Cần cải thiện lương công nhân vệ sinh môi trường
Ngày 5-6, Đảng ủy Khối doanh nghiệp TPHCM và Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP tổ chức hội nghị chuyên đề “Thực hiện cuộc vận động Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch – Tiếng nói của những người trong cuộc”.
Theo Công ty Môi trường đô thị TP, trung bình mỗi ngày TPHCM tiếp nhận 9.200 tấn rác thải sinh hoạt, 1.500 tấn chất thải công nghiệp, 1.700 tấn chất thải xây dựng, 350 tấn chất thải nguy hại và 22 tấn chất thải y tế. Lượng chất thải này còn tăng mạnh ước khoảng 10%/năm và vẫn còn lượng lớn rác thải bỏ vào hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, đường phố chưa được thu gom đầy đủ.
Do một bộ phận không nhỏ người dân chưa ý thức bảo vệ môi trường, hành động xả rác thải ra đường và kênh rạch vẫn tiếp diễn làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, tình trạng rác thải ni lông bỏ vào cống thoát nước, đặc biệt tại tuyến đường gần nhà hàng, khách sạn… rác thải ni lông kết hợp dầu mỡ gây tắc nghẽn nghiêm trọng hệ thống thu và thoát nước. Công ty đã thành lập đội tuần tra với 40 thành viên, bố trí tuần tra tại nhiều địa điểm để xử lý kịp thời hành vi xả rác, gây nguy cơ tắc nghẽn hệ thống cống thoát nước. Về giải pháp kỹ thuật, công ty đã thiết kế và lắp đặt những nắp hố ga mới với van ngăn một chiều. Gần đây nhất, công ty đã đầu tư bể tách mỡ thông minh để tránh nguy cơ tắc nghẽn dòng chảy.
Đồng chí Nguyễn Văn Lưu, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM, khẳng định, thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy TPHCM, nhiều hoạt động giảm thiểu rác thải đã được triển khai đồng bộ, đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần xem xét, khắc phục như: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công ích là đơn vị thực hiện trực tiếp, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nhưng lại không có chức năng xử phạt; lực lượng thanh tra, kiểm tra vừa thiếu, vừa yếu; việc kết nối, phối hợp giữa đơn vị dịch vụ công ích với các chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, dẫn đến nạn xả rác khu vực công cộng, kênh rạch vẫn diễn ra. Ban Dân vận sẽ ghi nhận và tổng hợp tình hình trên để có báo cáo với lãnh đạo thành phố.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp tham dự hội nghị, về lâu dài, để chất lượng môi trường được cải thiện bền vững, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, thành phố cần chế tài thật nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm. Song song đó, chỉ đạo các địa phương thực hiện hiệu quả công tác phân loại rác tại nguồn, bổ sung quy trình, định mức, đơn giá để các đơn vị quét thu gom rác có thể tăng tần suất quét rác trên các tuyến đường. Bên cạnh đó, cần tính lại mức thu nhập cho công nhân, vì mức lương hiện tại là 3-6 triệu đồng/người/tháng là thấp.
Video đang HOT
Doanh nghiệp thu gom rác ngập nợ, hàng trăm lao động thấp thỏm
Sau khi trúng 6 gói thầu vệ sinh môi trường tại Hà Nội, Cty Minh Quân liên tục gặp "phốt" không đủ xe, thiết bị để thu gom, vận chuyển rác thải, nợ hơn 19 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội.
oàn liên ngành thành phố Hà Nội kiểm tra tình trạng rác ùn ứ của Cty Minh Quân tại huyện Mỹ ức giữa tháng 5/2020
Trúng thầu nhiều, làm ăn ì ạch
Tại Hà Nội, từ năm 2017 trở lại đây, Cty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân (Minh Quân) được xem như một trong những doanh nghiệp thu gom rác thành phố.
Thông qua mua sắm tập trung, năm 2017, Minh Quân trúng 6 gói thầu dịch vụ công ích vệ sinh môi trường giai đoạn 2017 - 2020 tại nhiều quận, huyện của Hà Nội với tổng giá trúng thầu hơn 1.150 tỷ đồng.
