Cán bộ, người dân Đắk Nông không được đi sang Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Nông quy định, trừ trường hợp đặc biệt đi công tác hoặc được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, trong vòng 14 ngày tới, tất cả cán bộ, người lao động không được đến/về tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 28/10, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành văn bản hỏa tốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch tại tỉnh Đắk Lắk. Đây là địa phương mà nhiều cán bộ, người dân tỉnh Đắk Nông có nhà ở và thường đi về cuối tuần.
Theo đó, tỉnh Đắk Nông quy định, trong vòng 14 ngày, kể từ 29/10, tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của tỉnh này không được di chuyển về/đến Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Nông tăng cường kiểm soát dịch tại nơi giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk (Ảnh: PT).
Các trường hợp đặc biệt đi công tác hoặc có việc cấp thiết phải có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền đồng thời phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Ngoài ra, tại hai địa phương giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk là huyện Cư Jút và huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông yêu cầu các ngành chức năng, đặc biệt là ngành y tế hỗ trợ tiêm vaccine phòng chống Covid-19 cho người dân.
Tỉnh này phấn đấu, trước 17h chiều ngày 29/10, đạt tỷ lệ bao phủ tối đa một mũi vaccine cho người dân từ 18 tuổi trở lên tại 2 huyện trên.
Được biết trong những ngày qua, tỉnh Đắk Lắk liên tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 lớn trong cộng đồng. Tỉnh Đắk Nông sẽ tăng cường công tác kiểm soát dịch tại chốt kiểm soát cầu 14, nối liền 2 tỉnh Đắk Lắk- Đắk Nông.
Sớm 'gỡ khó' để người dân hoàn thành công trình nhà ở trước mùa mưa bão
Các đơn vị quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ người dân về việc cấp giấy phép để thuận lợi trong việc thực hiện hoàn thành các công trình xây dựng một cách sớm nhất và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân đang có công trình xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Hiện nay các công trình đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề thủ tục giấy phép để được tiếp tục xây dựng sau khi phải tạm dừng công trình trong một thời gian dài nhằm thực hiện nghiêm các biện pháp siết chặt phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố, trong khi mùa mưa bão năm 2021 đã đến cận kề.
Người dân gặp khó trong xây dựng nhà
Công trình nhà ở của người dân tại quận Thanh Khê vẫn chờ đợi công nhân đến tiếp tục thi công.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có thông báo từ ngày 16/9/2021 các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố được phép hoạt động thi công (trừ những công trình nằm trong vùng đỏ). Các công trình được bố trí tối đa số người làm việc và lao động ngoại tỉnh phải thực hiện phương án "3 tại chỗ". Những cá nhân tham gia vào các hoạt động xây dựng sẽ được cấp Giấy đi đường QRCode theo quy định mới được lưu thông.
Ông Lê Văn Học ở tỉnh Quảng Nam hiện là chủ thầu đang xây dựng hai công trình nhà ở tại quận Sơn Trà (Đà Nẵng) cho biết, ngay khi biết thành phố Đà Nẵng đã cho phép thi công lại các công trình xây dựng trên địa bàn sau khi đã từng bước khống chế dịch COVID-19. Ông Học và các công nhân rất vui mừng, nhưng đội ngũ hơn chục công nhân vẫn phải "bó chân" tại quê nhà khi không được vào thành phố Đà Nẵng để tiếp tục làm việc, vì hiện nay người tỉnh khác muốn vào Đà Nẵng thì phải có giấy cho phép của UBND thành phố cấp.
Nên ông Học và các công nhân đành phải quay trở về và chờ đợi.
Ông Nguyễn Đá, chủ công trình xây dựng nhà 4 tầng tại quận Thanh Khê cho biết: Thành phố đã cho phép thi công xây dựng lại các công trình nhà ở trên địa bàn, nhưng hiện nay chủ thầu vẫn chưa thể đưa được các công nhân xây dựng trước đây về nghỉ dịch ở quê trở lại hoàn thiện các công trình; còn số công nhân ở tại thành phố Đà Nẵng thì đang chờ làm các thủ tục, chờ được duyệt cấp giấy đi đường để có thể đi đến các công trình xây dựng trên địa bàn nên công trình cũng chịu chung cảnh ngộ chờ đợi.
