Cần buộc nguyên GĐ Sở GD&ĐT Sơn La đến tòa, nếu…
Lời khai của ông Đức chính là căn cứ xác định tội danh của nhiều bị can trong vụ án, nên HĐXX cần buộc người này tham dự tòa.
Sáng ngày 16/9/2019, phiên tòa xét xử vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La phải hoãn lại vì nhiều nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tới tham dự phiên tòa.
Một trong những người quan trọng được HĐXX triệu tập trong phiên tòa lần này là ông Hoàng Tiến Đức – nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La cũng không đến tham dự mà không rõ nguyên nhân.
Bị cáo Trần Xuân Yến (trái) và cựu Thiếu tá Đinh Hải Sơn đến phiên tòa sáng ngày 16/9.
Trao đổi với Đất Việt, một luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án này cho biết, việc vắng mặt ông Đức buộc HĐXX phải hoãn xử phiên tòa là hoàn toàn chính xác. Bởi ông Đức là nhân vật xuất hiện trong các lời khai của bị cáo, họ cho rằng sự tác động của ông Đức dẫn đến việc có nhiều thí sinh ở Sơn La được sửa điểm hơn.
Theo cáo trạng, bị cáo Trần Xuân Yến – nguyên PGĐ Sở GD&ĐT Sơn La khai ông Đức đã đưa cho mình bảng danh sách 8 thí sinh nhờ sửa điểm.
Tuy nhiên, trong lần làm việc đầu tiên, ông Đức chỉ thừa nhận có đưa bảng danh sách thông tin 8 thí sinh để nhờ xem điểm trước khi công bố công khai.
Lần làm việc tiếp theo, ông Đức phủ nhận không đưa bảng danh sách nào cho ông Yến cả.
“Ông Đức được xác định là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Chính vì thế, trong phiên xét xử ông Đức cần có mặt để các bên hỏi nhiều vấn đề để xác định rõ hành vi, tội danh của các bị cáo. Sự vắng mặt của ông Đức sẽ khiến cho phiên xử không khách quan, có thể không đúng tội danh đối với các bị cáo” – vị luật sư này cho biết.
Cũng theo vị luật sư này, phiên tòa có thể sẽ được mở lại vào tháng 10/2019, khi đó cơ quan chức năng tỉnh Sơn La cần có biện pháp buộc ông Đức có mặt tại phiên tòa.
Video đang HOT
Ông Hoàng Tiến Đức.
“Nếu ông Đức tiếp tục không đến tòa thì phiên tòa thì phiên tòa có thể sẽ không được diễn ra. Chính vì thế, cần có biện pháp áp giải đối với ông Đức để chắc chắn về thời gian xét xử. Đây là vụ việc được dư luận cả nước quan tâm, không thể vì một cá nhân nào đó mà làm ảnh hưởng được” – vị luật sư này bày tỏ.
Được biết, trong phiên tòa ngày 16/9 có 91 người là nhân chứng, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được HĐXX triệu tập nhưng hơn một nửa trong số đó không tới tham dự, trong đó có nhiều người là cán bộ nhà nước có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Lời khai của các bị cáo cho thấy, hành vi sửa điểm thi là do vụ lợi cá nhân, hưởng lợi nhiều tỷ đồng từ người thân của thí sinh. Để khắc phục hành vi minh đã gây ra, các bị can đã nộp lại số tiền 2,7 tỷ đồng đã nhận từ người thân của thí sinh cho cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, khi làm việc với người thân của thí sinh, không ai thừa nhận đã chi tiền để sửa điểm cho con, cháu mình.
Tình tiết này hiện vẫn đang là điểm mâu thuẫn chưa có lời giải trong vụ việc gian lận điểm thi ở Sơn La.
Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định: “Các bị can không thể tự ý bịa ra lời khai để tự đưa mình vào tội danh với khung hình phạt nặng hơn với tội danh đã bị cơ quan chức năng truy tố. Như vậy lời khai của các bị can có nhiều điểm đáng tin cậy hơn”.
Tuy nhiên, đây là biểu hiện tội đưa – nhận hối lộ trong vụ việc sử điểm thi, có thể sẽ được xem xét khởi tố trong một vụ án khác.
Còn phiên tòa sáng ngày 16/9 chỉ xét xử tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đây là 2 vụ án riêng biệt.
Tuy nhiên, sau khi bị bắt, các bị cáo đã tự nguyện nộp lại 2,7 tỷ khắc phục hậu quả. Vì thế, HĐXX cũng cần buộc những phụ huynh có con sửa điểm thi đến tòa làm rõ về nguồn gốc số tiền này.
