Cán cân sức mạnh Trung-Mỹ chuyển mạnh theo hướng có lợi cho TQ?
“Trung Quốc không chấp nhận hiện trạng, muốn mạnh mẽ kiểm soát các nguồn tài nguyên và vùng biển xung quanh” – theo chuyên gia Mỹ.
Trung Quốc được dư luận cho là đã phóng thử tên lửa xuyên lục địa DF-41, một loại tên lửa hạt nhân chiến lược hạng nặng.
Thời báo Hoàn Cầu, TQ dẫn nguồn tin (chưa xác định mức độ chính xác) từ tờ Nguyệt san “Ngoại giao” Mỹ tháng 9/10 có bài viết nhan đề “Chống chọi với Bắc Kinh” của tác giả Aalen L Friedberg.
Bài viết cho rằng, trong 20 năm qua, Mỹ luôn áp dụng chiến lược tiếp xúc và kiềm chế đối với Trung Quốc. Từ Nixon đến Obama, các Tổng thống Mỹ tập trung thông qua ngoại giao, thương mại, hợp tác khoa học, giao lưu văn hóa, giáo dục để tiếp xúc với Trung Quốc.
Từ giữa thập niên 1990 đến nay, Chính phủ Mỹ cũng áp dụng các biện pháp duy trì sự kiềm chế sức mạnh có lợi ở Đông Á. Cùng với việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Mỹ đã tăng cường bố trí lực lượng quân sự ở khu vực này, tăng cường hợp tác chiến lược với các đồng minh truyền thống, xây dựng quan hệ đối tác mới với các nước khác có mối quan tâm chung.
Mục tiêu của phần “tiếp xúc” trong chiến lược này là để cho Trung Quốc gia nhập các tổ chức quốc tế và thương mại toàn cầu, ngăn chặn hiện trạng thách thức của Trung Quốc, khuyến khích Trung Quốc trở thành “bên quan tâm lớn về lợi ích có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế hiện nay như chính quyền Bush đã từng nói.
Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách Mỹ luôn hy vọng thương mại và đối thoại có thể làm cho Trung Quốc cuối cùng trở thành một quốc gia tự do, dân chủ. Một nửa khác trong chiến lược của Washington đối với Trung Quốc là “kiềm chế”, với mục tiêu là bảo vệ sự ổn định, ngăn chặn Trung Quốc xâm lược hoặc đe dọa.
Tàu chiến Trung Quốc khuấy động các vùng biển ở châu Á
Một loạt sự kiện gần đây đã đặt ra câu hỏi lớn cho 2 phần trên của chiến lược này. Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Thái Bình Dương mặc dù được ca ngợi rất lớn, nhưng liên tiếp xảy ra va chạm, xung đột. Bắc Kinh muốn tăng cường hợp tác, nhưng không giúp gì cho Washington giải quyết các vấn đề quốc tế cấp bách như chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Video đang HOT
Cuối cùng, Trung Quốc chẳng những không chấp nhận hiện trạng, ngược lại càng muốn kiểm soát trên thế mạnh đối với tài nguyên và vùng biển duyên hải.
Về mặt kiềm chế, sức mạnh quân sự của Trung Quốc liên tục tăng lên, trong khi chi tiêu quân sự của Mỹ sắp bị cắt giảm, điều này cho thấy cân bằng sức mạnh khu vực đang chuyển biến mạnh theo hướng có lợi cho Bắc Kinh – Hoàn Cầu báo nhận định.
Để làm cho chiến lược này phát huy tác dụng, phải tiến hành điều chỉnh lớn. Mỹ trước hết phải thúc đẩy kiềm chế, ứng phó với sự phát triển sức mạnh quân sự hiện nay của Trung Quốc. Ban đầu, chính quyền Obama hành động theo hướng ngược lại, nhưng năm 2010 bắt đầu thay đổi cách làm.
Quan chức Mỹ bắt đầu nhấn mạnh coi trọng sự kiềm chế. Chính quyền Obama thậm chí đã đưa ra khẩu hiệu để mô tả ý định của họ: Cùng với việc kết thúc các hành động ở Afghanistan và Iraq, Mỹ sẽ “chuyển hướng” tới Đông Á.
Mỹ dồn dập điều chỉnh bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc.
Cùng với việc tăng cường kiềm chế Trung Quốc, Mỹ cũng phải tiếp tục tiếp xúc với Trung Quốc. Quan chức Mỹ cần thông qua lời nói và hành động để nói lên rằng, họ muốn phát triển quan hệ tốt đẹp hết mức có thể với Trung Quốc.
Nhưng họ cần thay đổi thói quen phô trương thành tựu thực tế và lĩnh vực hợp tác, nhận thức được vấn đề và bất đồng giữa hai nước.
Việc nói suông về ngoại giao không có lợi cho làm mềm đi quan điểm của Bắc Kinh đối với ý đồ của Washington, trái lại sẽ truyền đi hình ảnh không thực tế về quan hệ Mỹ-Trung cho công dân Mỹ và các nước bạn bè.
Sự hiếu chiến gần đây của Trung Quốc gây lo ngại cho rất nhiều nước láng giềng, các nước láng giềng có xu hướng liên kết hơn so với trước đây. Họ hoan nghênh Washington có thai đô cứng rắn hơn, nhưng không xác định Mỹ có nguồn lực và quyết tâm thực hiện các lời hứa hay không.
Bất kỳ ai trúng cử Tổng thổng đều phải xua tan mối hoài nghi này. Đưa ra và ủng hộ chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và áp dụng thủ đoạn cứng rắn hơn trong tiếp xúc kinh tế, hai thứ này đều quan trọng. Khi tiếp xúc và kiềm chế Bắc Kinh, Mỹ phải hết sức thúc đẩy Trung Quốc thực hiện “từng bước mềm mỏng” như người đề xuất chiến lược “ngăn chặn” thời kỳ Chiến tranh Lạnh, George Buchanan đưa ra.
Mỹ tổ chức liên tiếp các cuộc diễn tập quân sự ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Trong hình là tàu chiến hải quân của 22 nước vừa tham gia cuộc diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương-2012″ do Mỹ tổ chức, không mời Trung Quốc.
Theo GDVN
CIA và cuộc đua săn lùng vũ khí hóa học tại Syria
Hiện CIA đang phải vật lộn nhằm xác định vị trí các kho vũ khí hóa học và sinh học của Syria.
Với việc các nhóm phiến quân đang tiến sâu hơn vào nội đô thủ đô Damascus và sự tồn tại chế độ của Tổng thống al-Assad được cho là chỉ còn tính theo từng ngày, CIA đang phải chạy đua để tìm kiếm các loại vũ khí hóa học và vũ khí sinh học của Syria trước khi quá muộn.
CIA chạy đua với thời gian
Với việc cho rằng, chính phủ Syria chỉ còn tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nữa, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang phải vật lộn nhằm xác định vị trí các kho vũ khí hóa học và sinh học của quốc gia Arab này, trong khi vẫn phải đánh giá thành phần, lòng trung thành của các nhóm phiến quân có thể sẵn sàng lên nắm quyền trong trường hợp chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Nhật báo The Beast của Anh dẫn lời các quan chức chính quyền Obama cho biết, CIA đã cử một số nhân viên đến khu vực để đánh giá chương trình vũ khí của Syria. Nhiệm vụ lớn nhất của các nhân viên CIA vào thời điểm này là làm việc với các sĩ quan quân sự đào ngũ của chính quyền Syria để tìm hiểu "càng nhiều càng tốt thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này", một quan chức Mỹ có quyền truy cập thông tin tình báo về Syria cho biết.
Khói bốc lên từ hiện trường giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy tại thủ đô Damascus (Ảnh: AP)
Một trọng tâm khác cũng được CIA tiến hành khẩn trương là thông qua việc chặn các cuộc gọi điện thoại và email, kết hợp phân tích hình ảnh vệ tinh do thám và các nguồn thu thập tin tức tình báo khác để xác định vị trí chính xác của các loại vũ khí Syria, quan chức này cho biết.
Nhiệm vụ trên của CIA càng trở nên cấp bách hơn trong những ngày gần đây khi tuần trước, nhật báo The Wall Street Journal của Mỹ đưa tin cho biết, quân đội Syria đã di chuyển vũ khí hóa học của mình ra khỏi các kho chứa. Trước đó, ngày 17/7, Đại sứ Syria tại Iraq, Nawaf Fares - người đã chạy sang hàng ngũ phe đối lập nói với BBC rằng, chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí hóa học nhằm chống lại các chiến binh nổi loạn. Ngoài ra, vụ đánh bom liều chết xảy ra ngày 18/7 vừa qua tại thủ đô Damascus, giết chết Bộ trưởng Quốc phòng và 4 tướng lĩnh cao cấp khác của chính quyền Syria được cho là đòn giáng mạnh vào nội các của Tổng thống al-Assad và làm gia tăng những đồn đoán cho rằng chế độ hiện tại ở Syria có thể sụp đổ trong tương lai gần.
Mặc dù Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ từ chối cung cấp chi tiết về các phương tiện tình báo, cũng như việc CIA cử các nhân viên đến Syria. Tuy nhiên, ông này nói rằng, chính quyền của Tổng thống Obama đã triển khai "các nguồn lực cần thiết để thu thập các thông tin nhằm giúp chúng ta đưa ra các quyết định tốt nhất về việc xử lý các loại vũ khí hóa học và sinh học, các nhóm đối lập, cũng như các chiến lược chuyển tiếp lãnh đạo tại Syria". Tuy nhiên, ông Mike Rogers cũng nói thêm "chúng tôi vẫn chưa biết làm cách nào có hiệu quả nhất tại Syria nếu chính phủ nước này sụp đổ trong nay mai".
Thực hư về quy mô của kho vũ khí hóa học và sinh học của Syria
Syria đã không tham gia Công ước về cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất vũ khí hóa học năm 1992 của Liên Hợp Quốc (CWC), do đó, quy mô kho vũ khí hóa học của Syria không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo ông Steven Heydemann, một cố vấn cấp cao cho các sáng kiến Trung Đông tại Viện Hòa bình Mỹ tin rằng, kho vũ khí hóa học và sinh học của Syria là "rất lớn".
Brian Sayers, giám đốc quan hệ với chính phủ của Nhóm hỗ trợ Syria - một nhóm vận động hành lang mới ở Washington - đang gây sức ép lên chính quyền của Obama phải cung cấp vũ khí và đào tạo cho lực lượng đối lập tại Syria cho biết: "Chúng tôi tin rằng, nếu Mỹ không không hành động khẩn cấp, sẽ có một khoảng trống chính trị được tạo ra tại Syria, trong đó bao gồm cả khả năng sẽ có sự phát tán của vũ khí hóa học vào tay nhóm vũ trang như Hezbollah".
Trong khi đó, Paula DeSutter, người từng là trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ từ năm 2002 - 2009, phụ trách vấn đề xác minh, tuân thủ, và thực thi, hiện đã về hưu nói rằng: Vũ khí sinh học của Syria có thể gây ra mối quan ngại rất lớn. Năm 2011, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc tuân thủ của các quốc gia có tham gia Hiệp định kiểm soát và không phổ biến vũ khí cho biết "vẫn còn chưa rõ liệu Syria có sử dụng vũ khí sinh học như là một lựa chọn quân sự, hay liệu Syria đã vi phạm Công ước về Vũ khí sinh học hay chưa?".
DeSutter cũng cho biết, bà muốn Mỹ và cộng đồng quốc tế cần phải đảm bảo về bất kỳ thiết bị nào còn lại từ lò phản ứng hạt nhân al-Kibar bị phá hủy vào năm 2007 bởi các máy bay chiến đấu Israel. Hiện cũng chưa rõ, Iraq có chuyển giao cho Syria những gì trước khi Mỹ tiến hành xâm lược quốc gia này năm 2003. "Đây có thể là con bài bất ngờ của Syria", bà DeSutter nói.
Có hay không các công nghệ vũ khí nhạy cảm đã được chuyển tới Syria là một câu hỏi gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng tình báo? James Clapper Giám đốc Cơ quan tình báo Quốc gia, trước đây từng là Giám đốc Cơ quan Tình báo Không gian Mỹ cho biết, ông tin rằng năm 2003, đã có những vật liệu được chuyển ra khỏi Iraq những tháng trước khi xảy ra chiến tranh và đưa ra bằng chứng là các hình ảnh được chụp từ vệ tinh.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Obama cho biết, Nhà Trắng vẫn chưa quyết định sẽ phản ứng thế nào trong trường hợp Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân Syria hoặc các nước láng giềng và vẫn còn mơ hồ về hậu quả khi xảy ra một cuộc tấn công như vậy. Chính quyền Mỹ chỉ nói với các quan chức thuộc chế độ Syria rằng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu không quản lý an toàn được số vũ khí hóa học.
Cho đến nay, chính quyền Obama vẫn chọn cách gia tăng ảnh hưởng tại Syria từ sau hậu trường. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xúc tiến thành lập một nhóm các quốc gia được gọi là "Những người bạn của Syria" nhằm tìm kiếm một quá trình chuyển tiếp thông qua việc hỗ trợ tài chính cho phe đối lập tại Syria./.
Theo VOV
Lebanon kêu gọi Syria và Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế Thủ tướng Lebanon Mikati cho rằng, đối thoại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ giúp giải quyết các bất đồng, vì sự ổn định của hai nước và toàn khu vực. Ngày 24/6, Thủ tướng Lebanon - Najib Miqati đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiến hành đối thoại nhằm giải quyết các bất đồng liên quan tới vụ máy...