Cán bộ y tế chi viện cho Gia Lai: ‘Không ăn tết, quyết tâm dập dịch’
Lực lượng cán bộ, nhân viên y tế khắp cả nước chi viện tuyến đầu chống dịch ở Gia Lai xác định không ăn tết, quyết tâm dập dịch.
Hai nhân viên y tế làm việc tại khu cách ly tập trung huyện Ayun Pa – Ảnh: THU HƯƠNG
Ngày 5-2, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch – phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – cho biết tỉnh đang nhận được chi viện rất nhiều từ các đơn vị y tế cả nước cho việc xét nghiệm, truy vết và điều trị bệnh nhân COVID-19.
“Tất cả các đoàn về Gia Lai lần này đều xác định không ăn tết và nếu thành công, sau dịch lại sẵn sàng cách ly 21 ngày rồi mới được về với gia đình” – bà Lịch nói.
Theo bà Lịch, hiện cả 3 “mũi giáp công” là xét nghiệm, điều trị và truy vết đang được các đơn vị chi viện, tăng cường những lực lượng mạnh nhất, nhiều kinh nghiệm nhất.
Về xét nghiệm, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên hiện đang là lực lượng chi viện chủ yếu với nòng cốt 4 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Trong đó có một chuyên gia hàng đầu về virus từ Đức trở về hỗ trợ Gia Lai làm công tác xét nghiệm.
Viện Pasteur TP.HCM và Viện Pasteur Nha Trang cũng đã hỗ trợ máy xét nghiệm tự động và sinh phẩm để đảm bảo công suất xét nghiệm tối đa 3.000 mẫu/ngày cho Gia Lai trong thời gian tới.
Video đang HOT
Nhiều nhân viên y tế đang được chi viện cho tỉnh Gia Lai – Ảnh: THU HƯƠNG
Về điều trị, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã cử một nhóm giúp tỉnh đưa ra đề án thiết lập một bệnh viện dã chiến trong thời gian sớm nhất. Trong nhóm có bác sĩ Trần Thanh Linh – phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, người trực tiếp điều trị thành công cho bệnh nhân 91 người Anh tháng 8-2020.
Ngay trong chiều nay (5-2), một đoàn gồm 8 nhân viên y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, trung tâm y tế các quận Sơn Trà, Hòa Vang, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và Hải Châu đã lên đường đến Gia Lai hỗ trợ công tác truy vết.
Không chỉ ở các tuyến chính, ở 4 huyện có ca nhiễm là Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa và Ayun Pa cũng có một đội chuyên gia từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tích cực huấn luyện, hướng dẫn, truy vết dịch.
Đã có 50 nhân viên y tế được tăng cường cho các huyện trong đợt này. 5 đội phản ứng nhanh thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh liên tục túc trực tham gia phòng chống dịch. Bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn – phó giám đốc Sở Y tế Gia Lai – cũng trực tiếp phụ trách 2 nhóm hỗ trợ huyện có 6 ca dương tính Ia Pa.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người nghi nhiễm ở Gia Lai – Ảnh: THU HƯƠNG
Diễn biến dịch ở Gia Lai lần này được cho phức tạp, kéo dài do đặc thù tỉnh có 46% đồng bào dân tộc thiểu số, lại thêm chủng biến thể mới có sức lây lan nhanh làm công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn.
Chỉ trong 6 ngày (từ 30-1 đến 4-2), Gia Lai ghi nhận 18 ca mắc COVID-19. Thị xã Ayun Pa (6 ca) và huyện Ia Pa (6 ca) là hai địa phương đầu tiên có ghi nhận ca nhiễm với nguồn lây từ Hải Dương. Dịch sau đó lan ra huyện Krông Pa (3 ca), huyện Phú Thiện (1 ca) và TP Pleiku (2 ca).
Tính đến 10h sáng 5-2, tỉnh Gia Lai chưa ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 mới. Hiện tỉnh đã lấy 4.134 mẫu làm xét nghiệm. Qua xét nghiệm có 2.964 mẫu âm tính, số còn lại đang trong thời gian chờ kết quả.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chúng ta đã cơ bản khống chế được dịch bệnh
Đó là đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Gia Lai báo cáo về tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh chiều 4-2.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá dịch bệnh đã cơ bản được khống chế - Ảnh: chinhphu.vn
Ngay sau cuộc họp trực tuyến với tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã tiếp tục họp với tỉnh Gia Lai.
Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Gia Lai báo cáo,Phó Thủ tướng đánh giá: "Hôm nay, ổ dịch ở Vân Đồn (Quảng Ninh) coi như đã dập xong. Ổ dịch thành phố Chí Linh (Hải Dương) cơ bản kiểm soát rất tốt. Thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) tiếp giáp thành phố Chí Linh đã xin chủ trương, xét nghiệm diện rộng các đối tượng nguy cơ thì sẽ kiểm soát được.
Tình hình dịch bệnh ở Hà Nội đến giờ phút này cũng kiểm soát tốt, chiều nay có 1 ca nhiễm mới thuộc diện F1. Và với tình hình Gia Lai vừa báo cáo, có thể nói đến giờ phút này chúng ta đã cơ bản không chế được dịch bệnh".
"Niềm mong mỏi, hi vọng của người dân có một cái Tết yên bình ngày càng đến gần" - Phó Thủ tướng nói.
Báo cáo nhanh về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lãnh đạo tỉnh Gia Lai cho biết hiện địa phương có hai ổ dịch chính ở huyện Ayun Pa và huyện Ia Pa. Tính đến 17h hôm nay, tỉnh đã ghi nhận tổng cộng 18 ca dương tính (trong đó có 4 ca mới), 5 ca đang nghi ngờ.
Tuy nhiên, 4 ca mới đều là các trường hợp F1 đã được cách ly ở khu tập trung nên không đáng ngại lắm, 5 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được theo dõi và xét nghiệm lại.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành khẳng định đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh tại hai ổ dịch ở huyện Ayun Pa và huyện Ia Pa. Gia Lai đã cách ly 1.401 F1, 7.414 F2, xét nghiệm 2.514 mẫu và đang tăng tốc xét nghiệm.
Tỉnh cũng sẽ tiếp tục truy vết, khoanh vùng đặc biệt tại hai huyện Ayun Pa và Ia Pa. Tỉnh cũng đề nghị xét nghiệm toàn bộ nhân viên Cảng hàng không Pleiku.
Theo TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 3-2, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu vào hỗ trợ tỉnh Gia Lai, đoàn đã làm việc với tỉnh và khảo sát thực tế, đề xuất nhiều giải pháp.
Bộ Y tế nhận định, thời điểm này quan trọng nhất vẫn là tăng tốc truy vết và tổ chức cách ly, vì vậy Gia Lai cần đẩy mạnh tốc độ truy vết và xét nghiệm. Các đơn vị thuộc bộ đã vận chuyển hệ thống tách chiết, 3 máy xét nghiệm PCR vào hỗ trợ để nâng cao năng lực xét nghiệm đáp ứng yêu cầu thực tế. Tại cuộc họp chiều nay, Bộ Y tế cho biết đã xuất cấp cho Gia Lai khẩu trang y tế, quần áo chuyên dụng và một số trang thiết bị điều trị.
Viện Pasteur Nha Trang và Viện Paster TP.HCM hỗ trợ 3 hệ thống xét nghiệm để tăng tốc xét nghiệm và khẩn trương truy vết các ca liên quan. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cử các đoàn chuyên gia, cán bộ y tế của các bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Viện Paster TP.HCM, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên vào hỗ trợ Gia Lai...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Gia Lai tiếp tục quyết liệt, thần tốc hơn nữa trong công tác truy vết. Qua thực tiễn Gia Lai, Phó Thủ tướng cho rằng năng lực xét nghiệm, truy vết là rất quan trọng. Bộ Y tế cần tiếp tục quan tâm giúp nâng cao năng lực xét nghiệm cho Gia Lai và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
"Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Gia Lai: Thêm một trường hợp dương tính với Covid-19 Sáng 1.2, Thông tin từ UBND tỉnh Gia Lai cho biết vừa có thêm một trường dương tính lần 1 với Covid-19 tại H.Krông Pa và một trường hợp khác có nguy cơ cao đang chờ xét nghiệm. Các chốt chặn phong toả ở thị xã Ayun Pa trực 24/24 . Ảnh TRẦN HIẾU Theo thông báo mới nhất sáng nay, 1.2, toàn...