Cán bộ thanh tra ngân hàng xấu hổ về hành vi của mình và xin giảm nhẹ hình phạt
Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1.
HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II), bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án chung thân về tội “Nhận hối lộ”. Cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng SCB giai đoạn 2017 – 2018, đã 4 lần nhận tiề.n hối lộ của Trương Mỹ Lan thông qua Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) tổng cộng 5,2 triệu USD để chỉ đạo cấp dưới báo cáo, tổng hợp và ban hành Dự thảo Kết luận thanh tra không khách quan, không phản ánh đúng thực trạng tài chính, làm giảm đi các sai phạm của Ngân hàng SCB để ngân hàng này tiếp tục được tái cơ cấu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo Đỗ Thị Nhàn đã nộp lại toàn bộ số tiề.n nhận hối lộ nêu trên.
Bị cáo Nguyễn Thị Phụng (cựu Phó đoàn thanh tra) thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Theo bị cáo, mức án 4 năm tù là quá nặng, xin HĐXX cho bị cáo được hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Văn Dũng (Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), thừa nhận sai phạm và tỏ ra ân hận trước việc làm của mình. Bị cáo Dũng gửi lời xin lỗi tới Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh vì việc làm của mình đã làm xấu hình ảnh của đơn vị trong mắt người dân.
“Bị cáo muốn nhắn nhủ tới các đồng nghiệp hiện đang công tác, cố gắng tránh những sai sót như bị cáo và một số đồng phạm ở đây để không phải trả giá đắt như ngày hôm nay”, lời bị cáo Dũng.
Video đang HOT
Tương tự bị cáo Nhàn, Phụng, Dũng, các bị cáo nguyên là cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định mình không có ý kiến về tội danh, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.
Buổi chiều 7/11, bị cáo bà Trương Mỹ Lan lần nữa xin được nhận lại nhà cổ Võ Văn Tần, do con gái bị cáo là Chu Duyệt Phấn đứng tên; nhà số 78 Nguyễn Huệ, quận 1 cũng do con gái bị Lan đứng tên; nhà đất số 19-25 Nguyễn Huệ, quận 1, đang cho SCB thuê làm trụ sở; nhà đất số 24 Lê Lợi, quận 1 và nhà đất số 21-21A Trần Cao Vân, quận 3, do Trương Huệ Vân đứng tên. Bị cáo Lan cho rằng đây không phải là tài sản của mình.
Về 2 tài sản trên đường Trần Cao Vân, quận 3 và tài sản trên đường Lê Lợi, quận 1, cũng được bị cáo Trương Huệ Vân xác nhận. Bị cáo Trương Huệ Vân xin HĐXX được nhận lại 2 tài sản trên vì là tài sản cá nhân của bị cáo.
Ngoài ra, bị cáo Lan còn xin lại nhà đất số 193 Trần Hưng Đạo, quận 1, là trụ sở Vạn Thịnh Phát. Đồng thời, bà xin tòa xem xét lại 5.000 tỷ góp vào SCB để tăng vốn điều lệ, nhưng chưa tăng được thì cho các bạn bị cáo, để khắc phục hậu quả.
Tại tòa, đại diện Ngân hàng SCB cho biết SCB kháng cáo 5 vấn đề. Cụ thể, SCB đề nghị tòa chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của SCB, đối với các giao dịch tài sản, SCB đề nghị không buộc phải hoàn trả tài sản cho nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc đề nghị giao tài sản để SCB xử lý, chấm dứt kê biên một số tài sản, làm rõ quyền của SCB đối với cơ quan thi hành án dân sự trong các nghĩa vụ buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường cho SCB 673.000 tỷ đồng và giao SCB xử lý 1.121 mã tài sản; giao dự án 6A cho SCB nhằm khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi lại về các vấn đề SCB kháng cáo thì đại diện SCB tỏ ra lúng túng. Đại diện SCB cho rằng trong 1.121 mã tài sản tòa sơ thẩm tuyên giao cho SCB xử lý, có một số tài sản bị chồng lấn với mã tài sản mà tòa sơ thẩm tuyên trả về cho các cá nhân khác.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, luật sư của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Công ty Capella – có đơn xin vắng mặt), án sơ thẩm 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, cho biết, bị cáo Trí hiện đang bị chấn thương cột sống, đi lại khó khăn và chưa được mổ theo chỉ định của bác sĩ. Bị cáo này xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt để được sớm trở về điều trị bệnh.
Luật sư của bị cáo Trí cũng thông báo, bị cáo Trí đã nộp thêm 189 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ dân sự trả lại cho bị cáo Lan 1.000 tỷ đồng. Bị cáo này cũng đã nộp đầy đủ án phí sơ thẩm…
Một người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát được tuyên nhận bồi thường hơn 14,8 tỉ đồng
Đây là 1 trong số hơn 35.000 người đầu tư trái phiếu được xác định là bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2.
TAND TP HCM vừa công khai bản án sơ thẩm giai đoạn 1 trong vụ án do Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 33 đồng phạm, thực hiện trên cổng thông tin điện tử của mình.
Kèm theo bản án, tòa cũng công bố danh sách các bị hại là những người đã mua trái phiếu khống trong vụ án. Danh sách này bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, số lượng trái phiếu và số tiề.n bồi thường theo mệnh giá trái phiếu (VNĐ).
Nổi bật trong danh sách, một bị hại ở quận Ba Đình, TP Hà Nội, sở hữu 148.930 trái phiếu (mã ADC-2018.09.01) và được tuyên bồi thường 14,893 tỉ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh: Hoàng Triều
Theo nội dung bản án, TAND TP HCM đã xem xét giải quyết các yêu cầu bồi thường của các bị hại liên quan đến sáu mã trái phiếu: QT-2018.12.01, ADC-2018.09, ADC-2018.09.01, ADC-2019.01, SET.H2025 và SNW-2018.10. Các mã này do Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Sunny World, Công ty CP Đầu tư Quang Thuận, và Công ty CP Dịch vụ và Thương mại TP HCM (Setra) phát hành.
Cũng theo HĐXX, số tiề.n 30.000 tỉ đồng đã được các cơ quan chức năng dùng làm căn cứ để truy tố trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo về hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Do đó, giá trị thiệt hại của các bị hại được xác định dựa trên số trái phiếu mà họ đang sở hữu, với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Những thiệt hại liên quan đến lãi suất, phí chuyển nhượng và các khoản chi phí khác sẽ được giải quyết theo quy trình tố tụng riêng biệt nếu có yêu cầu từ các bị hại.
Theo bản án, bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, được xác định là chủ mưu vụ án. Bị cáo này bị tuyên phạt mức án chung thân về các tội: Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản; Rửa tiề.n và Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới.
HĐXX xác định bị cáo Lan đã chủ trương thực hiện nhiều thủ đoạn gian dối trong phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt 30.081 tỉ đồng của hơn 35.000 bị hại là những người đầu tư trái phiếu. Do đó, tòa án buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ hậu quả vụ án.
HĐXX nhận định Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và SCB đã ký kết hợp đồng môi giới, phát hành trái phiếu. SCB đã sử dụng 239 chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 2.400 nhân viên tư vấn khách hàng gửi tiề.n mua trái phiếu. Đa số người mua trái phiếu là khách hàng tại SCB, đây là 1 trong những thủ đoạn quyết định sự thành công của việc phát hành trái phiếu.
Trương Huệ Vân day dứt trước những cái chế.t liên quan đến Vạn Thịnh Phát Bị cáo Trương Huệ Vân bày tỏ sự ân hận trước việc làm của mình đã ảnh hưởng tới nhiều người, trong đó có gia đình của những người đã mất liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ngày 7/10, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần bào chữa của các luật sư. Bào...