Cán bộ ở Thanh Hóa bỏ trực, ngồi đánh bài tại chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi
Trong lúc làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi, nhóm cán bộ ở Thanh Hóa đã bỏ trực, ngồi đánh bài.
Tối 11/3, ông Trịnh Văn Súy, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), xác nhận thông tin một nhóm cán bộ được giao nhiệm vụ trực tại chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi ngồi đánh bài.
Khoảng 10h30 cùng ngày, nhiều người dân đi qua chốt kiểm dịch trên tuyến tỉnh lộ 506, qua thị trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hóa), nhưng không thấy cán bộ chức năng làm nhiệm vụ, mặc xe cộ ra vào.
Nhóm cán bộ ngồi đánh bài trong lúc trực tại chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh: Quỳnh An)
Nhìn vào phòng trạm bơm (nơi đặt chốt kiểm dịch), họ thấy 4 người được cho là cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ trực tại chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi đang ngồi đánh bài.
Chủ tịch huyện Thiệu Hóa cho hay nhóm người này đánh bài quỳ, không phải ăn tiền nhưng đều phải làm kiểm điểm.
“Tối nay, UBND thị trấn Vạn Hà sẽ tổ chức kiểm điểm. Những ai tham gia, mai họ sẽ báo cáo kết quả cụ thể bằng văn bản với huyện”, ông Súy nói.
Trước đó, ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở Thanh Hóa được phát hiện tại hộ gia đình ông Lê Văn Thanh (thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long). UBND huyện Yên Định lập tức tiến hành tiêu hủy 226 con lợn và công bố dịch.
Tỉnh Thanh Hóa đang căng mình chống dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh: Quỳnh An)
Ngày 6/3, ổ dịch tả lợn thứ hai được phát hiện tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa với 10 con được tiêu hủy.
Đến ngày 10/3, 4 xã Thiệu Tiến, Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Trung (vùng lân cận và uy hiếp trực tiếp với vùng dịch xã Thiệu Phúc) cũng đã xuất hiện dịch tả.
Ngay trong đêm 10 và sáng 11/3, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tiêu hủy 123 con lợn (hơn 7,5 tấn) của 6 hộ gia đình ở 4 xã trên.
Theo VTC News
Video đang HOT
Trưởng Ban ATTP TP.HCM: Mong người tiêu dùng đừng tẩy chay thịt lợn
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban ATTP TP.HCM khẳng định dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) không hề lây cho người và mong người dùng đừng tẩy chay thịt lợn vì những nghi ngại chưa đúng về dịch bệnh này.
Tại cơ sở giết mổ Xuyên Á, lượng giết mổ giảm từ 1.500 con xuống 900 con một ngày. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đây là thông điệp được Ban An toàn thực phẩm (ATTP) cũng như Chi cục Thú y TP.HCM muốn đưa ra trong khi vẫn đang tiếp tục các nỗ lực tăng cường kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng.
Các thông tin về DTLCP thời gian qua đã có những tác động nhất định đến thị trường khiến sức tiêu thụ có phần sụt giảm.
Tâm lý người dùng đã ảnh hưởng ít nhiều đến sức mua dù lợn ở đây đều phải truy xuất được nguồn gốc và có lực lượng thú y kiểm tra. Ảnh: Nguyên Vỹ
Phải đến hơn 12 giờ đêm rạng sáng ngày 11.3, các thợ mổ ở cơ sở giết mổ Xuyên Á (huyện Củ Chi) mới bắt đầu vào ca thay vì tầm 11 giờ khuya như thường lệ.
Số lượng giết mổ cũng giảm xuống tại cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Đặng Ngọc Hiệp - đại diện cơ sở giết mổ Xuyên Á cho biết cơ sở này bình quân mỗi ngày giết mổ khoảng 1.500 con. Sau đợt ăn chay rằm tháng giêng, số lượng giết mổ giảm xuống.
Tại cơ sở giết mổ, cán bộ thú y túc trực 24/24 giờ. Tất cả xe phải có giấy chứng nhận kiểm dịch và cán bộ thú y kiểm tra thông tin kiểm dịch trùng khớp thông tin thực tế. Phương tiện ra vào cơ sở giết mổ đều phải tiêu độc khử trùng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Rạng sáng ngày 12.3, cơ sở này chỉ nhập về khoảng 900 con lợn. "Tâm lý người dùng đã ảnh hưởng ít nhiều đến sức mua dù lợn đưa về đây đều phải truy xuất được nguồn gốc và có lực lượng thú y kiểm tra", ông Hiệp nói.
Tương tự tại cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), số lượng giết mổ cũng giảm xuống còn 1.200 - 1.300 so với tổng công suất thường ngày 1.500 con.
Lợn phải còn sống và khỏe mạnh mới được đưa vào giết mổ. Theo quy định, muốn giết mổ lợn trong đêm phải đưa về cơ sở trước 9 giờ tối và có thời gian nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi giết mổ. Ảnh: Nguyên Vỹ
The ông Huỳnh Tấn phát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, từ ngày 25.2 đến nay, các cơ sở giết mổ trên địa bàn đã tăng cường thực hiện theo cuộc vận động của chính quyền thành phố không tiếp nhận nguồn lợn từ các tỉnh phía Bắc đưa vào.
Trong quá trình giết mổ cán bộ thú y phải có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ thân thịt, kiểm tra đầu lòng, các hạch mạch huyết để phát hiệu các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm hoặc các vết bầm, vết xuất huyết trong quá trình vận chuyển... Ảnh: Nguyên Vỹ
Với quy trình kiểm soát như vậy có thể loại trừ được các trường hợp lợn mắc bệnh, thương tổn để tách ra xử lý riêng. Sau khi khám xong, các thân thịt nào đạt yêu cầu sẽ được CBTY đóng dấu kiểm soát giết mổ và đưa lợn lên xe lạnh, niêm phong cho di chuyển về chợ đầu mối. Ảnh: Nguyên Vỹ
Quy trình kiểm dịch của cơ quan thú y đối với nguồn lợn nhập vẫn sát sao từng bước một để loại trừ được các trường hợp không đạt yêu cầu chất lượng trước khi đưa về chợ đầu mối.
Cán bộ thú y niêm phong xe lạnh chở lợn về chợ đầu mối. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về một số thông tin lan truyền chưa đúng về DTLCP với sức khỏe người, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban ATTP TP.HCM khẳng định dịch bệnh này không hề lây cho người.
Việc vi tiêu hủy lợn không đúng cách, rồi tiếp tục đưa vào thị trường mà không qua giết mổ đúng quy trình, sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người, nhưng không phải do DTLCP gây ra. Ảnh: Nguyên Vỹ
Lợn phải còn sống và khỏe mạnh mới được đưa vào giết mổ, còn lợn bệnh phải tiêu huỷ đúng cách. Người dân không được tiếp tục đưa lợn này vào thị trường mà không qua giết mổ đúng quy trình. Tuy nhiên, nói DTLCP nguy hại cho con người thì không đúng.
Theo bà Lan, việc kiểm tra, kiểm soát thịt lợn là thường xuyên và tất cả các loại dịch bệnh chứ không riêng DTLCP.
"Nguyên tắc là không có 1 con lợn bệnh, lợn chết, hoặc thịt đã kém chất lượng có thể đi vào được trong chợ đầu mối để phát tán ra thị trường", bà Lan nói.
Việc kiểm tra, kiểm soát thịt lợn là thường xuyên và trên tất cả các loại dịch bệnh chứ không riêng DTLCP. Ảnh: Nguyên Vỹ
Dẫn chứng, đại diện Ban ATTP TP.HCM cho biết thời gian vừa qua, Ban liên tục bắt và xử lý các trường hợp đưa lợn có biểu hiện bệnh lở mồm long móng, tai xanh hoặc ôi thiêu trà trộn vào trong chợ.
Ở chợ truyền thống, thịt lợn cũng phải được kiểm tra nguồn gốc thu mua. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tại các chợ truyền thống, lực lượng Ban ATTP cấp quận, huyện tiếp tục kiểm tra lại một lần nữa. Trước tiên là kiểm tra nguồn gốc thịt lợn mua ở đâu, ở sạp nào từ chợ đầu mối. Nếu không trả lời được rõ ràng nguồn cũng đồng nghĩa với việc mua từ giết mổ lậu hoặc các cách thức không chính thống khác.
Không nên vội vàng tẩy chay thịt lợn nếu chỉ vì những nghi ngại chưa đúng về DTLCP. Ảnh: Nguyên Vỹ
Với người tiêu dùng, bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng không nên vội vàng tẩy chay thịt lợn nếu chỉ vì những nghi ngại chưa đúng về DTLCP. Để đảm bảo ATTP, bà đề nghị người dùng nên tìm mua thịt lợn ở các cơ sở hợp pháp như siêu thị, các sạp đảm bảo an toàn ở các chợ truyền thống.
Người dùng nên tìm mua lợn ở các cơ sở hợp pháp như siêu thị, các sạp đảm bảo an toàn ở các chợ truyền thống. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Hoặc mua ở mối quen càng tốt để ít nhất biết được nguồn gốc thịt lợn và có sự bảo đảm của cơ quan quản lý nhà nước. Như thế, người tiêu dùng cũng đã đóng góp một phần trách nhiệm vào ổn định thị trường, không tiếp tay cho các điểm giết mổ lậu", bà Lan nói.
Cuối cùng, không chỉ thịt lợn mà cả các loại thực phẩm khác, nên nấu chín trước khi sử dụng. Như thế sẽ loại trừ được rất nhiều mầm bệnh.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển lợn qua địa bàn Đà Nẵng Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tại các tỉnh phía Bắc. Tại Đà Nẵng, công tác kiểm tra, kiểm soát tại các trạm kiểm dịch diễn ra cả ngày lẫn đêm nhằm đảm bảo dịch bệnh không xâm nhập vào địa bàn. Ông Nguyễn Văn Lâm, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên (TP Đà Nẵng) cho biết,...