Cản bước “tử thần” trên những cung đường Tết
Việc áp dụng ngay những quy định khắt khe để ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông là giải pháp kịp thời, mạnh mẽ, được kỳ vọng sẽ hạn chế tối đa thương vong do tai nạn giao thông (TNGT) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý sắp tới.
Mất hàng trăm sinh mạng mỗi dịp Tết
Tết là thời điểm áp lực giao thông tăng cao nhất trong năm trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn; TNGT theo đó cũng gia tăng đột biến. Mỗi kỳ nghỉ Tết lại có hàng trăm sinh mạng mất đi, hàng trăm người khác mang thương tật, trở thành nỗi đau và gánh nặng cho gia đình họ cũng như cộng đồng xã hội. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả đó là hành vi uống rượu, bia rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, Tết Kỷ Hợi 2019, 183 người đã chết, 241 người bị thương vì TNGT. Trước đó, Tết Mậu Tuất 2018 cũng có 179 người chết, 186 người bị thương do TNGT. Nhiều vụ TNGT thảm khốc xảy ra do người lái xe quá chén hoặc sử dụng chất gây nghiện. Thực tế đó đòi hỏi Chính phủ, các cơ quan chức năng cũng như người dân phải có hành động quyết liệt nhằm kéo giảm TNGT, bảo vệ an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn của lái xe trên đường Láng Hạ. Ảnh: Phạm Hùng
Uống rượu, bia, đặc biệt là trong dịp Tết đã trở thành tập quán của đại bộ phận người dân. Tập quán đó không xấu, nhưng việc liều lĩnh điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chịu tác động của “ma men” lại là hành vi vô cùng nguy hiểm cho chính bản thân người say và cả cộng đồng xung quanh.
Các cấp, ngành, địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông bằng rất nhiều biện pháp, kiên trì và bền bỉ. Tuy nhiên, chỉ tuyên truyền mà thiếu đi những chế tài mang tính răn đe nghiêm khắc, thực tế cho thấy, đã không thể giảm thiểu một cách hiệu quả TNGT.
Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga nhận định, hầu như bất cứ người dân nào cũng hiểu, việc uống rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT.
Video đang HOT
“Thế nhưng việc từ chối uống rượu bia trong các dịp Tết là vô cùng khó khăn. Có người uống vì vui thích, có người phải uống để giữ phép xã giao. Chúc tụng nhau bằng rượu, bia dịp Tết đã như một cái lệ mà khó ai từ chối được” – ông Nga phân tích. Chính vì vậy, để giảm thiểu TNGT, đặc biệt là các vụ TNGT thảm khốc có liên quan đến bia, rượu, đã đến lúc phải hành động mạnh mẽ.
Nói đi đôi với làm
Nghị định 100/2019/NĐ – CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt vừa chính thức được áp dụng từ ngày 1/1 vừa qua đã đưa ra những chế tài cực kỳ nghiêm khắc, gia tăng mức phạt đối với hầu hết các vi phạm giao thông. Các cơ quan chức năng đều kỳ vọng sẽ kéo giảm TNGT trong thời gian tới.
Trước mắt, kỳ vọng đó đã ít nhiều thành hiện thực. Trong ít ngày qua, hàng trăm trường hợp vi phạm giao thông đã bị xử phạt theo quy định mới tại Nghị định 100/2019/NĐ – CP; và hiệu quả cho thấy tức thời. Số ca cấp cứu do TNGT trên cả nước đã giảm mạnh từ 20 – 50%. Nhiều bệnh viện đã không ghi nhận ca TNGT nào liên quan đến rượu bia trong hơn 1 tuần thực hiện quy định mới. Đó là tín hiệu vô cùng tích cực, cho thấy ý thức chấp hành luật giao thông của người dân đã được nâng cao rõ rệt.
Một khi ý thức của người dân được nâng lên thì không chỉ TNGT giảm xuống mà cả tình trạng UTGT cũng sẽ dần được kiềm chế. Càng gần Tết, những tín hiệu tích cực này lại càng rõ rệt và khiến người dân yên tâm, phấn khởi hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, công tác điều hành giao thông cũng như xử lý các loại hình vi phạm khác cũng cần được quan tâm đúng mức trong dịp Tết sắp tới. Kết quả của việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp hạn chế ùn tắc, TNGT không chỉ dựa hoàn toàn vào một điểm sáng hạn chế vi phạm nồng độ cồn.
Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể, các địa phương đều đã xây dựng, ban hành kế hoạch đảm bảo trật tự, ATGT dịp Tết Canh Tý và mùa Lễ hội xuân 2020. Những kế hoạch đó phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ trên địa bàn cả nước.
Người dân phải tự bảo vệ mình
Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, địa phương và các cấp, ngành chức năng, người dân cũng phải nâng cao ý thức về ATGT, tự bảo vệ mình bằng những hành động thiết thực. Mỗi dịp Tết, hàng triệu người lại bước vào hành trình dài trở về quê hoặc đi du lịch. Hiện tượng UTGT, TNGT là khó tránh khỏi. Nếu mỗi người dân biết tự ý thức, tuân thủ luật giao thông sẽ giảm thiểu được những rủi ro đó.
Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga nhìn nhận, nâng cao ý thức tham gia giao thông trong dịp Tết có rất nhiều khía cạnh. Trước hết mỗi người dân cần tuân thủ luật, đi đúng làn đường, không vượt quá tốc độ. Bên cạnh đó, dịp Tết cũng là khi những hiện tượng như xe nhồi nhét khách, phóng nhanh vượt ẩu xảy ra thường xuyên hơn.
Vì quyền lợi và sự an toàn của chính mình, mỗi người dân cần đấu tranh mạnh mẽ với những vi phạm giao thông xung quanh. Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông, người dân cần tuân thủ chặt chẽ sự hướng dẫn, điều tiết của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ trên đường. Trên thực tế, việc bất chấp tất cả để chen lấn, tranh giành đường lưu thông của bộ phận không nhỏ người dân là một trong những nguyên nhân chính gây UTGT, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra TNGT.
Ngoài ra, người dân cũng cần chủ động kế hoạch đi lại trong dịp Tết – kỳ nghỉ dài ngày – lựa chọn thời gian, phương thức, phương tiện di chuyển hợp lý nhằm giảm thiểu áp lực giao thông. Hiện có không ít giải pháp đã được cơ quan chức năng thực hiện để điều tiết áp lực như cho học sinh, sinh viên nghỉ Tết sớm hơn; bán vé xe qua mạng internet; hoặc cung cấp những chuyến xe liên tỉnh tận nơi làm việc cho người lao động; đa dạng phương thức vận tải hành khách… Do đó, việc chủ động kế hoạch đi lại của người dân cũng đã thuận tiện hơn rất nhiều.
Tết Nguyên đán Canh Tý được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ giảm mạnh ùn tắc và TNGT trên địa bàn cả nước. Đây là sẽ là bước tiến đầu tiên đến mục tiêu đảm bảo trật tự, ATGT của cả năm 2020 mà Chính phủ đề ra. Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành chức năng, tinh thần thượng tôn pháp luật, tự nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân chính là chìa khoá mở ra năm thành công và an toàn nhất của giao thông trên cả nước.
“Kiềm chế, ngăn chặn không để xảy ra TNGT là món quà Tết ý nghĩa nhất đối với người dân.” – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình
“Trung bình mỗi ngày, ở Việt Nam có 24 người tham gia giao thông và không về nhà; 60 người khác bị thương vì TNGT có liên quan tới rượu bia. Nói về TNGT, Việt Nam cũng mất 2,5% GDP/năm trong khi tăng trưởng cả nước hàng năm chỉ khoảng 6%.
Việc siết chặt quy định hy vọng sẽ giúp kéo giảm TNGT xuống từ 5 – 10% trong năm 2020. ” – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng
Theo Kinhtedothi
Nam giới gây ra 90% các vụ tai nạn do uống rượu bia lái xe
Theo số liệu thống kê của lực lượng CSGT trên toàn quốc, số vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn 4%. Tại TP.HCM, con số này ở mức 5% và tỉnh Bình Dương là 12%.
Tại Hội thảo quốc gia "Công bố kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam" do Ủy ban ATGT quốc gia và Hội ATGT nhiều người đã đề xuất tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới (Luật xử lý vi phạm hành chính, lao động công ích).
Theo số liệu thống kê của CSGT trên toàn quốc, số vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn 4%, tại TP.HCM ở mức 5% và tỉnh Bình Dương là 12%.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe trên QL5, đoạn qua Hà Nội
Tuy nhiên số liệu này thấp hơn rất nhiều so với số liệu thống kê TNGT do rượu bia nhập viện tại một số bệnh viện. Nguyên nhân cơ bản của khác biệt trên là do trong nhiều vụ TNGT, tình trạng chấn thương của nạn nhân đã gây khó khăn lớn cho công tác xét nghiệm nồng độ cồn. Nam giơi gây ra 80%-90% cac vu TNGT do uống rượu bia rồi lái xe, tai nạn xay ra vào buổi tối (18h-24h) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Người đi xe may say xỉn gây ra 70%-90% các vụ TNGT liên quan tới rượu bia.
Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say. Tỷ lệ vi phạm Luật Giao thông đường bộ rất cao, cụ thể 36% không bât xi nhan khi sang đương, 26% đi ngươc chiêu và 17% không bât đen xe.
Qua nghiên cứu, Hội thảo đề xuất giải pháp, chính sách có tính đổi mới. Theo đó, áp dụng giảm chỉ số nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy (sửa Nghị định 46 và Luật Giao thông đường bộ); Tăng cường công tác Kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên; Tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới (như lao động công ích...).
Ngoài ra, phải tăng cường dịch vụ taxi đưa người uống về nhà an toàn; Khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn; Ứng dụng các phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh...
Theo ANTD
Phạt nặng vi phạm nồng độ cồn là "liệu pháp sốc" cần thiết Sau hơn 1 tuần thực thi, Nghị định 100/2019 (NĐ 100) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã có kết quả khả quan, tạo được hiệu ứng tốt, tuy nhiên vẫn còn những ý kiến băn khoăn, thậm chí bức xúc với các quy định mới. Trong cuộc tọa đàm ngày 9-1...