Cán bộ sử dụng bằng giả để tiến thân: Sau giả dối là làm gì để thăng tiến?
“Tại sao cô ấy tồn tại được 20 năm và vẫn thăng tiến trong hệ thống quy trình của chúng ta? Rõ ràng, nhìn dưới góc độ thủ tục là sự gian dối, nhưng phải phân tích xem quá trình thăng tiến của cô ấy có đàng hoàng hay không, có thể hiện năng lực thực không hay có những chuyện khác đằng sau?”.
Đây là chia sẻ của đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc xung quanh câu chuyện cán bộ sử dụng bằng cấp giả để thăng tiến đang gây bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay.
ĐBQH, nhà sử học Dương Trung Quốc
Việc cán bộ sử dụng bằng cấp giả để thăng tiến, là hiện tượng theo nhà sử học Dương Trung Quốc “rất suy nghĩ”. Trong đó không thể không nhắc đến câu chuyện mới xảy ra ở Đắk Lắk. Một nữ trưởng phòng, dù chưa tốt nghiệp cấp 3, nhưng sử dụng bằng giả để đi học lên cao và “tiến thân”. Lạ lùng hơn nữa, việc cô này gian dối về bằng cấp đã xảy ra tới 20 năm, nhưng đến giờ mới được phát hiện khi có đơn tố cáo.
“Nếu chỉ nhìn một chiều, chúng ta tuyệt đối lên án sự giả dối. Đầu tiên là bản thân người đó tự giả dối, thứ hai là cả bộ máy, cả dây chuyền giả dối. Đây là vấn đề có thể coi là vấn nạn. Nói vấn nạn hàng đầu có thể không đúng, nhưng nó là vấn nạn phổ biến hiện nay”, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ.
Nguyên nhân được vị đại biểu dân cử tỉnh Đồng Nai chỉ ra rằng, đó là do sự đảo lộn giá trị. Khi cơ quan công quyền đòi hỏi bằng cấp này thì mới được chức vụ kia.
Video đang HOT
“Ai cũng biết trình độ này thì phải chức vụ kia là đúng nhưng bằng cấp không phải là trình độ. Nhưng ai cũng nhìn vào hồ sơ, bằng cấp. Tôi cho rằng, đằng sau bằng cấp rất nhiều sự giả dối.
Tại sao các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài họ trọng cái cách ứng viên tuyển dụng thực hiện công việc như thế nào, họ phỏng vấn để nắm bắt được năng lực và qua thực tế họ thực hiện.
Nhưng chúng ta hoàn toàn lý thuyết, chúng ta đòi hỏi bằng cấp, chính vì thế đi đến chỗ lợi dụng điều này để thực hiện được mục tiêu của mình, cho con cái mình hoặc cho những người cùng ekip, trong nhóm lợi ích của mình”, đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông Quốc cũng lưu ý, chúng ta phải đi vào thực chất vấn đề, con cái quan chức không có nghĩa là không được làm lãnh đạo.
Đối với trường hợp nữ trưởng phòng Đắk Lắk, đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi: tại sao cô tồn tại được 20 năm và thăng tiến, bổ nhiệm trong suốt thời gian dài mà không ai phát hiện ra?
Rõ ràng là có sự gian dối, nhưng phải phân tích xem quá trình thăng tiến của cô ấy có đàng hoàng hay không, có thể hiện năng lực thực không?
“Khi nhìn thẳng, phân tích cụ thể chúng ta mới có giải pháp được”, ông Quốc bày tỏ. Vì thế, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng cần phải xây dựng giá trị mà ở đó không tạo ra sự bất công và sự giả dối.
Theo infonet
Chuyển đổi bằng cấp tương đương để tránh lãng phí
Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho rằng. Những bất cập trong quy định văn bằng chứng chỉ cần sớm được khắc phục.
Với những ngành học tương đương cần cho phép chuyển đổi để tránh lãng phí thời gian, công sức của hàng vạn cán bộ, viên chức.
Ông Trần Huy Sáng, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội
Theo ông Trần Huy Sáng, về chuyện học trung cấp chính trị, có một giai đoạn chúng ta đã quy định cho phép chuyển đổi tương đương, tức là một số trường đại học có nội dung chương trình học gần với chương trình trung cấp chính trị thì cho phép chuyển đổi như đại học luật, học viện báo chí.., không phải học để giảm lãng phí công sức, tiền bạc cho người học.
Cũng theo ông Trần Huy Sáng, cần duy trì quy định chuyển đổi tương đương giữa các trường có cùng chương trình đào tạo, có số lượng môn học, số tiết học tương đương. Ông Sáng ví dụ: "Đại học kinh tế quốc dân thời kỳ tôi học 2 năm đầu học khá đầy đủ các bộ môn về lý luận chính trị, nếu học lại trong chương trình trung cấp chính trị thì rất lãng phí. Tất nhiên cũng phải rà soát xem chương trình học của từng thời điểm của các trường có gần với nhau không".
Đối với các quy định chứng chỉ, ông Trần Huy Sáng kiến nghị cần rà soát lại. Nếu là chương trình bồi dưỡng thì chỉ cần cập nhật thêm kiến thức và thông tin mới, hết sức tránh việc học lại kiến thức cũ, rất lãng phí thời gian. Với các chương trình bồi dưỡng kiến thức mà lại đặt thành phải là chứng chỉ thì rất khiên cưỡng, đẩy cán bộ, viên chức vào tình trạng học đi, học lại những nội dung cũ.
PV Tiền Phong đặt câu hỏi: Trong chương trình đại học sinh viên đã phải hoàn thành chương trình ngoại ngữ và tin học, vậy tại sao khi vào cơ quan nhà nước làm việc lại phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học? Ông Trần Huy Sáng cho rằng cần rà soát lại quy định này. "Quy định về văn bằng chứng chỉ với cán bộ, viên chức nếu không được rà soát, điều chỉnh sẽ gây tốn kém về thời gian, hình thức và kinh phí nhưng khối lượng kiến thức rất ít. Đây thực sự là một căn bệnh hình thức", ông Trần Huy Sáng nói.
Bà Nguyễn Thị Thùy, nguyên Trưởng ban VHXH, HĐND TP Hà Nội cho hay: quy định về văn bằng, chứng chỉ đã tồn tại nhiều năm qua và rất ít được cải tiến, thậm chí nhiều lĩnh vực còn bị tăng thêm văn bằng chứng chỉ. "Mỗi thời, mỗi giai đoạn có một tiêu chuẩn, chuẩn hóa khác nhau", bà Thùy nói. Do quy định từ trên xuống, nên bản thân thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành khác đều phải thực hiện. "Tất nhiên, việc đi học các văn bằng, chứng chỉ đó tốn thời gian, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Một guồng máy đang hoạt động, giờ mất thời gian đi học thì công việc chuyên môn phải bị ảnh hưởng". Theo quy định, các cấp độ công việc cũng cần các tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ khi mới đi làm hay làm chuyên viên thì có tiêu chuẩn khác, chỉ cần một vài văn bằng, chứng chỉ, nhưng khi lên quản lý thì phải có một số chứng chỉ khác theo tầng nấc, theo chức vụ, vị trí công tác.
Bà Nguyễn Thị Thùy khẳng định, quá trình làm việc, cán bộ, viên chức rất cần bổ sung thêm kiến thức nhưng quan trọng là học cái gì, học khi nào. "Học là cần thiết nhưng học cái gì và ai quản lý chất lượng học, chương trình học? Nếu giảng viên không cập nhật kiến thức thực tế cũng khó nói chuyện với học viên", bà Thùy nói.
TUẤN MINH - TRƯỜNG PHONG
Theo Tiền phong
Công an Cao Bằng nhận quà Tết là ôtô hơn 3,7 tỷ đồng trái quy định Do nhận quà Tết là chiếc xe trị giá 3,7 tỷ đồng, một số cán bộ công an tỉnh Cao Bằng đã bị cho nghỉ việc. Trong tờ trình, báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 công bố đầu tháng 10, Thanh tra Chính phủ cho biết trong dịp lễ tết 2019 có 9 trường hợp nộp...