Cán bộ thôn thành nạn nhân “phân trả chậm”
5 cán bộ thôn ở xã Cuôr Knia, H.Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã gửi đơn kháng cáo đối với bản án của TAND H.Buôn Đôn buộc họ trả gần 1,3 tỉ đồng tiền phân trả chậm mà họ tín chấp cho nông dân mua cách đây 4 năm.
Ông Cao Minh Hà còn giữ những bao phân làm bằng chứng – Ảnh: Trung Chuyên
Vụ việc bắt đầu vào năm 2007, ông Lê Quang Tâm, khi đó là Phó chủ tịch UBND xã Cuôr Knia, đã lấy tư cách lãnh đạo xã ký các văn bản chỉ đạo cán bộ các thôn đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho dân theo phương thức người dân trả tiền trước 50%, còn lại thanh toán vào cuối năm.
Thực hiện sự chỉ đạo này, 5 cán bộ thôn gồm: ông Phạm Văn Trần (Trưởng thôn 6), ông Cao Quang Nam (Trưởng chi hội Nông dân thôn 6), ông Cao Minh Hà (Trưởng thôn 4), ông Lưu Thanh Giáp (Trưởng thôn 1) và ông Lê Xuân Sự (Trưởng thôn 3) đã hợp đồng với chính ông Tâm để nhận phân NPK của Công ty Việt Mỹ ở Bình Dương và Công ty Phú Mỹ ở Đồng Nai.
Khi ký hợp đồng với các cán bộ thôn thì ông Tâm lại nhân danh cá nhân để cung ứng phân cho người dân xã Cuôr Knia. Vào giữa năm 2008, nhiều người dân ở xã Ea Bar bên cạnh phát hiện loại phân mua trả chậm kém chất lượng, phía doanh nghiệp sản xuất phân ở Đồng Nai đã về xã này cam kết không thu số tiền nợ 50% của nông dân mua phân, thu hồi số phân đã mua nhưng chưa sử dụng hết. Trước thông tin này, nhiều người dân ở xã Cuôr Knia cho rằng số phân mà mình mua theo hợp đồng với ông Tâm cùng loại với phân ở xã Ea Bar nên không thanh toán 50% số tiền còn lại cho các cán bộ thôn và yêu cầu bên cung ứng bồi thường thiệt hại do phân kém chất lượng. Công an H.Buôn Đôn cũng đã về xã Cuôr Knia lấy mẫu phân đi giám định nhưng không có kết luận.
Vào tháng 6.2008, ông Tâm bị cách chức Phó chủ tịch UBND xã Cuôr Knia do vi phạm kỷ luật, vụ việc phân trả chậm rơi vào im lặng trong gần 3 năm sau đó. Đầu năm 2011, ông Tâm đâm đơn kiện các cán bộ thôn ra tòa để đòi số tiền phân còn lại chưa thanh toán (gần 800 triệu đồng) mà các cán bộ thôn đã ký hợp đồng vào đầu năm 2008, cộng với lãi suất 1,5% tháng, tổng số tiền xấp xỉ 1,3 tỉ đồng. Sau nhiều lần hoãn phiên tòa, ngày 7.12.2011, TAND H.Buôn Đôn đưa ra xét xử vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” giữa nguyên đơn là ông Tâm và bị đơn là 5 cán bộ thôn nói trên, tuyên buộc các bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn gần 1,3 tỉ đồng do vi phạm hợp đồng, nộp án phí trên 70 triệu đồng.
Những cán bộ thôn như “chết đứng” khi tòa án buộc phải trả món tiền khổng lồ so với thu nhập và đời sống của gia đình họ. Người phải trả cao nhất là ông Cao Minh Hà với số tiền cả gốc và lãi 383 triệu đồng.
Nhiều khuất tất cần làm rõ
Video đang HOT
Trong đơn kháng cáo, các cán bộ thôn cho rằng việc tòa án buộc họ trả tiền thay cho những nông dân mua phân là không công bằng. Hơn nữa, hợp đồng mua bán phân quy định “Bên B (các cán bộ thôn – NV) phải trao cho bên A (ông Tâm – NV) số tiền còn lại chậm nhất vào ngày 31.12.2008″, nhưng mãi đến ngày 12.1.2011, ông Tâm mới làm đơn khởi kiện là đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của bộ luật Tố tụng dân sự.
Xung quanh vụ án này, một vấn đề gây băn khoăn trong dư luận là vì sao cơ quan chức năng H.Buôn Đôn không làm rõ phản ảnh của người dân xã Cuôr Knia vào năm 2008 về việc “bán phân giả, thu tiền thật” mà ông Tâm là người có liên quan. Chính điều này dẫn đến việc người dân không chịu thanh toán hết tiền mua phân, người bán hàng im lặng trong thời gian dài rồi đột nhiên kiện đòi tiền khiến các cán bộ thôn trở thành nạn nhân của món nợ trên trời rơi xuống.
