Cán bộ xã hành xử như “xã hội đen”
Mua gỗ trắc khai thác trái phép, sử dụng súng hăm doạ người dân…, đó là những việc làm mang tính “ xã hội đen” của ông Phạm Duy Chinh – Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, Gia Lai.
Mua gỗ trắc và môi giới bằng lái xe môtô
Theo anh Trường ở làng Kon Jốt, xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, cuối năm 2009, ông Phạm Duy Chinh đưa cho anh 500.000 đồng “uống nước” và nhờ anh hỏi mua gỗ trắc của người dân trong làng Kon Jốt. Để giúp ông Chinh, anh Trường đã hỏi những người thường xuyên khai thác lâm sản trái phép và mua cho ông khoảng 8m3 gỗ trắc.
Ông Phạm Duy Chinh với khẩu súng dùng hăm doạ người dân.
“Ông Chinh đưa tôi 7 triệu đồng để mua 6 cột gỗ trắc đường kính hơn 25cm, dài hơn 3m của người trong làng Kon Jốt. Nhưng khi có người ở làng Kon Ma Har lấy gỗ trắc bán cho người khác, ông Chinh đã chửi bới, thậm chí lấy súng ra hăm doạ họ”.
Video đang HOT
Không chỉ mua gỗ trắc trái phép, ông Chinh còn đến các buôn làng, vận động bà con nộp tiền học và thi lấy bằng lái xe mô tô tại xã. Mỗi người đăng ký học, thi phải nộp cho ông Chinh 380.000 đồng nhưng hầu hết đều không được thi, cũng không thể đòi lại số tiền đã nộp, trong đó có cả những cán bộ cấp xã.
Trao đổi với chúng tôi, bà Bé – Bí thư Đoàn xã Hà Đông thừa nhận: “Tôi cũng như người dân trong xã đều muốn có bằng lái xe môtô nên đã nộp tiền học và thi bằng lái cho ông Chinh. Nhưng đợi mãi không được thi. Khi nghe người dân thắc mắc nhiều quá, ông Chinh đã gặp riêng tôi và trả lại 380.000 đồng. Tôi may mắn được trả, còn rất nhiều người khác không dám đòi tiền dù không được học và thi”.
Dùng súng đe doạ dân
Anh Bik ở làng Kon Ma Har nhớ lại: Đầu năm 2011, tôi và thầy giáo Thu ở Trường THCS Hà Đông có một hiểu lầm và xảy ra cãi vã. Nhưng khi xuống giải quyết, ông Chinh túm cổ áo tôi rồi gí súng ngắn vào bụng đe doạ. Tôi sợ lắm”.
Trước đó, vào năm 2008, ông Chinh còn dùng súng đòi bắn một người đàn ông tên là Xít cũng ở làng Kon Ma Har với lý do Xít dám chở rễ cây gỗ trắc lên bán cho ông Tân là người kinh doanh trong xã Hà Đông. Dân làng Kon Ma Har thấy cảnh đó đều kinh sợ. Trong buổi họp làng vào ngày 31.7.2011 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hà Đông tổ chức, ông Chinh nói: “Tôi có giấy phép sử dụng súng, nên có quyền sử dụng khi cần thiết”.
Ông Chinh cho rằng ông có quyền sử dụng súng bắn đạn hơi cay vì đây chỉ là công cụ hỗ trợ được cấp cho lực lượng công an xã sử dụng và ông hay đi đường rừng nên… được phép sử dụng loại vũ khí này (!?).
Mới đây, làm việc với chúng tôi, ông Phạm Duy Chinh thừa nhận bản thân ông có rút súng ra, chủ yếu để hăm doạ dân thôi chứ không có ý định bắn (!?). Và để minh chứng cho lời giải thích của mình, ông Chinh lục túi xách cá nhân lấy súng bắn đạn hơi cay và giấy phép sử dụng do thượng tá Lê Duy Long – Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Gia Lai ký cấp cho… lực lượng Công an xã Hà Đông sử dụng chứ không phải cho cá nhân ông Chinh.
Dư luận nhân dân huyện Đăk Đoa rất bức xúc về việc ông Phạm Duy Chinh có những hành vi đe doạ người dân mà Huyện uỷ Đăk Đoa và Tỉnh uỷ Gia Lai chưa có ý kiến gì.
Theo Dân Việt
Khi người nhà cán bộ xã nổi máu côn đồ
Công an xã Phú Mỹ, huyện Tân Phú, tỉnh Cà Mau đã 20 lần lập biên bản nhưng đối tượng vẫn tiếp tục vi phạm. Mới đây, Công an huyện Phú Tân ra quyết định phạt hai triệu đồng, gây bức xúc dư luận.