Luật sư Nguyễn Minh Long cho rằng: “Nếu không chứng minh được động cơ, mục đích của các bị can và những người có liên quan đồng thời không chứng minh được nguồn gốc của số tiền 2,7 tỷ đó thì rất khó xác định chính xác bản chất của vụ án và tội danh đối với các bị can”.
Chính vì thế, lời khai của phụ huynh có con sửa điểm thi tại phiên xét xử cũng vô cùng quan trọng. Việc đề nghị xử vắng mặt thì tùy vào từng trường hợp mà HĐXX chấp thuận, còn đối với những trường hợp nào có biểu hiện đưa tiền sửa điểm cho con mà còn đang mập mờ, thì cần phải triệu tập đến tòa làm rõ.
Xuân Mạnh
Theo baoadatviet
Hoãn phiên xử vụ điểm thi Sơn La vì vắng mặt nhân chứng là lãnh đạo
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa vụ gian lận điểm thi ở Sơn La để triệu tập thêm nhân chứng, người liên quan.
Sáng 16/9, TAND tỉnh Sơn La xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Hầu tòa là 8 bị cáo thuộc ngành giáo dục và công an trong tỉnh, tất cả bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Ngoài ra, tòa án có triệu tập 43 người làm chứng; 47 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, chỉ có 3 người liên quan, 11 nhân chứng có mặt trong đó, ông Nguyễn Ngọc Hà - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Sơn La đến tòa nộp giấy triệu tập rồi lập tức rời phòng xử. Ngoài ra, có 2 luật sư bảo vệ các bị cáo vắng mặt.
Các bị cáo Trần Xuân Yến (áo trắng) và Đinh Hải Sơn.
Về việc này, đại diện VKSND tỉnh Sơn La đề nghị chủ tọa hoãn phiên tòa nhằm tiếp tục triệu tập để đảm bảo phiên xử được diễn ra khách quan.
Luật sư Phạm Văn Hiển - bào chữa cho Trần Xuân Yến - nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT đề nghị triệu tập các ông Nguyễn Ngọc Hà, Hoàng Tiến Đức - nguyên GĐ Sở GD&ĐT cùng Chánh thanh trả Sở GD&ĐT...
Tương tự, luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh nêu quan điểm, rất cần triệu tập và đánh giá tại tòa lời khai của ông Hoàng Tiến Đức. Những lời khai của nguyên giám đốc sở chắc chắn sẽ giúp làm sáng tỏ sự thật vụ án.
Tài liệu vụ án cũng thể hiện, ông Đức từng thừa nhận đưa thông tin nhiều thí sinh cho cấp dưới và sau khi thi, số thí sinh này được nâng điểm . Tuy nhiên, ông Đức sau đó bác bỏ những lời khai của chính mình và không bị xử lý hình sự.
Sau hội khi hội ý, chủ tọa Quản Hữu Chiến cho biết Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa, mở lại vào sáng 15/10 tới đây.
Rất đông cảnh sát có mặt, đứng thành nhiều vòng quanh khu vực tòa án.
Bị cáo Lò Văn Huynh - 1 trong 3 người bị tam giam được dẫn giải tới tòa.
Chủ tọa đã quyết định hoãn tòa, mở lại vào ngày 15/10 tới đây.
Các bị cáo trong vụ gồm Trần Xuân Yến - nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La; Lò Văn Huynh - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (phòng khảo thí); Nguyễn Thị Hồng Nga - chuyên viên Phòng khảo thí; Cầm Bun Sọn - Phó trưởng Phòng chính trị Sở GD&ĐT; Đặng Hữu Thủy - Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu; Đinh Hải Sơn - nguyên thiếu tá công an; Nguyễn Thanh Nhàn - Phó phòng khảo thí và Đỗ Khắc Hưng - nguyên trung tá công an.
Cơ quan truy tố khẳng định, các bị cáo trên đã cấu kết nhận thông tin của 44 thí sinh để tìm bài thi rồi sửa theo hướng nâng điểm. Vụ án cũng có dấu hiệu đưa nhận hối lộ nhưng được tách ra để giải quyết sau.
XUÂN ÂN
Theo tienphong
Phiên tòa vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Sẽ có điều bất ngờ xảy ra? Theo lịch, sáng nay (16/9), TAND tỉnh Sơn La mở phiên tòa xét xử 8 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT gây xôn xao dư luận thời gian qua. Phiên tòa sẽ có điều bất ngờ? 3 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La (ảnh IT). Trong vụ án này có 8 bị cáo cùng bị...