Cần cái nhìn công bằng về mại dâm
Thay vì kỳ thị và phủ nhận, cần một cách nhìn công bằng để mại dâm được chấp nhận và quản lý. Đó là nội dung buổi tọa đàm mang tên “Hợp pháp hóa mại dâm: văn minh hay vô đạo đức” được thực hiện tại Mazi Art Space, Hà Nội.
Các nhà xã hội học và cả người trong cuộc có tranh luận sôi nổi về vấn đề hợp pháp hóa mại dâm. Chương trình mở đầu cho chuỗi sự kiện “Đúng hay Sai”- trò chuyện với Giang Đặng- Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng.
Mại dâm là vô đạo đức?
Mại dâm được coi là nghề cổ nhất từ xưa đến nay. Từ nền văn hóa Hi Lạp và La Mã đã có nghề mại dâm. Một số quốc gia từng hợp pháp hóa mại dâm nhưng sau đó lại quyết định cấm hoạt động này: Na Uy, Thụy Điển, Hàn Quốc…
Theo GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển, mại dâm là vô đạo đức. Chuyện quan hệ tình dục chỉ có thể xuất phát từ tình yêu tình cảm, còn việc “ăn bánh trả tiền” vẫn coi là không bình thường.
Tuy nhiên, bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cho rằng, chuyện đạo đức hay vô đạo đức rất khó đưa ra câu trả lời. Với những người đàn ông trong hoàn cảnh đặc biệt, họ không có cơ hội, việc duy trì tình yêu là khó. Người phụ nữ nào sẽ yêu họ? Với nhu cầu tình dục chính đáng, họ có quyền trả những khoản tiền để được phục vụ và cảm thấy ấm áp… Mại dâm sẽ là vô đạo đức nếu nó đưa đến bóc lột, giết chóc đến những hành động trái ý muốn.
Vẫn theo bà Hồng, nhu cầu tình dục và không đi kèm với tình cảm là nhu cầu hợp lý nếu như họ tìm được một người thỏa thuận và hợp pháp. Tuy nhiên, có một thực tế, những kẻ môi giới, ma cô buôn người coi mại dâm như một món hàng, mua, bán nó để thu lợi dẫn đến nhiều chuyện tiêu cực.
Biên tập viên Mỹ Linh-Đài truyền hình Việt Nam cho biết, nếu chúng ta chống mại dâm thì cần chống mô hình khai thác tình dục thành những nhà chứa, chủ chứa trong đó người phụ nữ bị khai thác thành lao động tình dục, bị bắt buộc và trở thành công cụ kiếm tiền.
Video đang HOT
Cần cái nhìn công bằng
Buổi tọa đàm nóng lên khi chị H., là người sống bằng nghề mại dâm, chia sẻ: Tôi coi nghề là công việc để kiếm sống. Trong nghề, tôi tự đặt nguyên tắc cho mình đó là không yêu khách hàng. Nghề cũng cần có duyên với nó. “Đừng nhìn chúng tôi với con mắt như thế bởi chúng tôi không ăn trộm và ăn cắp của ai. Chúng tôi sống bằng lao động của mình”.
Chị H. vào nghề năm 19 tuổi khi quen với những người đi trước làm nghề. Chị đến với nghề do điều kiện kinh tế và một phần do quyết định của mình. Chị H. cho biết, đã là con người và nhất là phụ nữ không ai muốn bước chân vào nghề này. Nhưng khi đã bước chân vào thì mong rằng nghề không còn bị coi khinh.
Hiện chị H. cùng với chị em hoạt động nhóm “Nơi bình yên” dành cho phụ nữ làm nghề mại dâm tại Hà Nội. Trong 5 năm qua, đã có hơn 100 thành viên cùng chia sẻ về bạo lực tình dục, sử dụng baocao su, tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mục tiêu của nhóm là tự chủ để là người có ích trong xã hội.
Để xóa bớt sự kỳ thị, theo bà Quý, dù không hợp thức hóa thì vẫn cần chính sách để chữa bệnh cho họ, bảo vệ họ chống lại bạo lực, đào tạo để người bán dâm được lựa chọn và thay đổi nghề.
Theo ông Giang Đặng, cần đào tạo người bán dâm, nếu họ không có kỹ năng thì rất có thể họ sẽ bị đàn áp và thậm chí bị giết. Vì vậy, nên có cơ chế bảo vệ họ khi họ bị hiếp, bị quỵt tiền, có thể đến báocông an để được giúp đỡ. Đặc biệt, hoạt động môi giới cần phải xóa bỏ.
Theo Dã Huệ (Tiền Phong)
Mại dâm tăng: Trách nhiệm của địa phương
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM, trước tình trạng mại dâm trên địa bàn TP ngày càng khó kiểm soát.
* Phóng viên: Thưa ông, phải chăng tình trạng mại dâm trên địa bàn TP HCM đang diễn biến phức tạp?
Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM
- Ông Lê Văn Quý: Tệ nạn mại dâm trên địa bàn TP HCM hiện đang diễn biến khá phức tạp, hoạt động mại dâm biểu hiện dưới nhiều hình thức kinh doanh biến tướng, trá hình, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong cộng đồng xã hội. Hoạt động mại dâm nam, mại dâm đồng tính, mại dâm có yếu tố nước ngoài có xu hướng ngày một gia tăng, trong khi pháp luật chưa có quy định điều chỉnh để xử lý một cách đồng bộ, thống nhất và kiên quyết đối với các hành vi vi phạm của cơ sở cũng như đối tượng hoạt động mại dâm.
Hiện tượng chào hàng, môi giới mại dâm trên mạng, qua điện thoại di động đã và đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Trước đây, hoạt động mại dâm còn lén lút thì nay đã tinh vi và khép kín hơn.
Đặc biệt, hoạt động mại dâm nơi công cộng trước đây chỉ tập trung ở một số nơi và vào những thời điểm nhất định trong ngày thì nay đã chuyển sang hình thức lưu động bằng cách sử dụng các phương tiện di chuyển trên đường phố để mời chào một cách công khai hơn. Những hiện tượng trên là những thách thức, tác động xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
* Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, thưa ông?
- Trước khi thực hiện Nghị quyết 24 của Quốc hội, công tác phòng chống mại dâm đã có nhiều khó khăn nhưng vẫn còn quản lý và giáo dục được đối tượng bán dâm. Tuy nhiên, từ khi Nghị quyết 24 được ban hành thì công tác quản lý và giáo dục người bán dâm cực kỳ khó khăn khi những đối tượng này hoạt động công khai hơn vì họ biết nếu bị bắt quả tang thì cũng chỉ bị xử phạt hành chính chứ không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh như trước đây. Bên cạnh đó, một số chế tài đối với những cơ sở kinh doanh có vi phạm về mại dâm vẫn chưa đủ tính răn đe. Việc cấp giấy phép cũng chưa có sự phối hợp một cách đồng bộ và thống nhất giữa các ngành chức năng với chính quyền địa phương. Mặt khác, công tác phòng chống mại dâm ở một số sở, ngành chưa đồng thuận cao nên có những hạn chế trong việc xử lý, nhất là hạn chế rất lớn đến công tác phòng chống mại dâm trên địa bàn TP.
Lực lượng chức năng kiểm tra một quán bar tại TP.HCM Ảnh: Tân Tiến
* Tại hội nghị trực tuyến về tình hình mại dâm 6 tháng đầu năm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ cơ quan chức năng tại TP HCM buông lỏng, lơ là nhiệm vụ trong công tác phòng chống mại dâm. Ông thấy thế nào?
- Tình hình mại dâm xảy ra ở đâu thì trước hết, cảnh sát khu vực phải là người đại diện cơ quan pháp luật nắm bắt sự việc. Họ phải là người nắm rõ khu vực mình có bao nhiêu hộ kinh doanh, thành phần như thế nào. Nếu nói buông lỏng quản lý thì cũng có một phần khi một số ít địa phương chưa thật sự chú trọng, quan tâm nên tình trạng mại dâm xảy ra liên tục. Khi phát hiện cơ sở sai phạm nhưng lực lượng không đủ thì địa phương cần đề xuất chính quyền cấp trên hỗ trợ. Đằng này, địa phương cứ coi như bình thường thì tình trạng trên sẽ còn xảy ra nhiều. Hiện TP có hơn 30.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ, các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành chỉ tham mưu cho UBND TP kiểm tra những cơ sở lớn chứ không thể hết được.
* Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng mại dâm càng siết sẽ càng bung?
- Càng siết thì tình hình sẽ được hạn chế chứ sao mà bung được! Có chăng thì đối tượng sẽ chuyển qua hình thức tinh vi, đi vào chiều sâu và tiềm ẩn nguy cơ nhiều hơn mà mình không thể phát hiện hết được. Siết chỗ này, đối tượng sẽ tập trung chỗ khác nhưng nếu cơ quan chức năng tăng cường quản lý chặt chẽ, phối hợp đồng bộ thì sẽ hạn chế, kéo giảm được. Quan trọng nhất là người đứng đầu chính quyền địa phương có làm quyết liệt hay không mà thôi.
Hải Phòng chờ thông báo để kiểm điểm
Chiều 14/7, trao đổi qua điện thoại, một phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết ngày 8/7, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm 6 tháng đầu năm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc đối với lãnh đạo và trưởng công an quận Bình Thạnh (TP HCM), quận Đồ Sơn (Hải Phòng) và huyện Giao Thủy (Nam Định) vì để xảy ra tệ nạn mại dâm công khai, gây bức xúc dư luận.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, UBND TP Hải Phòng vẫn đang chờ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để có căn cứ chỉ đạo thực hiện việc kiểm điểm. "Chỉ trong một vài ngày tới sẽ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng và Hải Phòng lập tức thực hiện" - vị này khẳng định.
Theo Khampha
Dùng 'nam nhân kế' cướp tài sản người đồng tính 12 nạn nhân đã bị nhóm thanh niên dàn cảnh môi giới, tổ chức mại dâm đồng tính rồi xông vào nhà nghỉ cướp tài sản ngay tại trung tâm Hà Nội. Ngày 7/9, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 5 người gây ra vụ cướp tài sản của người đồng...