“Cán bộ tiếp tay buôn gà lậu”
Cán bộ trong ngành thú y tiếp tay cho buôn lậu gà (Ảnh minh họa)
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, tại hội nghị bàn về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và nhập lậu gia cầm qua biên giới ngày 26/10. “Nếu không chấn chỉnh được, thì lãnh đạo cấp trên cũng nên xin nghỉ cho người khác làm”, ông Tần nói.
Để “lọt” đến 100 nghìn tấn gà lậu
Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, lúc cao điểm gà loại thải nhập lậu từ Trung Quốc qua cửa khẩu ở Quảng Ninh có thể lên đến 100-200 tấn/ngày, còn qua Lạng Sơn đến 100 tấn/ngày.
Theo ước tính, gà loại thải này nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam mỗi năm tới 70 -100 nghìn tấn.
Không chỉ gà thải, các loại con giống gà, vịt bầu, trứng giống, trứng ấp dở, cũng nhập lậu vào nước ta mỗi năm 15-30 triệu con thương phẩm, trong đó hai “chốt” nhiều nhất là Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Chăn nuôi cho biết, do buôn gà lậu siêu lợi nhuận, lãi một gấp hai, ba lần, nên dân buôn bất chấp.
Hiện giá gà thịt tại Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ 30-35 nghìn đồng/kg (bên Trung Quốc chỉ 15 nghìn đồng/kg), nếu đưa về nội địa bán tại chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) bán 65-70 nghìn đồng/kg.
Lúc cao điểm, giá gà loại thải của Trung Quốc xuống thấp, có thời điểm 25 nghìn đồng/kg tại Móng Cái, càng “khuyến khích” buôn lậu.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, hiện gà loại thải cũng như gà giống nhập lậu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục về chợ Hà Vỹ, Phú Xuyên nhưng đã đổi điểm tập kết.
Mấy ngày gần đây, gà giống không về Phú Xuyên nữa, mà tập kết ở Duy Tiên (Hà Nam), sau đó chuyển đi nơi khác tiêu thụ.
Ông Cấn Xuân Bình, Quyền Chi cục trưởng Thú y Hà Nội cho biết, từ đầu năm tới nay, Hà Nội đã bắt, tiêu hủy hơn 130 tấn gà không có nguồn gốc.
Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Thú y Quảng Ninh cho rằng, phần công bố trên vẫn chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, vì thực tế, gà loại thải, con giống lậu vào nhiều hơn.
Cán bộ phải tự soi xét mình
Ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng thú y trong tỉnh đủ năng lực trình độ để kiểm soát dịch bệnh.
Lập tức, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần ngắt lời: “Anh Tăng nói thẳng vào vấn đề, anh có biết ở Lạng Sơn có bao nhiêu đầu nậu gà lậu không?”.
Ông Tăng cho hay, chưa nắm được việc này. Thứ trưởng Tần tiếp lời: “Tôi nói cho anh biết, người trong Sở của anh báo ở Lạng Sơn có 5 đầu nậu nhập gà lậu, nhưng chưa “làm”. Chẳng nhẽ cấp dưới biết, còn anh thì không biết”.
Theo ông Tần, vấn đề là ngành thú y đã làm hết trách nhiệm của mình chưa, phải tự soi xét mình.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nói: “Có cán bộ trong ngành tiếp tay cho buôn lậu, chúng ta biết. Nhưng có mạnh dạn xử lý cán bộ đó hay không? Thấy cấp dưới chưa tốt, chưa đúng, thậm chí bao che thế này, thế kia phải mạnh dạn thay đi. Còn nếu cấp trên chưa quyết liệt, cũng phải xem lại, chấn chỉnh lại, nếu không thì cũng nên thôi việc để người khác làm. Chứ để một tình trạng hỗn độn, vô tổ chức thế này thì không ổn”.
Theo 24h
Trắng đêm mật phục... gà lậu
Một đêm lực lượng hải quan mật phục, bắt sơ sơ 4 vụ vận chuyển gà lậu, số hàng đã lên tới 60.000 con. Quốc lộ 18A (Hạ Long - Móng Cái) đã trở thành cung đường "nóng" của gà lậu Trung Quốc, thay thế cho địa bàn Lạng Sơn.
Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan số 2 - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh Đỗ Đức Lưu kể liền mấy đêm nay, lực lượng phải thức trắng canh gà lậu. Có đêm, bắt từ tối tới sáng được gần 60.000 con chở bằng đủ mọi cách trên xe tải. Khác giai đoạn trước, gà lậu Trung Quốc được tuồn vào nội địa chủ yếu là gà thải loại, gà già siêu rẻ, gần đây, cả gà giống của Trung Quốc cũng được ồ ạt chuyển lậu qua biên giới.
