Cán bộ xã dính tiêu cực: Cần loại “con sâu” ra khỏi bộ máy
Ở gần dân, lãnh đạo trực tiếp của dân mà không giúp dân cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống đã là có tội với dân, với nước.
Ở gần dân, lãnh đạo trực tiếp của dân mà không giúp dân cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống đã là có tội với dân, với nước chứ chưa nói đến việc lạm dụng chức vụ, lạm dụng chính sách để trục lợi cá nhân. Những cán bộ tha hóa, yếu kém như thế cần phải xử lý thật nghiêm minh, thậm chí loại khỏi bộ máy. Đó là ý kiến thẳng thắn của ông Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ khi trao đổi với PV.
Bất chấp dư luận
Ông đánh giá thế nào về việc làm của một phận cán bộ, lãnh đạo cấp xã ăn chặn từ gói mì tôm, con gà, con nhím, thậm chí đánh dân?
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực phát triển kinh tế đều nhằm mục đích chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần, an sinh xã hội cho người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những cán bộ xã gần dân, sát dân lại “ăn bẩn” của dân, coi thường pháp luật, bất chấp dư luận để trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm. Đơn cử như những vụ việc quan xã “ăn chặn” của dân từ con gà, con nhím, đến đất nông nghiệp cũng mang đi bán và có lối hành xử thô bạo với dân…
Ông Lê Đức Tiết.
Rõ ràng những việc làm không thể chấp nhận được đang ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền địa phương. Những cán bộ tha hóa về đạo đức, ăn chặn của dân như thế không thể đứng trong bộ máy phục vụ nhân dân. Có thể nói đây là những “con sâu, con mọt” đang đục khoét, sống trên vai những người dân nghèo.
Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng quan xã “ăn chặn”, lộng quyền đang ngày càng phổ biến, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Tôi cảm thấy buồn với việc làm của không ít lãnh đạo địa phương. Bởi chính những “công bộc” của dân lại hành xử và có những việc làm đáng xấu hổ như vậy. Đúng là ngày càng nhiều cán bộ xã “ăn chặn” của dân nghèo từ cái nhỏ đến cái lớn. Tình trạng tha hóa quyền lực, đạo đức ở chính quyền cấp xã ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, vấn đề khiến người dân bức xúc đối với chính quyền cơ sở là sự hách dịch, cửa quyền, tự tung tự tác để phục vụ cho mục đích cá nhân. Có thể nói, để xảy ra tình trạng đó có sự tiếp tay, bao che của cơ quan cấp trên là cấp huyện, cấp tỉnh.
Tôi cho rằng, những vụ việc gần đây mới chỉ là bề nổi, còn nhiều địa phương chưa được phát hiện.
Video đang HOT
Nhiều “quan xã” đang lạm dụng chức quyền
Theo ông, nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đáng xấu hổ như vậy là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa, biến chất của lãnh đạo cấp cơ sở mà nguyên nhân chính vẫn là sự lạm dụng chức quyền, đứng trên pháp luật, lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm để chia chác. Nhiều quan xã tự cho mình là “ông vua con”, lạm dụng chức quyền, quyền hạn để lộng quyền. Với cái tư tưởng đó, người dân còn khổ, việc “ăn chặn” của dân nghèo sẽ vẫn còn. Ngoài ra, trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ có vấn đề.
Cần có những giải pháp như thế nào để hạn chế tình trạng trên, thưa ông?
Tôi cho rằng, cần phải xử lý nghiêm minh đối với cán bộ xã, dù chỉ tham nhũng một con gà, một gói mì. Bởi việc quan xã “ăn chặn” của dân nghèo từ cái nhỏ ban đầu thì sau những cái lớn là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều đó rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa các chính sách, dự án xóa đói giám nghèo, trong đó giám sát từ cộng đồng rất quan trọng. Cơ chế công khai, minh bạch cần thiết hơn bao giờ hết để người dân nắm bắt kịp thời những chính sách ưu tiên, ưu đãi, quyền lợi được hưởng để có thể giám sát ngược lại chính quyền cơ sở.
Đã chiếm đoạt của dân dù là nhỏ không chỉ đơn thuần là xử lý về mặt Đảng, chính quyền mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Dù là lý do gì, quyền lợi của dân mà giữ lại trong nhà mình là hành vi đáng lên án. Để bảo vệ lợi ích của người dân thì phải thẳng tay đối với những cán bộ tham nhũng. Tham nhũng vặt cũng phải xử lý nghiêm theo pháp luật, cần thiết có thể sa thải cán bộ tha hóa, biến chất.
Chân thành cảm ơn ông!
Suy thoái đạo đức đến mức báo động Theo ông Lê Đức Tiết, hành vi trục lợi thông thường đã rất phản cảm, đáng lên án, chứ chưa nói đến việc trục lợi của người nghèo, đánh dân thì lại càng đáng lên án. Cán bộ gần dân, sát dân có những việc làm như thế là sự suy thoái đạo đức đến mức đáng báo động. Qua những vụ việc đó có thể nói công tác quản lý ở không ít địa phương còn quá kém, không có chế tài kiểm soát, xử lý triệt để. Đặc biệt, vấn đề giám sát, thanh tra kiểm tra còn rất qua loa, cả nể, thậm chí còn có tiêu cực, thỏa thuận trục lợi trong đó.
Văn Chương – Vũ Phương – Trinh Phúc
Theo_Người Đưa Tin
Kỳ 5: Thêm nhiều tình tiết mới vụ "quan xã ăn chặn tiền trợ cấp của người tàn tật"
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Phú Độ, Phó Chủ tịch xã Trịnh Xá khẳng định dù được giao nhiệm vụ nhưng thực tế chỉ là hư danh, bởi mọi công việc liên quan đến việc phát tiền trợ cấp xã hội đều do Chủ tịch xã ký và... quyết.
Phó chủ tịch xã có chức mà không có... quyền
Ông Nguyễn Phú Độ cho hay, ông được giao chức vụ Trưởng ban Lao động thương binh xã hội từ cuối tháng 9/2013 cho đến nay, tuy nhiên cái chức vụ chỉ là danh nghĩa để hưởng lương, chứ thực tế ông không hề có quyền hành gì.
"Mang tiếng là Phó chủ tịch xã và Trưởng ban Lao động thương binh xã hội, nhưng tôi nào có được biết hay ký bất cứ một giấy tờ nào liên quan đến việc nhận tiền từ Phòng LĐ-TB và XH TP Phủ Lý rồi về phát trực tiếp cho dân. Từ trước tới giờ là do anh Mai Hiển Dũng trực tiếp làm, đồng chí Nguyễn Gia Toản là Chủ tịch xã ký xác nhận và quyết toán lại với Phòng LĐ-TB và XH của thành phố", ông Nguyễn Phú Độ khẳng định.
Cũng theo ông Độ, bản thân ông cũng nhiều lần được người dân phản ánh về việc không được nhận đủ tiền trợ cấp, nên thang 12/2014 ông đã trực tiếp lên Phòng LĐ-TB và XH để xin trích bản danh sách được hưởng chế độ bảo trợ xã hội trên địa bàn xã Trịnh Xá, thì ông mới biết thực tế có nhiều người được hưởng trợ cấp 270.000 đồng nhưng ông Mai Hiển Dũng chỉ phát có 180.000 đồng. "Tôi đề nghị ông Dũng trả lời nhưng ông vẫn ngoan cố bảo là đã phát đủ tiền cho dân. Nói thực tôi cũng không có quyền hành gì ở công việc đó bởi đồng chí chủ tịch xã trực tiếp ký và xác nhận việc chi trả chế độ trợ cấp xã hội này", ông Dũng nói.
Bảng quyết toán chi trả chế độ trợ cấp xã hội tháng 12/2014 của xã Trịnh Xá do ông Mai Hiển Dũng và ông Nguyễn Gia Toản chủ tịch xã ký và đóng dấu, trong khi chức Trưởng ban Lao động - Thương binh và xã hội lại do ông Nguyễn Phú Độ, Phó Chủ tịch xã đảm nhiệm
Về khoản tiền 2,5 triệu đồng mà ông Độ đã cùng ông Dũng mang lên để "đền bù" cho anh Sổng như báo Dân trí đã thông tin trước đó, ông Độ cho hay: "Hôm đó có tôi, anh Dũng và anh Nguyễn Gia Điểm là Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc xã có lên gặp gỡ gia đình anh Sổng để xem xét và khẳng định việc ông Dũng chi trả tiền cho anh Sổng là đúng hay sai. Tại gia đình nhà anh Kỳ, ông Dũng đã thừa nhận mình đã trả tiền thiếu nên đã lấy trong túi ra số tiền trên gửi cho gia đình anh Sổng, tuy nhiên gia đình anh Sổng đã không nhận. Số tiền đó là cá nhân ông Dũng chuẩn bị và mang theo chứ hoàn toàn không phải là chỉ đạo của UBND xã Trịnh Xá".
