Cán bộ nhậu cùng gái đẹp, một cô chết thảm
Viện trưởng, Viện phó Viện KSND huyện Cần Giuộc, Long An cùng 4 người bạn thuê phà chạy dọc sông Vàm Cỏ Đông, ăn nhậu ngay trên phà với 6 thiếu nữ. Tới màn “tắm sông”, một cô gái chết đuối.
Nhậu cùng gái đẹp
Ngày 30.8, thiếu tá Trần Văn Hùng – Đội phó Đội điều tra Công an huyện Tân Trụ, Long An cho biết, liên quan đến cái chết của cô gái Đinh Thị Kim Phượng (20 tuổi, ngụ xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, Long An), Công an huyện đã mời Viện trưởng Nguyễn Kim Đoạn và Viện phó Nguyễn Hương Giang của Viện KSND huyện Cần Giuộc đến làm rõ những vấn đề liên quan. Việc điều tra vẫn đang được khẩn trương tiến hành để xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không, nếu có dấu hiệu là khởi tố vụ án.
Chiếc phà sắt được nhóm khách thuê để đi nhậu trên sông Vàm Cỏ Đông đang neo đậu tại bến sáng 30.8.
Theo hồ sơ, khoảng 10 giờ ngày 21.8, một người đàn ông tên Trung ở Rạch Kiến (huyện Cần Đước) đã đến bến đò Bến Bạ (ấp 4B, xã Tân Trạch, huyện Cần Đước) thuê phà sắt loại 60 tấn biển kiểm soát ĐT-19445 của chị Lâm Thị Kiểu để đi chơi. Sau khi thỏa thuận giá 2 triệu đồng/chuyến, người này thuê rạp rồi cho dựng trên phà, bày ghế bên trong.
Video đang HOT
Dựng rạp xong, hai ô tô con chở thêm 5 người đàn ông và 4 cô gái trẻ đẹp chạy thẳng xuống phà. Sau đó có thêm hai thiếu nữ khác nữa xuống phà… Trong 6 cô gái có một cô nói giọng Bắc, 2 cô ở Long An, còn lại là Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cần Thơ, trong đó có một cô chưa đủ 18 tuổi.
Cháu chị Kiểu là anh Lâm Văn Chía (21 tuổi, ngụ huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) nhận nhiệm vụ chạy phà đưa nhóm khách này chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, vừa nhậu vừa ngắm cảnh. Hai thiếu niên khác là Công và Hiếu (sống gần bến đò) cũng theo thuyền làm “nhiệm vụ” nướng tôm và ghẹ cho những người khách này nhậu. Nhậu đến khoảng 15 giờ thì nhóm khách trên yêu cầu neo phà gần bờ để họ tắm sông…
Chết đuối!
Theo tường trình của Công và Hiếu, sau khi nướng tôm và ghẹ cho nhóm khách trên ăn thì cả hai leo lên cabin ngồi chơi với tài công Chía. Đến khu vực ngã ba Bần Quỳ, phát hiện có một cây cổ thụ che tán rợp bóng mát nên nhóm khách yêu cầu neo phà lại.
Lúc này, có ba ông khách rủ các cô gái xuống sông tắm, nô đùa ầm ĩ, có một cô không biết bơi nên phải mặc áo phao. Do không biết bơi nên Kim Phượng không xuống tắm mà ở lại trên phà. Ngại nhìn cảnh các cô gái tắm sông, cả Chía, Hiếu và Công đều lên bờ, đi đốn dừa nước.
Theo cơ quan điều tra, lan can của chiếc phà này khá cao, nên cơ quan này vẫn đang làm rõ tại sao nạn nhân có thể rơi xuống sông. Khi khám nghiệm tử thi thì trong người nạn nhân Phượng vẫn còn tư trang là hai cái điện thoại và tiền, nên cho thấy không có khả năng nạn nhân này tắm.
“Nghe tiếng kêu cứu, chúng tôi bỏ luôn dao và mấy quày dừa vừa đốn, quay ngược trở ra phà. Tôi lặn xuống một hơi nhưng không chạm đáy sông, áp lực nước lùng bùng lỗ tai nên tôi đành trồi lên bờ. Trong nhóm 6 ông khách có một người cũng tham gia ứng cứu nhưng không được” – Lâm Văn Chía kể lại.
Những nhân chứng cho biết, sau khi vớt được thi thể nạn nhân Phượng thì có hai người đàn ông trong nhóm khách lặng lẽ kêu xe ôm biến mất.
Ông Nguyễn Văn Thiệp – Bí thư Huyện ủy huyện Cần Giuộc khẳng định: Hai cán bộ này thuộc quản lý của ngành dọc là Viện KSND tỉnh Long An. Tuy nhiên, do họ sinh hoạt Đảng tại địa phương nên ông đã chỉ đạo làm rõ. Hiện Ủy ban và Huyện ủy Cần Giuộc đã yêu cầu hai cán bộ trên làm giải trình về toàn bộ diễn biến vụ việc. Phía Viện KSND tỉnh Long An cũng đã yêu cầu các cán bộ liên quan trong cuộc nhậu phải giải trình để có hướng xử lý.
Theo Dân Việt
Nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã: Tận diệt động vật hoang dã để ăn, nhậu!
Trong khi các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) trong và ngoài nước cảnh báo nhiều loại ĐVHD đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, thì trên thị trường vẫn diễn ra tình trạng bẫy bắt, vận chuyển, kinh doanh ĐVHD. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do nhu cầu ăn, nhậu các loại ĐVHD ngày càng gia tăng.
Hơn 50% số người đã từng ăn ĐVHD
Trong một đợt khảo sát 4.062 người dân và 3.562 học sinh về việc sử dụng sản phẩm ĐVHD tại TPHCM do Tổ chức Bảo vệ ĐVHD (WAR) thực hiện cho thấy: Gần 50% số người dân sống và làm việc ở TPHCM được khảo sát cho biết đã từng ăn ĐVHD. Ăn thịt là hình thức sử dụng ĐVHD phổ biến nhất (chiếm 75,3%), tiếp đến lần lượt là ngâm rượu, làm thuốc, làm cảnh và làm đồ trang trí, trang sức. Khảo sát còn đưa ra một thông tin đáng lưu ý là các quán ăn trong TPHCM chính là nơi được nhiều người lựa chọn để ăn thịt ĐVHD nhiều nhất. Nhóm người ở độ tuổi trung niên (36-45 tuổi), quan chức và những người có học vấn cao lại có xu hướng sử dụng ĐVHD nhiều hơn những đối tượng khác.
Dựng lều tạm để bán động vật hoang dã ven đường. Ảnh: H.A.C
Những loài ĐVHD được sử dụng phổ biến nhất tại TPHCM - những loài bị de dọa nhất - đó là: Rắn, lợn rừng, hươu, nai, gà rừng, nhím, gấu, cày hương (chồn), rùa, trăn, kỳ đà...
Để qua mắt cơ quan chức năng, nhiều nhà hàng bán ĐVHD có xu hướng dạt ra ngoại thành. Theo ghi nhận của PV, trên đường Lã Xuân Oai (quận 9) xuất hiện một số điểm câu cá giải trí, vườn sinh thái, nhưng ngang nhiên trưng biển bán các loại đặc sản là ĐVHD như: Ba ba, rắn và các loại chim trời... cho thực khách vừa câu cá vừa thưởng thức món lạ. Không những vậy, gần đây, nhiều nhà hàng, quán nhậu tại ngay khu vực trung tâm thành phố cũng sẵn sàng cung cấp cho thực khách những món ăn được chế biến từ chồn, dúi, nai, hươu, tê tê (trút), kỳ đà, rắn khi thực khách yêu cầu.
So với những điểm bán ĐVHD trên các tuyến đường vùng ven, giá bán tại các nhà hàng được nâng lên cao gấp 3-4 lần. Chẳng hạn, tại một nhà hàng trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, mỗi con dúi loại nhỏ được nhà hàng hét với giá hàng 1,5 triệu đồng/kg, chồn có giá 1,2 triệu đồng/kg. Tương tự, tại nhà hàng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, rắn hổ mang được trích máu ngâm rượu và chế biến món ăn được bán với giá 1,2 triệu đồng/kg. Được hét giá cao nhất là con tê tê (trút), tại nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, giá tê tê được nơi đây bán từ 4 - 6 triệu đồng/kg tuỳ thời điểm, nguồn hàng.
Càng ăn, càng thúc đẩy việc săn bắt ĐVHD
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền - quản lý chương trình giáo dục bảo tồn, Tổ chức WAR - cho biết: "Các can thiệp nhằm ngăn chặn việc buôn bán tiêu thụ sản phẩm ĐVHD trái phép cần hướng vào người sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, vì có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán. Chính người tiêu dùng đã tạo nhu cầu cho việc săn bắt, buôn bán sản phẩm ĐVHD trái phép, khiến các loài bị đe doạ tuyệt chủng.
Tại Việt Nam, có một số loài đã không còn tìm thấy trong thiên nhiên như: Heo vòi, tê giác hai sừng, bò xám... và hiện nay đang có 93 loài thú, 78 loài chim, 54 loài bò sát ếch nhái, 51 loài cá biển, 38 loài cá nước ngọt và 105 loài động vật không xương sống đang đứng trước thảm họa bị mất dần, đặc biệt trong đó có 27 loài thú và một số loài chim được tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật quý hiếm trên thế giới cần được ưu tiên bảo tồn.
Theo lực lượng quản lý thị trường TPHCM, các trường hợp vận chuyển ĐVHD thường khó xử lý khi phát hiện, do đối tượng vi phạm thường có hành vi bỏ chạy để lại phương tiện và tang vật hoặc vô thừa nhận hàng vi phạm. Trong số 8 vụ được quản lý thị trường TPHCM phát hiện trong năm 2011, có đến 6 vụ ĐVHD phát hiện được rơi vào tình trạng vô thừa nhận. 2 trường hợp còn lại thì không có chủ hàng đi cùng, mà chỉ có tài xế vận chuyển.
Theo Lao Động
Ăn nhậu trên từng cây số: Từ lãng phí đến hệ lụy Những ngày này, có đi ra chợ mới thấy hết được nỗi khổ tâm của các bà nội trợ. Ngoài việc tính toán khi mua từng bó rau, con cá cho bữa ăn gia đình, họ còn phải "thắt lưng buộc bụng" để lo những khoản tiền điện, nước, học phí của con em... Thế nhưng, khi đi qua những tuyến đường... ở...