Quảng Ninh hiện có hai đội kiểm soát hải quan, với trách nhiệm chính là chống buôn lậu. Trong đó, đội số 1 đặt tại khu vực Móng Cái, còn đội số 2 được giao kiểm soát, chốt chặn ở khu vực thị xã Cẩm Phả và TP Hạ Long. Đây chính là cung đường mà gà lậu phải vượt qua trước khi tỏa đi khắp các tỉnh thành trong nội địa. Trách nhiệm của lực lượng kiểm soát hải quan vì thế cũng nặng nề hơn.
Những xe chở gà lậu bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ.
Ông Lưu cho biết, chỉ riêng đêm 20/9 đội đã trắng đêm mật phục dọc cung đường này, bắt 4 vụ chở gà lậu từ biên giới về xuôi với gần 60.000 con. Vụ thứ nhất, xe tải 17K-5035 do Nguyễn Văn Nghĩa (ở xã Hải Yên - TP Móng Cái) điều khiển chở 15.000 con gà giống dưới 5 ngày tuổi của Trung Quốc (không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc) từ hướng Móng Cái về dốc Đèo Bụt - TP Hạ Long vào lúc 2 giờ sáng.
Khoảng 30 phút sau, khi mật phục ở khu vực cầu Trắng, cán bộ Đội kiểm soát Hải quan số 2 lại bắt quả tang ô tô 34C-01439 do Vũ Hữu Mán lái ở Gia Lộc - Hải Dương điều khiển chở 15.000 gà giống lậu của Trung Quốc.
Tới 5 giờ sáng, thêm ô tô 15C-01980 do Phạm Văn Bằng (ở xã Hải Đông, TP Móng Cái) điều khiển đang chở 14.000 con gà giống nhập từ Trung Quốc bị bắt giữ tại chân đèo Bụt, TP Hạ Long. Cùng lúc, xe tải 30V-6755 chở theo 15.000 con gà giống xuất hiện. Lái xe là Trần Văn Đại (SN 1973, ở xã Cương Chính, Tiên Lữ, Hưng Yên). Toàn bộ số gà được xác nhận là nhập lậu từ Trung Quốc vì không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
"Nhồi nhét" mọi chỗ có thể trên xe tải.
Trước đây, tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu hoạt động rầm rộn tại Lạng Sơn. Thế nhưng 1-2 năm trở lại đây, do bị kiểm soát nghiêm ngặt, các đầu nậu đã chuyển hướng qua địa bàn TP Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 18A Hạ Long - Móng Cái trở thành cung đường gà lậu lúc nào cũng "nóng".
Mặc dù các loại dịch bệnh, nguy cơ đã được cảnh báo, gà lậu vẫn đang rầm rập đổ về xuôi và vẫn có thị trường tiêu thụ mạnh.
Nguyên nhân của tình trạng kéo dài trên được ông Vương Trọng Dũng - đội trưởng Đội kiểm soát hải quan - Trạm Kiểm soát liên hợp Dân Tiến - TP Móng Cái giải thích, gà Trung Quốc tuồn vào TP Móng Cái được bán xô với giá 100.000 đồng/con với trọng lượng từ 1,5- 2kg trong khi giá gà ta lên tới 180.000 - 200.000 đ/kg. Lợi nhuận như vậy nên các đầu nậu sống chết vẫn cố tìm đường tuồn về nội địa tiêu thụ.
Gia cầm giống từ Trung Quốc nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam với rất nhiều nguy hại.
Ngay cả gà giống của Trung Quốc về Việt Nam cũng mang lại siêu lợi nhuận. Gà giống Trung Quốc có giá khoảng 4.000 đồng/con nhưng khi đưa vào nội địa thì các đầu nậu có thể bán như gà ta với giá 7.000-8.000 đồng/con, thậm chí khi được giá có thể lên tới 10.000 đồng. Mỗi chuyến xe, các đầu nậu đưa trót lọt vào nội địa thường cả chục nghìn con gà giống thu lãi gần trăm triệu đồng.
Chỉ trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9/2012, lực lượng liên ngành tại Trạm Kiểm soát liên hợp Dân Tiến đã bắt quả tang 11 vụ vận chuyển và tịch thu 1.300kg gà thịt, 69.000 con gà giống nhập lậu từ Trung Quốc.
Theo Dantri
Phát hiện 3 xe du lịch "open tour" chở hàng nghìn gà con trái phép Cán bộ thú y phun thuốc tiêu độc khử trùng số gà con bị thu giữ Rạng sáng nay 19.10, trên QL1, đoạn qua địa phận xã Quảng Xuân (H.Quảng Trạch, Quảng Bình), Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Phòng CSGT kiểm tra và phát hiện 3 xe khách dạng open...