Bảng ký nhận có chữ ký của người dân thì tất cả chữ ký đều là giả mạo được quan xã Mai Hiển Dũng và chủ tịch xã Nguyễn Gia Toản xác nhận để quyết toán với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội TP Phủ Lý. Trong bảng này thì số tiền của ông Ngô Trung Sổng và nhiều người khác được nhận là 270.000 đồng đến 360.000 đồng nhưng thực tế họ chỉ nhận được có 180.000 đồng
Như vậy, việc "quan xã" Mai Hiển Dũng ăn chặn tiền trợ cấp xã hội dành cho các đối tượng tàn tật, liệu có sự tiếp tay hay thông đồng của ông Nguyễn Gia Toản, Chủ tịch xã Trịnh Xá hay không, cần có sự vào cuộc điều tra của các cơ quan chức năng, bởi như ông Nguyễn Phú Độ khẳng định là mọi việc chi trả, quyết toán chế độ trợ cấp xã hội đều do ông Toản ký. Sự việc đã xảy ra nhiều năm nay, chắc chắn ông Toản không thể không biết, đặc biệt là việc ông Toản "lạm quyền" của ông Độ khi đã giao cho cấp dưới chức vụ Trưởng ban Lao động - TB và XH mà cấp dưới không được quyết định theo đúng công việc được giao. Tuy nhiên, trao đổi với Dân trí trước đó, ông Nguyễn Gia Toản lại khẳng định sự "không liên quan" của mình: "Việc này tôi giao cho anh em cấp dưới, tôi vẫn tin anh em làm đúng, ai ngờ".
Video "ngoan cố chối tội" của quan xã Mai Hiển Dũng cũng như sự phủi tay trách nhiệm của Chủ tịch xã Trịnh Xá Nguyễn Gia Toản lúc chúng tôi mới bắt đầu điều tra sự việc "ăn chặn tiền trợ cấp" tại đây
23 hồ sơ đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội bị xếp xó
Liên quan đến vụ việc "Quan xã ăn chặn cả "gói mỳ tôm" của người tàn tật, theo thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, cơ quan này đã chính thức khởi tố và bắt tạm giam quan xã Mai Hiển Dũng để phục vụ công tác điều tra.
Theo đó vào ngày 10/2, ông Mai Hiển Dũng chính thức bị khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến việc ăn chặn tiền trợ cấp dành cho người tàn tật như thông tin báo điện tử Dân trí đã phản ánh trước đó. Về phía Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam, trong ngày 10/2 cũng đã xuống tận địa bàn xã Trịnh Xá để ra soát, kiểm tra toàn bộ tiền trợ cấp dành cho các đối tượng được hưởng.
Sau khi phát hiện ra 23 hồ sơ đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp xã hội bị các quan xã xếp xó 2 năm nay, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH tỉnh Hà Nam chỉ đạo các phòng ban chuyên môn xử lý để trả lại quyền lợi cho người dân
Bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình, Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam, ông Lê Văn Hồng cho biết: "Thông qua việc báo chí vào cuộc vụ ông Mai Hiển Dũng có biểu hiện ăn chặn tiền trợ cấp dành cho người tàn tật mà cụ thể là của anh Ngô Trung Sổng, thôn Thượng, xã Trịnh Xá, về phía Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam đã trực tiếp chỉ đạo các phòng ban liên quan về trực tiếp cơ sở xã để ra soát, kiểm tra tất cả các đối tượng được hưởng trợ cấp để nắm bắt tình hình một cách chính xác, cụ thể nhất".
Một thông tin đáng chú ý nữa, là ông Nguyễn Phú Độ cho hay, từ khi ông lên "nhậm chức", cái chức mà ông không có tý thực quyền nào thì xã chưa xét duyệt thêm bất kỳ một đối tượng được hưởng chế độ bảo trợ xã hội nào.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Phạm Thị Tho, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội và Phòng chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam lại cho biết: "Theo báo cáo từ lãnh đạo UBND xã Trịnh Xá thì còn 23 hồ sơ tồn đọng chưa được giải quyết vì thế trong buổi chiều ngày 5/2 Sở Lao động thương binh xã hội đã trực tiếp về xã Trịnh Xá để kiểm tra thì xác định có 18 trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo xác định của hội đồng xã, còn lại 5 trường hợp thì giới thiệu lên hội đồng giám định y khoa của tỉnh để được xác định mức độ khuyết tật. Còn trong ngày 10/2 Sở Lao động thương binh xã hội của tỉnh về cơ sở xã một lần nữa để ra soát toàn bộ các đối tượng được hưởng trợ cấp, không chỉ là người tàn tật mà các đối tượng khác như người có công với cách mạng, con em mồ côi..."
PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trong thời gian tới.
Thế Nam - Đức Văn - Phạm Oanh
Theo dantri
Vụ buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Hình phạt cho kẻ phạm tội Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm Vụ việc mua bán trẻ em xảy ra ở chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội đang được dư luận quan tâm. Hiện nay, công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt...