“Cán bộ tiếp dân trước hết phải chai mặt”
Theo ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, cán bộ tiếp dân trước hết phải chai mặt. Thứ hai là bình tĩnh, sáng suốt, nhẹ nhàng, mềm mỏng.
Sáng nay (4/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016.
Thảo luận tại phiên họp, ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Theo ông Võ Trọng Việt, thực ra từ việc nhỏ nhất đến lớn nhất, người dân đều mong muốn được giải quyết nhanh, gọn và hiệu quả. Do đó, ông chia sẻ với anh, em cán bộ tiếp dân phải “chai mặt vì bị chửi”.
Theo ông cán bộ tiếp dân trước hết phải chai mặt, thứ hai là bình tĩnh, sáng suốt, nhẹ nhàng, mềm mỏng. Tuy nhiên, có nhiều người không thể kiềm chế được nên nổi nóng.
“Tôi thấy nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo từ trung ương xuống địa phương trong lĩnh vực này chuyển biến khá tốt. Tôi nhớ cách đây mấy năm, xảy ra lộn xộn vụ này vụ kia, tinh thần trách nhiệm chưa cao, nhưng từ 1 đến 2 năm nay, cộng với các lĩnh vực khác chấn chỉnh thì lãnh đạo, cán bộ từ trung ương đến địa phương nhận thức, trách nhiệm chuyển biến”, ông Việt nhận định.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, lòng tin của người dân đối với các cơ quan công quyền về giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đã tốt hơn.
“Có cái làm chuyển biến được như đất đai, đền bù, áp giá. Có giai đoạn rộ lên vấn đề này, rất nóng thì giờ giảm dần”, ông Việt nói.
Ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh phát biểu thảo luận.
Ngoài việc chia sẻ với cán bộ làm công tác tiếp dân phải “chai mặt, nghe chửi”, ông Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh cũng rất chia sẻ chuyện rất thực tế mà rất nguy hiểm đó là sự can thiệp, chỉ đạo, nhận định của quan chức trong những vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
“Có những vụ việc rất đơn giản, anh em giải quyết đúng tinh thần thì lại có điện thoại. Tôi chứng kiến và rất chia sẻ với anh em làm nghề này. Can thiệp chỉ đạo làm méo mó sự việc. Có khi một sự việc 3 trường phái chỉ đạo thì nghe trường phái nào? To như nhau, tiềm lực, thế mạnh như nhau, nghe ông này, mất ông kia. Tôi cũng từng làm khiếu nại, tố cáo rồi nên rất chia sẻ”, ông Việt nói.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, theo đánh giá của Chính phủ, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có xu hướng giảm so với năm 2015, đó là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên đáng ngại là tính phức tạp, quy mô lại tăng lên. Do đó, đề nghị Chính phủ cần phân tích rõ nguyên nhân của tình trạng này.
Ông Phùng Quốc Hiển đánh giá, các nguyên nhân của chủ yếu của tình trạng khiếu nại, tố cáo năm 2016 được Chính phủ nêu ra đều giống như các năm trước đây, chủ yếu tập trung vào chính sách bất cập, thiếu đồng bộ, không đi vào cuộc sống; do quản lý nhà nước còn yếu kém; công tác tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả còn thấp.
Ông Hiển cho rằng còn hai nguyên nhân nữa gây tác động tới tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay. Thứ nhất là do mối quan hệ kinh tế- xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp, đan xen dẫn tới tình hình khiếu nại, tố cáo tăng thêm tính phức tạp. Thứ hai là do trách nhiệm của cơ quan xử lý chưa tốt, chưa đến nơi đến chốn, còn tình trạng “cậy” thế của mình, tiêu cực, dẫn tới xử lý vụ việc không tới nơi tới chốn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ thì nhìn nhận nguyên nhân của tình trạng này do chưa giải quyết triệt để từ cơ sở. Ông đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ hơn về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo, còn tồn đọng bao nhiêu vụ việc, phát sinh bao nhiêu vụ việc… đặc biệt là đơn thư gửi trực tiếp gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Quan trọng cần có dự báo về tình hình này trong thời gian tới, trong đó đặc biệt làm rõ trách nhiệm của địa phương và các cơ quan chức năng các cấp.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị Báo cáo của Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về nguyên nhân của tình hình khiếu nại tố cáo hiện nay.
“Đánh giá khiếu nại tố cáo là mảng rất quan trọng nên báo cáo cần đầu tư kỹ hơn đối với mảng khiếu nại hành chính và khiếu nại về tư pháp”, bà Lê Thị Nga đề nghị.
Ngoài ra, bà Nga cũng khẳng định quan điểm: “Trong phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch”.
Theo Xuân Tùng (Infonet)
Quảng Trị đưa cán bộ về giúp dân vùng biển hậu sự cố môi trường
Sơ NN và PTNT Quảng Trị giao nhiêm vu cho can bô tăng cương vê giup chinh quyên va nhân dân 16 xã, thị trấn chuyên đôi san xuât va phat triên sinh kê.
Tư ngay 1/9/2016, 32 can bô công chưc, viên chưc cua cac cơ quan, đơn vi trưc thuôc Sơ NN và PTNT tỉnh Quảng Trị se đươc tăng cương vê giup chinh quyên va nhân dân 16 xa, thi trân vung biên chuyên đôi san xuât, phat triên sinh kê.
Theo Quyêt đinh trên, cac can bô công chưc, viên chưc đươc tăng cương nay co nhiêm vu phôi hơp cung vơi câp uy, chinh quyên cac xa, thi trân thưc hiên công tac kê khai, xac đinh thiêt hai do sư cô môi trương biên; triên khai cac đê an sinh kê, thưc hiên viêc chuyên giao tiên bô khoa hoc ky thuât, cac mô hinh chuyên đôi vê chăn nuôi, trông trot, công tac giông, công tac khuyên nông...
Đông thơi, các cán bộ này sẽ tô chưc tuyên truyên vê hiên tương sư cô môi trương biên, cach khăc phuc, cach sư dung thuy hai san an toan đê nâng cao nhân thưc cho ngư dân vung biên va ngươi tiêu dung nhăm đông viên ngư dân tiêp tuc ra khơi bam biên, phat triên san xuât.
Theo_VTV
Gần 2 tháng không đến trụ sở làm việc vẫn được nhận lương Sau gần 2 tháng được điều chuyển nhận nhiệm vụ ở vị trí làm việc mới, ông Nguyễn Văn Sinh (cán bộ văn phòng thống kê thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) không đến trụ sở làm việc nhưng vẫn nhận lương bình thường. Trước năm 2016, thị trấn Hưng Nguyên có 2 phó chủ tịch. Trong đó, ông...