Cán bộ trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi tuồn sữa hết hạn ra ngoài
27 thùng sữa hết hạn được 2 cán bộ trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi dùng ô tô riêng đưa ra ngoài trong đêm để “đem đi tiêu hủy”.
Ngày 22/12, ông Hồ Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đồng Nai cho biết, sau khi xem xét, Hội đồng kỷ luật của Sở đã quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Võ Thị Tuyết Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật tỉnh (đóng tại phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa). Riêng bà Trần Thị Thủy, nhân viên văn phòng của trung tâm, bị kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Liên quan đến vụ việc, trước đó, vào đêm 24/8, hai cán bộ này đã chuyển nhiều thùng sữa từ nhà kho trung tâm ra ô tô riêng của bà Hồng rồi đưa đi nơi khác. Sau vụ việc, Sở LĐ-TB&XH nhận được đơn nặc danh tố cáo 2 người này cùng với các hình ảnh bằng chứng.
Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật tỉnh Đồng Nai
Theo ông Lộc, vào ngày 24/8, qua công tác kiểm kê các mặt hàng từ thiện của các nhà tài trợ, mạnh thường quân, bộ phận văn phòng của Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật tỉnh phát hiện 27 thùng sữa đã hết hạn sử dụng. Ngay sau cuộc họp, lãnh đạo trung tâm đã ra văn bản giao cho bộ phận văn phòng kết hợp với bảo vệ xử lý tiêu hủy số sữa này. Bà Thủy là người có trách nhiệm phân công nhân viên cùng với bảo vệ đi tiêu hủy.
Tuy nhiên, bà Hồng đã dùng xe ô tô cá nhân cùng với bà Thủy vào trung tâm vận chuyển số sữa trên ra ngoài mà không phối hợp với bảo vệ. Việc vận chuyển được thực hiện vào ban đêm cũng đã gây phản ứng đối với một số cán bộ giáo viên trong trung tâm.
Ông Lộc cũng cho biết thêm, 27 thùng sữa quá hạn sử dụng đã được chuyển cho 2 gia đình chuyên nuôi heo làm thức ăn chăn nuôi. Theo ông Lộc, việc “tiêu hủy” sữa bằng cách trên hoàn toàn sai quy trình.
Mặc dù vậy, theo ông Lộc, sau khi vào cuộc thanh tra xác định, trong vụ việc này hoàn toàn không có dấu hiệu tham ô, vụ lợi bởi đây là số hàng đã hết hạn sử dụng, không còn giá trị (việc này đã được xác định ngay tại cuộc họp trước đó). Sai phạm ở đây là việc bà Hồng đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành và thực hiện công việc không đúng chức năng, nhiệm vụ.
Video đang HOT
Cũng theo ông Lộc, trong quá trình họp kiểm điểm, các cá nhân đều thừa nhận việc làm của mình là không đúng.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Mang tiếng "thực phẩm bẩn": Hai tháng, mất 20 tỷ đồng
Hơn 20 tỷ đồng là tổng số tiền mà công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Sin chịu thiệt hại trong vòng chỉ hai tháng sau những lùm xùm chưa rõ ràng về việc sản xuất kinh doanh "thực phẩm bẩn, quá đát". Đây cũng là bài học đắt giá để các doanh nghiệp thực phẩm cần cam kết đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (FTA) dẫn số liệu của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết tiêu dùng thực phẩm trong năm 2016 có thể sẽ đạt 538.431 tỷ đồng. Còn theo thống kê, hiện cả nước có 741 công ty chế biến thực phẩm.
Hệ luỵ nhãn tiền
Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của thị trường thực phẩm như hiện nay, sự nghi ngờ và hoang mang thực phẩm bẩn vẫn là vấn đề lớn. Nhất là khi có đến 95% giới tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại về an toàn thực phẩm và họ rất muốn được cung cấp một nguồn thực phẩm sạch.
Và, có khoảng 56% người tiêu dùng cho biết đã tìm các yếu tố minh bạch từ các sản phẩm thực phẩm sử dụng. Với họ, minh bạch là yếu tố hàng đầu.
Lý do của mối quan ngại này đến từ con số khoảng 75.000 người đã chết vì bị ung thư trong thời gian qua và mỗi năm cả nước có khoảng 150.000 người bị phát hiện ung thư mới.
Nhiều người cho rằng chính thực phẩm bẩn, quá đát, thực phẩm độc, sử dụng chất cấm đã gây nên sự khủng khiếp này. Nhất là số người bị ngộ độc thực phẩm hàng năm cũng không phải là ít.
Trở lại vấn đề của công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Sin (Việt Sin), trước những lùm xùm vì "thực phẩm bẩn, quá đát" thời gian gần đây, trong buổi họp báo tại Tp.HCM ngày 25/8, lãnh đạo công ty này thừa nhận đã bị thiệt hại hơn 20 tỷ đồng từ những điều tiếng.
Có đến 95% giới tiêu dùng Việt Nam hiện nay rất quan ngại về an toàn thực phẩm
Hệ quả này cũng được dự báo trước khi một loạt siêu thị đã quyết định thu hồi nhiều sản phẩm (cá viên, bò viên, tôm viên, chả giò...) của Việt Sin khỏi kệ siêu thị vào tháng 6/2016 sau động thái kiểm tra của Phòng Cảnh sát môi trường Công an Tp.HCM về an toàn thực phẩm đối với Việt Sin.
Theo đó, như những gì báo chí đã loan tin: Lực lượng công an đã phát hiện nhiều sản phẩm của công ty này không có công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng không còn giá trị, sử dụng chất phụ gia màu caramen tạo màu cho sản phẩm nhưng trên bao bì lại ém nhẹm thông tin này...
Cam kết không gian dối
Đó là chưa kể, vào tháng 7/2016, Trung tâm Giám định pháp y thuộc Sở Y tế Tp.HCM đã đưa ra kết quả giám định hai mẫu bò viên của Việt Sin là GoGo và Merlion không hề có nguyên liệu là bò mà chỉ có trâu và cá.
Những thông tin đó đã làm suy giảm mạnh lòng tin của người tiêu dùng vào một thương hiệu thực phẩm vốn rất phổ biến tại các tỉnh thành phía Nam như Việt Sin trong suốt 19 năm nay.
Sự việc này làm cho bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Việt Sin - phải giải thích rõ một số thông tin mà báo chí đã đưa về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Sin thời gian vừa qua.
Nhưng chính bà Tâm cũng phải thừa nhận rằng Viet Sin có mắc phải một số sai lầm. Bà chia sẻ: "Chúng tôi thừa nhận có mắc phải những sai sót nhỏ và đã tiếp thu, khắc phục ngay lập tức để có thể hoàn thiện mình hơn nữa".
Thực tế cho thấy, không chỉ DN có chút đỉnh tiếng tăm như Việt Sin mới mang tiếng có sản phẩm là "thực phẩm bẩn" mà đã có khá nhiều tên tuổi lớn trong ngành thực phẩm cũng từng vướng phải chuyện này. Đơn cử như Tân Hiệp Phát, bánh kẹo Kinh Đô...
Theo Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, để vượt trên vòng xoáy thực phẩm bẩn, cần phải làm rõ: Nhân tố chi phối thị trường thực phẩm hiện nay; Có nhà sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn không; Vì sao người tiêu dùng không biết đến họ?
Hiệp hội này cho rằng, để có thực phẩm minh bạch, cần nâng cao vị thế của người sản xuất, thoát sản xuất manh mún và phải tạo được thương hiệu thực phẩm minh bạch của Việt Nam.
Quay lại vấn đề của Việt Sin, con số thiệt hại 20 tỷ đồng chỉ trong vòng hai tháng là một bài học đắt giá để các DN trong ngành thực phẩm nội địa thấu hiểu được giá trị của thương hiệu thực phẩm sạch, an toàn và minh bạch. Thiệt hại này thực ra chưa là gì so với Tân Hiệp Phát trong scandal "con ruồi trong chai nước ngọt".
Với một thương hiệu có 19 năm hoạt động trên thị trường thực phẩm Việt Nam, có thâm niên 13 năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và có 116 sản phẩm được đăng ký sử dụng an toàn vệ sinh thực phẩm, trước đông đảo giới báo chí, bà chủ của Việt Sin đã phải cam kết không làm bất cứ điều gì gian dối để gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Đã đến lúc cần phải nhìn nhận, câu chuyện sản xuất thực phẩm của Việt Sin không còn là chuyện riêng của DN này nữa mà đang là vấn đề chung của nhiều DN sản xuất thực phẩm hiện nay.
Điều mà người tiêu dùng quan tâm lúc này là các DN cần thoát khỏi vòng xoáy lợi ích thực phẩm bẩn để mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo Thơi bao kinh doanh
Tình cảm sâu đậm của 2 người Mỹ đối với trẻ em Việt nhiễm HIV David và Vicki rất yêu mến những đứa trẻ ở Ba Vì và những đứa trẻ ấy cũng luôn bày tỏ tình cảm sâu sắc với họ. Bác sĩ nhi khoa người Mỹ Jane Aronson là Tổng Giám đốc Quỹ Trẻ mồ côi Thế giới (Worldwide Orphans Foundation- WWO). Bà là một người ngoại quốc có lòng yêu mến đất nước và con...