện đại của Nga ngày 01 tháng 3 năm nay, một thực tế rõ ràng là Washington đang ở phía sau Moscow.
Theo giới chuyên gia Nga, người Mỹ có kho vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau nước số một là Nga – giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Sergei Sudakov nói và nhấn mạnh rằng, thực tế này sẽ tiếp diễn trong ít nhất khoảng 5-7 năm nữa.
Trong khoảng thời gian này Mỹ sẽ làm mọi việc để lấp đầy khoảng cách công nghệ, hoặc ít nhất là giảm thiểu sự thua kém với Nga; đồng thời sẽ tìm mọi cách để “phanh” nước Nga lại, ví dụ như các lệnh trừng phạt làm Nga khó khăn về kinh tế, giảm đầu tư quốc phòng, hoặc cấm Nga tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Trên thực tế, hiện nay Nga đang bị Mỹ tìm cách hãm lại, bằng các biện pháp tổng hợp về kinh tế, quân sự và chính trị. Nhưng Nga đã có sự khởi đầu tốt (kế thừa và phát triển trên nền tảng công nghệ cao của Liên Xô) và sử dụng điều đó một cách khôn ngoan để đảm bảo an ninh đất nước.
Các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của những hệ thống tấn công chiến lược mà Bộ Quốc phòng Nga mới công bố đã làm cho phương Tây lo ngại một cách nghiêm túc. Và ngay lập tức, họ đã phân bổ ngân sách đáng kể, hy vọng ít nhất đuổi kịp sự phát triển của Nga.
So sánh về bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược thì Nga mạnh hơn Mỹ
Hiện Mỹ đã gia tăng nhóm vệ tinh trên quỹ đạo, điều này gián tiếp chỉ ra việc Lầu Năm Góc đã nối lại các nghiên cứu về vũ khí siêu thanh. Không có vệ tinh sẽ rất khó khăn hướng dẫn tên lửa siêu thanh bay đến mục tiêu, vì nó mất sự kiểm soát ở tốc độ cao.
Ngoài ra, cũng có dấu hiệu người Mỹ đang tích cực phát triển lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ để tạo ra các hệ thống vũ khí tên lửa với phạm vi bay hầu như không giới hạn, tương tự như Nga.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis gọi kho vũ khí hạt nhân của Nga là mối đe dọa chính từ bên ngoài và nhấn mạnh rằng, Washington sẽ tiếp tục đầu tư vào việc hiện đại hóa bộ ba chiến lược để đáp trả các thách thức từ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga.
Về vũ khí mặt đất, thành phần chính và duy nhất trong bộ ba răn đe hạt nhân của Mỹ là tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III (MDBs), đã được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1960. Chúng có khả năng mang ba đầu đạn 340 kilotons hoặc một đầu đạn 400-475 kilotons, đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 13.000 km.
Ngân sách quân sự của Mỹ hàng năm phân bổ rất nhiều tiền dành cho việc hiện đại hóa kho vũ khí ICBM, nên ICBM Minuteman III liên tục được nâng cấp. Theo Nhà Trắng, tên lửa sẽ trực chiến ít nhất đến năm 2030.
Hiện Mỹ vẫn chưa có có bất kỳ sự thay thế nào cho Minuteman, nhưng Lầu Năm Góc hiểu rằng, một loại tên lửa mới là điều cần thiết. Tuy nhiên, kể cả Mỹ quyết tâm phát triển loại tên lửa thay thế Minuteman III ngay ở thời điểm hiện nay, cũng phải 2 thập kỷ nữa Mỹ mới có thể đưa ra loại tên lửa đủ sức làm đối trong với Nga.
Về thành phần trên không trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ, chúng được đại diện bởi máy bay ném bom tàng hình B-2A Spirit và máy bay ném bom chiến lược nổi tiếng B-52H Stratofortress.
Tất cả các máy bay B-2 Spirit đều còn “trẻ”, được chế tạo vào những năm 1990; tuy nhiên số lượng rất ít (20 chiếc) và rất đắt đỏ. Còn đa số là B-52 (70 chiếc); trong đó, các “cụ B-52H trẻ nhất” năm nay cũng đã 56 tuổi và gần như đã hết khả năng hiện đại hóa, nâng cấp.
Do đó, tập đoàn Northrop Grumman đang nhanh chóng phát triển máy bay tàng hình B-21 Raider mới. Loại máy bay này gợi nhớ đến B-2 với tốc độ dưới âm, thiết kế mô phỏng theo kiểu “cánh dơi”, có khả năng mang các loại vũ khí tên lửa hoặc bom.
Một trong những nhiệm vụ chính của chiếc B-21 thậm chí không phải là tấn công hạt nhân, mà là ẩn sâu vào khu vực chiến đấu với mục đích phá hủy lực lượng phòng không của địch. Điều này sẽ cho phép không quân chiến thuật hành động trong sự an toàn tương đối.
