Cán bộ UBND tỉnh An Giang bị tố dọa tung ảnh nóng người tình
Phát hiện người tình vẫn còn sống chung với vợ con, chị Kim chia tay B và tố bị anh này dọa tung ảnh nóng của hai người.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chiều 4.10, ông Nguyễn Bảo Trung, Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang, cho biết cơ quan này đang kiểm điểm, kỷ luật ông Hồ Thanh B, cán bộ của Phòng Nội chính (thuộc Văn phòng UBND tỉnh). Theo ông Trung, ngoài việc kỷ luật cán bộ, văn phòng sẽ chuyển ông B sang đơn vị khác.
“B bị chị Kim (tên đã thay đổi – PV) tố cáo nên chúng tôi yêu cầu anh ấy giải trình. Tuy nhiên, B giải trình chủ yếu theo hướng có lợi cho anh ấy. Vì vậy, một phó chánh văn phòng đã cùng lãnh đạo Phòng Nội chính, tổ chức đoàn thể của đơn vị có buổi làm việc, chứng kiến B và chị Kim đối chất vào ngày 3.10″, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh An Giang chia sẻ với Zing.vn.
Hai tuần trước, chị Kim (24 tuổi, chủ tiệm trang điểm cô dâu ở TP.Long Xuyên) gửi đơn đến UBND tỉnh An Giang để tố cáo ông B với nội dung bị cán bộ này “lừa tình”. Sau khi chị biết được B vẫn còn sống cùng vợ, con thì Kim chia tay.
“Lúc quen nhau vào tháng 9.2017, anh B nói đã ly hôn. Trong thời gian sống với nhau như vợ chồng, tôi biết anh ấy có thêm bạn gái ở Cần Thơ và vẫn còn sống chung với vợ, con. Gần đây, anh B dọa rằng nếu chia tay sẽ tung những hình ảnh giường chiếu của tôi và anh ta lên mạng”, chị Kim kể.
Chi Kim cho biết thêm ông B vẫn còn gọi điện cho chị vào giữa khuya, đòi vào ngủ chung.
Video đang HOT
Theo Việt Tường (Zing)
Du lịch nông nghiệp ĐBSCL: Bắt cá, trồng lúa, đi cày "hút" khách nước ngoài
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư tại hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Tổng cục Du lịch phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, UBND tỉnh An Giang và Báo NTNN/Dân Việt tổ chức vào sáng nay (1.10).
Tăng thu nhập người dân
Theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn hiện nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%.
Do vậy, để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, cần phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt và nổi bật của nông nghiệp, nông thôn.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Tiến nhận định: "Hoạt động du lịch vừa tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn; vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của người dân nông thôn. Phát triển du lịch sẽ lan toả ra các ngành kinh tế khác, đặc biệt là các ngành thương mại, dịch vụ; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương; từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn".
Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM T.Ư phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Chúc Ly
Ngoài ra, ông Tiến cũng cho rằng, việc khai thác lợi thế về cảnh quan, địa hình để tổ chức du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống ở nông thôn cũng là một mắt xích quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch ở nông thôn. Có thể nói, du lịch nông thôn đang là xu hướng phát triển của thế giới hiện nay. Tại Việt Nam cũng đã có những mô hình thành công, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
Ông Tiến chia sẻ, nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng, miền độc đáo, chất lượng, đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các nhóm mục tiêu khác nhau. Các loại hình du lịch như: Trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, sinh thái... đã phát triển, chiếm tỷ lệ ngày càng cao bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống.
Ông Tiến cho rằng, các hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Ảnh: Chúc Ly
"Thông qua đó, các yếu tố văn hóa truyền thống, sinh thái gắn với nông nghiệp đã được khai thác một cách sáng tạo để phục vụ du khách, như: Khuyến khích xây dựng nhà có phòng cho thuê mang phong cách truyền thống địa phương; sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường; người dân sử dụng món ăn, mặc trang phục truyền thống phục vụ khách... Những hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài", ông Tiến thông tin.
Trong khi đó, theo đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, với các sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch ĐBSCL chủ yếu thu hút du khách quốc tế, đặc biệt là khách từ thị trường Âu - Mỹ, những người muốn khám phá vẻ đẹp dân dã của vùng miệt vườn sông nước bằng cách hòa nhập vào đời sống thực tế của người dân địa phương.
Gắn du lịch nông nghiệp với xây dựng NTM
Tuy nhiên, tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, mới phát triển theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu và chưa thực sự bền vững; các sản phẩm du lịch còn chưa rõ nét và hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch về cả số lượng cũng như chất lượng như mức chi tiêu bình quân hàng ngày, số ngày lưu trú chưa cao.
Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do tính định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với nông thôn, nông nghiệp của Nhà nước còn chưa rõ. Các địa phương bắt nhập với xu thế phát triển chưa nhanh, chưa quyết liệt.
Du lịch nông nghiệp ĐBSCL cần nhiều giải pháp quyết liệt để khai thác tốt tiềm năng. Ảnh: Huỳnh Xây
Nói về giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, ông Tiến kiến nghị, muốn gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp nói riêng, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn nói chung nhằm đảm bảo xây dựng NTM bền vững, phải thực hiện song song 2 trục giá trị trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là giá trị thu được từ bán sản phẩm nông sản và giá trị thu được từ hoạt động du lịch thông qua các dịch vụ tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, trải nghiệm sản xuất, hưởng thụ môi trường sinh thái, trải nghiệm văn hóa nông thôn...
"Ngay trong quá trình chỉ đạo xây dựng NTM, chúng ta phải đặc biệt coi trọng vấn đề này; gắn phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM, phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và khai thác các giá trị của nông nghiệp truyền thống", ông Tiến đề nghị.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, tại Việt Nam, nhiều nơi đã và đang đẩy mạnh chú trọng khai thác loại hình du lịch nông nghiệp. Các tỉnh, thành ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng cũng đang dần khẳng định vị thế và tích cực nâng cấp chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp của địa phương, đặc biệt xây dựng loại hình du lịch nông nghiệp tại các vùng NTM.
Theo Danviet
Du lịch nông nghiệp ĐBSCL: Mỗi nông dân là một hướng dẫn viên Nhiều chuyên gia về du lịch và lãnh đạo các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho rằng, trong phát triển du lịch nông nghiệp, vai trò của người nông dân rất quan trọng. Sự hỗ trợ qua lại giữa hướng dẫn viên và nông dân, hộ gia đình sẽ tạo nên một mắt xích quan trọng để níu...