Dường như vì ôm đồm quá nhiều dự án nên tại lĩnh vực vệ sinh môi trường, ngay sau khi trúng thầu, Minh Quân đã liên tục gặp "sự cố" khi không đủ xe, thiết bị để thu gom, vận chuyển rác thải. Nhiều công nhân không được ký hợp đồng, không được hưởng các chế độ lương thưởng theo quy định.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, tại tổ công nhân ở phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), hầu hết không có hợp đồng lao động. "Tháng 4/2020 chúng tôi bị Cty nợ lương, khoảng 25 công nhân bức xúc đình công. Một số lái xe bị đuổi việc khiến rác thải ùn ứ, ô nhiễm", bà H., một công nhân của Minh Quân cho hay.
Gần đây, tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt xảy ra nhiều nhất tại các xã Tuy Lai, Phúc Lâm, An Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá (huyện Mỹ Đức), xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội).
Trao đổi với Tiền Phong , ông Vũ Văn Đoàn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Đức, cho biết năm 2017 UBND huyện đã ký hợp đồng với Cty Minh Quân, trung bình mỗi ngày thu gom, vận chuyển 50 tấn rác thải. Tuy nhiên, gần một năm qua, hoạt động sản xuất của Minh Quân trục trặc, người lao động thường xuyên lãn công, ảnh hưởng đến việc thu gom, vận chuyển rác. Bên cạnh đó, lượng rác phát sinh vượt quy định, ùn ứ tại 39 điểm tập kết trên địa bàn càng khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng.
"Các đoàn liên ngành của thành phố đã về đây kiểm tra 3-4 lần. Huyện cũng kiến nghị thành phố cho điều chỉnh hợp đồng tăng khối lượng vận chuyển rác từ 50 tấn lên gần 100 tấn/ngày. Tuy nhiên, đến nay, thành phố vẫn chưa giải quyết", ông Đoàn cho biết thêm.
Thay đổi giấy phép 21 lần, nợ bảo hiểm xã hội gần 19 tỷ
Ông Vũ Đức Thuật, Phó Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội cho biết, Cty Minh Quân đã 21 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kể từ năm 2007. Hiện DN này đang đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại BHXH quận Hà Đông.
Theo rà soát của BHXH thành phố Hà Nội, số lao động mà Minh Quân đang quản lý đến hết tháng 1/2020 là 1.250 người. Tuy nhiên, chỉ có 571 người được ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, đóng các khoản bảo hiểm đầy đủ. 679 người còn lại có 6 người đang hưởng lương hưu, số khác ký hợp đồng khoán việc, thử việc, chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc.
"Tính đến hết tháng 5/2020, Minh Quân còn nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 24 tháng của 459 lao động, tổng tiền lên tới gần 19 tỷ đồng", báo cáo của BHXH thành phố Hà Nội.
Theo ông Vũ Đức Thuật, việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của hàng trăm lao động tại Minh Quân, đến an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. BHXH TP. Hà Nội đã yêu cầu công ty chuyển hết số tiền nợ. Tuy nhiên tình trạng chây ì vẫn kéo dài tới tận hôm nay", ông Thuật chia sẻ.
Đáng chú ý, kết luận thanh tra ngày 3/3/2020 của BHXH thành phố Hà Nội, cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm tại DN này. "Một số lao động đã ngừng hưởng tiền lương nhưng công ty vẫn đóng BHXH. Đặc biệt, có 3 người đã chết trong năm 2019 và 1 người chết trong năm 2018 nhưng công ty chưa làm thủ tục giải quyết chế độ tử tuất" - kết luận thanh tra nêu rõ.
Lãnh đạo BHXH quận Hà Đông nhận định: "21 người đại diện pháp luật chủ yếu là "bù nhìn", được thuê đứng tên, thay đổi liên tục. Có một người tên Quân ở công ty này, thường xuyên can thiệp. Ông này là người góp vốn nhiều nhất cho Minh Quân nhưng hiện đang giữ một chức vụ to thuộc một Viện thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ".
Phóng viên đã liên hệ với số điện thoại 091357209X do lãnh đạo BHXH quận Hà Đông cung cấp, người này nhận tên Quân và trả lời: "Anh cứ làm, nếu không đúng tôi kiện anh".
Lãnh đạo BHXH quận Hà Đông khẳng định, nếu Minh Quân tiếp tục chây ì, đơn vị sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đề nghị vào cuộc, xử lý theo quy định pháp luật.
TP.HCM: Công nhận 2 con đường đạt danh hiệu "Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh" UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định công nhận 2 con đường: Kênh A và đường Lê Đình Chi (xã Lê Minh Xuân) đạt danh hiệu "Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh". Con đường Lê Đình Chi được công nhận danh hiệu "Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh Nhằm đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh -...