Cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội bị tố dâm ô: Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu xử lý nghiêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm việc cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội bị tố dâm ô nhiều bé gái.
Liên quan đến sự việc cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội ở TP.HCM bị tố dâm ô, chiều 17/11, trả lời VTC News, ông Phạm Anh Thắng – Trưởng đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH ở TP.HCM cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Cục trẻ em và bảo trợ xã hội, Văn phòng Bộ cùng Sở LĐ-TB&XH TP.HCM kiểm tra sự việc và xử lý thật nghiêm minh.
“ Quan điểm chỉ đạo của Bộ thì đây là hành vi không thế chấp nhận được và đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc, xử lý thật nghiêm. Từ sáng đến giờ Văn phòng Bộ liên tục phối hợp với Sở LĐ-TB&XH cùng các cơ quan liên quan nắm bắt thông tin, kịp thời báo cáo Bộ trưởng để có hướng chỉ đạo.
Hiện nay, Bộ Trưởng cũng đã trao đổi với lãnh đạo TP.HCM và đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương làm việc“, ông Thắng cho biết.
Cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội ở TP.HCM bị tố dâm ô nhiều bé gái.
Video đang HOT
Như VTC News đưa tin, nhiều bé gái tại Trung tâm bảo trợ xã hội làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng về việc bị ông Nguyễn Tiến D. – cán bộ Trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM dâm ô nhiều lần. Nhiều bé sau khi bị dâm ô bất ổn về tâm lí, sợ hãi.
Hiện Công an quận Bình Thạnh đã mời ông D. lên làm việc sau khi tiếp nhận đơn tố cáo ông này.
NHẬT LINH
Theo vtc.vn
Đề xuất thêm ngày nghỉ lễ 28/6, chưa giảm giờ làm dưới 48 giờ/tuần
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chính phủ thống nhất trình Quốc hội xem xét bổ sung một ngày nghỉ lễ trong năm và không giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần.
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ngày 6/11 thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung lớn của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Đại diện cơ quan soạn thảo dự luật này cho biết sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận vừa qua, Chính phủ thống nhất trình Quốc hội xem xét bổ sung một ngày nghỉ lễ là 28/6 (ngày Gia đình Việt Nam).
Ngoài ra, Chính phủ cũng trình xin ý kiến Quốc hội hàng loạt nội dung đã được điều chỉnh liên quan đến giờ làm việc bình thường, giờ làm thêm...
Chính phủ thống nhất chưa giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ mỗi tuần. Ảnh: Hoàng Hà.
Về giờ làm việc bình thường, luật hiện hành quy định là 48 giờ/tuần, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện làm việc 40 giờ/tuần.
Báo cáo của Bộ Lao động cho thấy hiện có 89,6% doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 48 giờ; 3,6% thực hiện 44 giờ và 6,8% thực hiện 40 giờ.
Cơ quan này tính toán nếu giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần thì tổng thời gian giảm là 208 giờ/năm (8,4%).
Trong khi đó, việc này sẽ khiến tổng chi phí lao động tăng lên khoảng 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Điều quan trọng hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm khoảng 0,5%.
Chính phủ cho rằng đây là vấn đề lớn, hệ trọng, liên quan đến nhiều chủ thể, bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước; có tác động rất lớn đến năng suất, tăng trưởng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách kỹ lưỡng.
Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ và chưa trình việc giảm giờ làm việc bình thường tại thời điểm này.
Vì vậy, Chính phủ thống nhất trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định hiện hành. Đồng thời, đề nghị bổ sung, quy định rõ trong luật là khuyến khích doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm xuống dưới 48 giờ/tuần, có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp.
Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, Chính phủ đề xuất mở rộng thêm 100 giờ, từ 300 giờ/năm như hiện hành lên 400 giờ. Sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ. Đồng thời, quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm.
Đó là các ngành: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phủ.
Theo danviet.vn
Việt Nam nỗ lực gắn phát triển thương mại với bảo đảm an sinh xã hội Chiều 31/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), do Chủ tịch Ủy ban Bernd Lange dẫn đầu đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, hai bên đã cùng nhau trao đổi về...