Về vũ khí mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không, Mỹ chỉ còn duy nhất tên lửa hành trình phóng từ trên không mang đầu đạn hạt nhân là AGM-86B ALCM, mang đầu đạn 200 kiloton và tầm bắn vào khoảng 2500 km.
Loại tên lửa này được phát triển vào những năm 1980 để trang bị trên các máy bay ném bom B-52, nhưng chúng thua sút nhiều so với tên lửa hành trình trên không thế hệ mới X-102 (Kh-102) của Nga, cả về sức mạnh đầu đạn và phạm vi hoạt động (chưa bằng một nửa).
Vũ khí hạt nhân tấn công từ trên không của Nga vượt trội so với Mỹ
Để bù đắp lại điểm yếu này, người Mỹ đang tích cực cải thiện bom hạt nhân chiến thuật B-61.
Vào tháng 8 năm 2017, phiên bản sửa đổi lần thứ 12 của B-61 (B61-12) đã được thông qua, làm cho việc sử dụng dễ dàng và chính xác hơn. Điều này cho phép bom được thả ở khoảng cách xa mục tiêu, thay vì ở ngay bên trên. B61-12 sẽ được đưa vào hệ trang bị trong giai đoạn 2019-2020.
Thành phần mạnh nhất trong bộ ba hạt nhân Mỹ là hải quân. Trong đó, 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio hiện được coi là xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ.
Theo các nhà phân tích phương Tây, hơn một nửa trong tổng số toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ nằm trong các ống phóng tàu ngầm lớp Ohio. Mỗi chiếc trong tổng số 18 tàu ngầm chiến lược loại này được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident I và Trident II.
Hiện tại, Hoa Kỳ đang phát triển tàu ngầm chiến lược lớp Columbia để dần dần thay thế lớp Ohio. Chiếc đầu tiên của dự án dự kiến sẽ được trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2031.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới Colombia chỉ có 16 ống phóng và vẫn giữ nguyên loại tên lửa Trident II-D5. Tuy nhiên, tàu ngầm sẽ khó bị phát hiện hơn, mức độ tự hành cao hơn và lò phản ứng sẽ được nạp nhiên liệu hạt nhân chỉ một lần cho khoảng 50 năm sau.
Nhật Nam
Theo baodatviet
Mỹ đối đầu với Nga và Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc vì vấn đề Triều Tiên
Trong khi Nga và Trung Quốc kêu gọi nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, Mỹ khẳng định cần tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
"Việc thực thi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ với Triều Tiên phải được tiếp tục mạnh mẽ cho tới khi chúng ta thấy được kết quả quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn", Ngoại trường Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh tại một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 27/9 mà ông làm chủ trì.
Ông Pompeo khẳng định có rất ít bằng chứng cho thấy Triều Tiên đang thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa cho tới nay. Ông cũng cho biết Mỹ đang có trong tay bằng chứng về những vi phạm của Triều Tiên liên quan tới lệnh cấm vận nhập khẩu dầu và xuất khẩu than.
Ngoại trường Mỹ Mike Pompeo chủ trì một phiên họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 27/9. (Ảnh: Reuters)
"Mặc dù Triều Tiên đã ngừng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân cũng như thực hiện một số bước để tháo dỡ các bãi thử nghiệm, họ vẫn tiếp tục phát triển tên lửa và không cung cấp danh sách các vũ khí hạt nhân đang sở hữu", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Ông Pompeo kêu gọi các thành viên Hội đồng Bảo an phải làm gương trong việc thực thi các lệnh trừng phạt này.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc lại khẳng định họ tin rằng Bình Nhưỡng nên được tưởng thưởng vì những nỗ lực trong suốt thời gian qua.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi nới lỏng các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên để khuyến khích Bình Nhưỡng và các bên liên quan thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa nhanh hơn nữa.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 26/9. (Ảnh: Xinhua)
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đồng ý với đề xuất này của Trung Quốc và khẳng định Nga phản đối việc tăng cường áp đặt các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên.
"Việc tăng thêm các biện pháp trừng phạt vượt xa việc cắt giảm tài chính cho các chương trình hạt nhân và tên lửa bị cấm, trên thực tế là mối đe dọa với công dân Triều Tiên và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế xã hội và vấn đề nhân đạo", ông Lavrov nói.
Cả Trung Quốc và Nga đều khẳng định ủng hộ nỗ lực hướng tới tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên của Seoul và Bình Nhưỡng.
(Nguồn: The Guardian)
SONG HY
Theo VTC
Va chạm với xe tải, nam sinh chết thảm trên đường tới trường Ngày 26/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ pháp trị và tăng cường hợp tác nhằm đẩy mạnh các nỗ lực trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: THX/TTXVN) Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an...