Theo Thanh Niên
Trà "đắt nhất thế giới" được trồng bằng phân gấu trúc
Một doanh nhân Trung Quốc khẳng định ông đã tìm ra bí quyết sản xuất loại trà đắt nhất thế giới: phân gấu trúc.
Gấu trúc sinh sống nhiều ở Trung Quốc.
Ông An Yanshi, một cựu giáo viên thư pháp, đã mua 11 tấn phân từ một trung tâm nhân giống gấu trúc để bón cho vườn trà trên núi tại tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc, nơi có loài gấu trúc trắng và đen.
Doanh nhân An cho biết ông sẽ thu hoạch vụ trà đầu tiền vào mùa xuân này và đó sẽ là loại trà đắt nhất thế giới với giá 200.000 nhân dân tệ (35.000USD) cho 0,5kg trà.
Những người uống trà tại Trung Quốc coi vụ trà đầu tiên này là tốt nhất và thành công công nhất. Các đợt về sau sẽ bán được với giá khoảng 3.000USD.
Ông An, 41 tuổi, người rất tâm huyết với dự án mới, đã bị một số người tại Trung Quốc cười nhạo vì những tuyên bố quá lời về các lợi ích sức khoẻ tiềm năng của loại trà sinh trưởng nhờ phân gấu trúc.
Tuy nhiên, ông An khẳng định ông thực sự nghiêm túc với dự án này. Doanh nhân cho hay ông đã từ bỏ công việc tại Đại học Tứ Xuyên để dồn sức cho công ty của ông, tên gọi Trà Gấu trúc. Logo của công ty có hình một con gấu trúc đang cười, đeo một chiếc nơ và cầm một cốc trà xanh đang nghi ngút khói.
Mặc dù ông An hi vọng thu được lợi nhuận từ loại trà trên mà ông trồng trên khu đất rộng hơn 1 héc-ta, mục đích chính của ông là thuyết phục thế giới bảo vệ môi trường và thay thế các loại phân bón hoá học bằng phân động vật - trước khi quá muộn.
"Phân gấu trúc giàu chất dinh dưỡng... và còn tốt hơn các loại phân hoá học", ông An nói khi đang thưởng thức loại trà được bón với phân bò.
Doanh nhân An bên 2 cây trả được bón bằng phân gấu trúc.
"Con người nên tạo mối quan hệ cân bằng với trái đất, môi trường và vũ trụ", ông nói. "Mọi người đều có bổn phận bảo vệ môi trường".
Doanh nhân này đã nảy ra ý tưởng sử dụng phân gẩu trúc làm phân bón sau khi tham gia một hội thảo hồi năm ngoái, nơi ông phát hiện ra rằng gấu trúc hấp thụ chưa tới 30 tre mà chúng ăn vào và thải ra 70% còn lại.
Ông An cũng tin tưởng rằng Trà Gấu Trúc sẽ tạo nên cơn sốt, vì thế ông đã lấy bằng sáng chế nhằm ngăn chặn một đối thủ nào đó ăn cắp ý tưởng của ông.
Khẳng định của ông An rằng Trà Gấu Trúc giúp người uống giảm cân và bảo vệ họ khỏi phóng xạ đã bị một số cư dân mạng Trung Quốc nhạo báng. Họ đã tỏ ra nghi ngờ về lợi ích sức khoẻ của Trà Gấu trúc và cái giá đắt đỏ cho đợt thu hoạch đầu tiên.
"Nếu loại phân bón đó tốt cho cây trà tới vậy, tôi muốn hỏi người giáo viên này rằng: Tại sao ông không ăn phân gấu trúc đi? Nếu thế ông ấy có thể hấp thụ 70% chất dinh dưỡng còn lại", một cư dân mạng có tên là Baihuashu viết.
Một cư dân mạng khác nói: "200.000 nhân dân tệ cho 0,5kg trà gấu trúc - đó là uống trà hay uống máu gấu trúc?".
Bất chấp những nghi ngờ về loại trà chưa được kiểm nghiệm, ông An cho hay ông vẫn không nao núng và đang cân nhắc về việc mở rộng việc kinh doanh.
"Sau khi đợt trà đầu tiên được thu hoạch, nếu chất lượng thực sự tốt, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô sản xuất", ông An nói.
Ninh Nhi
Theo dân trí
Nguyên tắc lựa chọn rau ngon và an toàn Các bà nội trợ cần chú ý tới việc chọn lựa rau củ quả từ hình dáng đến màu sắc để hạn chế được tối đa những loại rau nhiễm khuẩn đang bán tràn lan trên thị trường. Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng con người. Giá trị chính của rau quả là cung cấp cho cơ...