Anh Khiêm trước căn nhà tám lần bị đập phá
BỖNG DƯNG ĐẬP PHÁ NHÀ HÀNG XÓM
Hơn 20 năm sống trên mảnh đất của mình, anh Trần Thiện Khiêm (SN 1974, ngụ ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, Cà Mau) bất ngờ trước kiểu hành xử kỳ lạ của hàng xóm. Năm 2005, anh Khiêm làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bị bà Phan Thị Sử (SN 1938), hàng xóm lân cận, ra ngăn cản. Tiếp đến, UBND xã Phú Mỹ không chịu chứng hồ sơ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh Khiêm. Lý do mà xã đưa ra là phần đất anh Khiêm đang sở hữu không thuộc quyền quản lý của anh. Anh Khiêm khởi kiện. Qua hai cấp xét xử và nhận định của TAND tối cao đều công nhận quyền sở hữu phần đất của anh Khiêm. Tại các phiên tòa, bà Sử đề nghị các cấp tòa trả lại mảnh đất mà anh Khiêm sở hữu cho bà, nhưng đều bị bác.
Được cấp quyền sử dụng đất, tháng 3-2010, anh Khiêm làm đơn xin cất nhà bán kiên cố gởi cho UBND xã, nhưng không được đồng ý vì bà Sử còn khiếu nại. Anh Khiêm khiếu nại, ngày 30-7-2010, xã mới đồng ý cấp giấy xây dựng nhà. Tháng 8-2010, anh Khiêm tiến hành khởi công xây dựng nhà trên phần đất có chủ quyền thì bà Phan Thị Sử đã đem búa qua đập phá ngăn chặn.
Anh Khiêm làm đơn cầu cứu gởi đến UBND xã Phú Mỹ. Ngày 12-8-2010, tại buổi làm việc với anh Khiêm, ông Nghê Minh Hào - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ - cho biết, bà Sử có đơn yêu cầu anh "ngưng ngay việc xây dựng công trình nhà ở". Nhằm tránh việc xô xát, UBND xã đề nghị anh Khiêm tạm ngưng thi công trong thời gian bảy ngày để giải quyết vụ việc. Trước yêu cầu lạ đời của xã, anh Khiêm đành đồng ý để giữ tình làng nghĩa xóm. Được sự bao che của xã, từ ngày 18-8-2010 đến ngày 11-11-2010, bà Sử tám lần dùng búa đập phá công trình đang xây dựng của anh Khiêm, nhưng vẫn không bị xử lý. Công an xã Phú Mỹ đã 20 lần lập biên bản đối với bà Sử về hành vi đập phá nhà của người khác. Trái lại, anh Khiêm bị UBND xã nhiều lần buộc phải đình chỉ xây dựng.
THỜ Ơ
Theo phản ánh của người dân, sở dĩ UBND xã Phú Mỹ không bảo vệ quyền lợi chính đáng cho anh Khiêm là để "trả thù" việc thua kiện. Mặt khác, bà Sử là người nhà của Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ. Ông Võ Văn Dương, người làm thuê cho anh Khiêm, bức xúc: "Tôi đang đẩy đất thuê cho nhà anh Khiêm thì bà Sử đến ngăn cản và dùng búa chặt làm xe đẩy đất hư hỏng nặng, sửa chữa tốn rất nhiều tiền". Sự việc xảy ra đã hơn năm tháng, xã vẫn không đứng ra giải quyết buộc bà Sử chịu trách nhiệm. Theo UBND xã Phú Mỹ, bà Sử chưa bị xử lý với bất kỳ hình thức gì vì lý do "tài sản tổn thất do bị đập phá không lớn, anh Khiêm chưa có yêu cầu xử lý và bồi thường thiệt hại". Lý do trên trái với yêu cầu khẩn thiết của anh Khiêm và hàng loạt đơn tố giác sự thờ ơ của lãnh đạo xã.
Anh Khiêm gởi đơn đến Công an huyện Phú Tân kêu cứu. Mới đây, Công an huyện Phú Tân đã giám định tài sản hư hỏng do bị bà Sử đập và ra quyết định xử phạt hành chính bà Sử hai triệu đồng. Dư luận bất bình trước thái độ quan liêu của chính quyền xã khi thờ ơ với yêu cầu chính đáng của người dân.
Theo CATP
"Thuốc" diệt "sâu rượu" Chuyện nhậu mặc nhiên được xem như một nét văn hóa trong các lễ, đám của dân tộc ta. Thế nhưng nhậu không có văn hóa và nhậu... tới bến lại mang đến nhiều nét phản cảm. Thế nên, cần phải có biện pháp nhằm hạn chế việc một bộ phận cán bộ xã, giáo viên ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện...