Cán bộ nộp lại tiền “lót tay” của Việt Á có được thoát tội?
Một cán bộ y tế tỉnh Phú Thọ nhận hơn 2 tỷ đồng tiền “lót tay” từ Công ty Việt Á nhưng nhiều tháng sau mới báo cáo và nộp lại số tiền này vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh Phú Thọ.
Liên quan đến vụ Việt Á, như tin Dân trí đã đưa, ông Trần Gia Phú – Trưởng đơn vị Vi sinh, Phó Giám đốc Trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ – đã nhận hơn 2 tỷ đồng tiền “lót tay” từ Công ty Việt Á này.
“Việc nhận số tiền nêu trên, ông Trần Gia Phú không báo cáo với Ban giám đốc bệnh viện cũng như Ban giám đốc Sở Y tế. Chỉ đến khi đoàn thanh tra đến làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (ngày 25/1/2022), ông Trần Gia Phú mới báo cáo sự việc và xin nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền đã nhận từ Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á”- kết luận của Thanh tra tỉnh Phú Thọ cho hay.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Thế Kha).
Ngày 27/1/2022, ông Trần Gia Phú đã nộp toàn bộ số tiền này vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh Phú Thọ theo quyết định thu hồi tiền của Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ.
Trước thông tin trên, nhiều bạn đọc thắc mắc: Trong vụ việc tham nhũng, chưa khởi tố mà mới đang trong quá trình điều tra, người vi phạm nộp lại tiền/ tài sản tham ô thì có bị xử lý, khởi tố nữa không? Đây có được coi là tình tiết giảm nhẹ?
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, Công ty luật TNHH LSX khẳng định: Nộp lại tiền vẫn khởi tố bình thường, việc này chỉ giúp cho thi hành án sẽ đơn giản hơn do đối tượng đã nộp tiền tham nhũng. Đây cũng sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ khắc phục hậu quả.
“Khắc phục hậu quả” được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quy định tại điểm b khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.
Bị can, bị cáo có thể nộp tiền khắc phục hậu quả hay tiền do phạm tội mà có tại quá trình điều tra hoặc trước, trong và sau giai đoạn xét xử sơ thẩm hoặc sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực.
Tòa án sẽ căn cứ số tiền đã nộp của bị cáo để coi đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, người nào nhận hối lộ từ một tỷ đồng trở lên có thể lĩnh án 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, theo điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình.
Cũng liên quan đến việc “nhận quà và trả quà” của Công ty Việt Á, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước ( CDC Bình Phước) đã mua của Công ty Việt Á khoảng 87.392 kit test Covid-19 và 47.900 kit tách chiết với tổng số tiền là 41,5 tỷ đồng. Sau những hợp đồng này, Công ty Việt Á có đến “gửi quà” lãnh đạo CDC Bình Phước.
Đầu tháng 1/2022, ông Nguyễn Văn Sáu (khi đó còn là Giám đốc CDC Bình Phước) xác nhận: “Đầu tháng 12/2021, đại diện của Công ty Việt Á có lên gặp và gửi quà, đến tối tôi có kiểm tra thì đó là quà của công ty gửi cho tôi. Việc này tôi đã báo cáo tổ chức, báo cáo lãnh đạo các cấp. Phần quà này sau kỳ nghỉ lễ tôi sẽ nộp lại cơ quan chức năng”.
Ông Sáu cũng khẳng định “không có một thỏa thuận hay cam kết nào về tỷ lệ phần trăm hoa hồng giữa đơn vị cung cấp vật tư sinh phẩm Việt Á với trung tâm”.
Ngày 8/4, ông Nguyễn Văn Sáu bị cách chức Giám đốc CDC Bình Phước do có vi phạm nghiêm trọng trong mua sắm vật tư y tế phòng, chống Covid-19.
Bộ Công an vào cuộc vụ CDC Bình Phước mua kit test Việt Á
Ngày 4.1, ông Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước, xác nhận Bộ Công an đã đến làm việc với Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước liên quan việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á.
Thu giữ các tài liệu tại CDC Bình Phước
Theo ông Quách Ái Đức, chiều 3.1 Bộ Công an đã làm việc tại CDC Bình Phước và niêm phong, thu giữ các tài liệu, giấy tờ có liên quan. Chính vì việc này, Sở Y tế không thể thành lập hội đồng để xem xét việc ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc CDC Bình Phước, nhận "quà" của Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) ra sao, giá trị như thế nào theo dự kiến trước đó.
"Do trong báo cáo của bác sĩ Nguyễn Văn Sáu vào tối 2.1 chỉ nêu nhận quà từ Công ty Việt Á, nên Sở Y tế chưa nắm rõ phần quà đó là gì nên dự kiến phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập hội đồng để xem xét sự việc này", ông Đức lý giải.
CDC Bình Phước. Ảnh H.G
Trong khi đó, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, sau khi làm việc tại CDC Bình Phước đến tận khuya 3.1, sáng qua 4.1, Bộ Công an đã mời ông Nguyễn Văn Sáu cùng 5 người khác thuộc CDC Bình Phước gồm: Kế toán trưởng, 3 cán bộ khoa dược và 1 cán bộ khoa xét nghiệm về TP.HCM để làm việc.
Covid-19 sáng 5.1: Cả nước 1.800.704 ca nhiễm | TP.HCM phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron thứ 6
Như Thanh Niên đã thông tin, trong năm 2021, CDC Bình Phước đã mua từ Công ty Việt Á số kit test Covid-19 và kit tách chiết với tổng số tiền 41,5 tỉ đồng. CDC Bình Phước đã thanh toán trên 7,1 tỉ đồng, số còn lại chưa hoàn tất thủ tục thanh toán. Cũng trong năm 2021, CDC Bình Phước còn mua máy xét nghiệm Realtime - PCR và máy tách chiết tự động DNA/RNA của Công ty Việt Á với tổng kinh phí 2,75 tỉ đồng theo hình thức chỉ định thầu rút gọn nhưng chưa thanh toán.
Mới đây, sau khi Tổng giám đốc Công ty Việt Á là Phan Quốc Việt cùng nhiều cán bộ của Bộ Y tế, Bộ KH-CN cũng như nhiều cán bộ CDC một số địa phương bị bắt tạm giam, thì ông Nguyễn Văn Sáu đã thừa nhận việc ông nhận "quà" của Công ty Việt Á vào đầu tháng 12.2021 và dự kiến sau kỳ nghỉ lễ Tết dương lịch (ngày 4.1) sẽ nộp lại cho cơ quan chức năng.
Trả lời PV Thanh Niên, bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết các quy trình, thủ tục liên quan đến mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm (bao gồm mua sắm theo hình thức đấu thầu rộng rãi hay chỉ định thầu) do CDC Bình Phước và Sở Y tế trình đều được Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình lãnh đạo UBND tỉnh giải quyết theo thẩm quyền. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Bình Phước là nếu phát hiện tổ chức, cá nhân nào có tiêu cực khi mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm liên quan đến Công ty Việt Á đều phải được xử lý triệt để, nghiêm túc theo quy định pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc CDC Bình Phước. Ảnh CTV
Các nơi làm rõ việc mua sắm liên quan Việt Á
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2022, trong đó có việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn trong năm 2021 (là 1 trong 4 nội dung thanh tra). Thời gian thanh tra dự kiến trong quý 2/2022.
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết vào năm 2020, có 3 đơn vị trực thuộc Sở Y tế đặt mua kit test của Công ty Việt Á với đơn giá 509.250 đồng/kit test, tổng kinh phí gần 3 tỉ đồng; gồm: CDC Đồng Nai mua 2.475 kit test, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Thống Nhất Đồng Nai mua 3.200 kit test và BVĐK Đồng Nai mua 200 kit test.
Theo bác sĩ Vũ, do thời điểm đó chỉ có Công ty Việt Á có giấy phép bán kit test nên Đồng Nai phải mua, qua năm 2021 thì không còn đơn vị nào của tỉnh mua kit test của công ty này nữa. Tuy nhiên, trong năm 2021 thì Đồng Nai có ký hợp đồng với Công ty Việt Á (ngày 21.7.2021) nhờ xét nghiệm khẳng định Covid-19 bằng PCR với số lượng gần 50.000 ống mẫu. Cụ thể, từ 26.7 - 31.8, CDC Đồng Nai gửi 49.693 ống mẫu xét nghiệm (gồm 19.093 ống mẫu đơn và 30.600 ống mẫu gộp). Đến ngày 7.9, hai bên thanh lý hợp đồng. Ngày 12.10.2021, Sở Y tế Đồng Nai đã thanh toán cho Công ty Việt Á gần 31,2 tỉ đồng tiền xét nghiệm.
Chiều 4.1, bà Bùi Thanh Nguyên, Chánh thanh tra tỉnh Bạc Liêu, cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh quyết định thành lập đoàn thanh tra toàn diện việc mua sắm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kit test Covid-19 trong năm 2021. Thời gian thanh tra trong 70 ngày. Các đơn vị thanh tra gồm: Sở Y tế, CDC Bạc Liêu, các BV và trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, trong đó có thanh tra việc CDC Bạc Liêu mua kit test Covid-19 của Công ty Việt Á.
Ngày 4.1: Công bố 21.728 ca Covid-19, 16.227 ca khỏi | Hà Nội 2.499 ca | TP.HCM 664 ca
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 29.11.2021, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ký Quyết định số 1794 về việc giải quyết kinh phí điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 và mua vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh năm 2021, với tổng số tiền hơn 238 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 gồm: thuốc, vật tư tiêu hao chưa được kết cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, các loại dịch vụ khám chữa bệnh và các khoản phụ cấp đặc thù, cải tạo, sửa chữa nhỏ... hơn 73 tỉ đồng. Kinh phí mua vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 là hơn 164 tỉ đồng.
Đáng lưu ý, trong hơn 164 tỉ đồng mua vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thì tỉnh Bạc Liêu đã chi 45 tỉ đồng để mua 100.000 bộ kit test Covid-19, với giá 450.000 đồng/bộ của Công ty Việt Á.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Trần Vĩnh An, Giám đốc CDC Bạc Liêu, xác nhận đơn vị đã nhiều lần mua sinh phẩm xét nghiệm PCR của Công ty Việt Á nhưng với số tiền khoảng 5 tỉ đồng. Ông An lý giải việc đơn vị mua sinh phẩm xét nghiệm PCR của Công ty Việt Á có giá từ 350.000 - 360.000 đồng/bộ kit test, thấp hơn nhiều so với Công ty Việt Á chào giá lên đến gần 500.000 đồng/bộ kit test. Theo ông An, trong việc mua sắm sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á, đơn vị làm rất chặt chẽ, chọn mua với giá rất thấp, mua theo hình thức chỉ định thầu.
Lộ danh tính một cán bộ y tế nhận "hoa hồng" hơn 2 tỷ đồng của Cty Việt Á Thanh tra tỉnh Phú Thọ xác định Trần Gia Phú, Chi ủy viên Chi bộ xét nghiệm, Trưởng đơn vị Vi sinh, Phó Giám đốc Trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ đã nhận của cán bộ Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) số tiền "hoa hồng" là 2 tỷ đồng....