May mắn hơn những người khác, anh Lê Đức Nhã chủ công trình nhà ở quận Liên Chiểu cho biết, công trình của anh vừa được thông báo tiếp tục được xây dựng sau khi trải qua nhiều công đoạn xin giấy tờ, chữ ký để hoàn tất các thủ tục đăng ký cho công nhân làm việc "3 tại chỗ" tại công trình. Do dịch COVID-19 nên công trình đã phải tạm dừng hơn 2 tháng trong khi mới khởi công xây dựng được 1 tháng. Một số thợ xây mắc kẹt lại trong thời gian giãn cách của thành phố đã ở lại tại công trình của gia đình nên sau khi thành phố cho xây dựng lại thì anh tranh thủ làm thủ tục để được nhanh chóng thi công trở lại. Những thợ xây khác trở về quê tránh dịch thì vẫn chưa được vào thành phố để đi làm trở lại, nên thiếu thợ làm dẫn đến việc xây dựng rất chậm.
Anh Đào Đức Mãnh là chủ thầu đang xây dựng ngôi nhà 5 tầng quận Ngũ Hành Sơn cho biết, để tiếp tục xây dựng được các công trình nhà ở cho người dân như thành phố cho phép cũng gặp nhiều khó khăn vì hiện nay số lượng thợ xây tại Đà Nẵng có ít và việc đi lại giữa các quận, huyện và các tỉnh lân cận cũng đang bị hạn chế nên không thuê được thợ để làm. Trước khi thành phố thực hiện giãn cách, anh Mãnh đã cho 12 người thợ trở về quê Bình Định để tránh dịch. Hiện nay thì Đà Nẵng vẫn chưa mở cửa cho người ngoại tỉnh được vào nên không có thợ để tiếp tục xây dựng công trình.
Hiện, nhiều chủ đầu tư, chủ thầu của các công trình xây dựng tại Đà Nẵng cũng đang rất lo lắng khi mùa mưa bão đã đến cận kề; cùng với đó là các công trình nhà ở đang chịu cảnh ngộ phơi mưa, phơi nắng, các trụ sắt vừa được dựng chưa kịp đổ bê tông đã hoen rỉ theo thời gian giãn cách. Những cơn bão đầu tiên cũng đã ảnh hưởng đến thành phố trong những ngày giữa tháng 9 càng gây bất an hơn cho người dân khi phải đi ở phòng trọ, nhà thuê để chờ đợi xây xong nhà.
Mặc dù thành phố đã cho triển khai xây dựng các công trình trên địa bàn, tuy nhiên vẫn chưa cho lực lượng lao động ngoại tỉnh vào thành phố, trong khi lao động tại chỗ vẫn chưa đáp ứng đủ để thay thế và việc xin cấp giấy phép đi đường, vận chuyển vật liệu xây dựng vẫn còn nhiều khó khăn...
Sớm gỡ khó cho người dân
Theo các chủ thầu xây dựng thì việc đăng ký giấy đi đường của Đà Nẵng chỉ dành cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn người lao động tự do ngoại tỉnh thì không có và việc xin giấy của Ủy ban thành phố để vào làm việc thì chưa có hướng dẫn nào cho người dân ngoại tỉnh.
Chủ thầu xây dựng Lê Văn Học chia sẻ, sau hơn một tháng rưỡi ở nhà phòng, chống dịch theo quy định, đến nay Đà Nẵng đã cho phép các hoạt động xây dựng trở lại, ông Học hy vọng chính quyền thành phố Đà Nẵng sớm mở cửa hay có những giải pháp, hướng dẫn cụ thể để người lao động ở các tỉnh, thành khác có thể trở lại làm việc tại Đà Nẵng đảm bảo hoàn thành sớm các công trình nhà ở cho người dân và công nhân được đi làm trở lại để có thu nhập lo cho gia đình.
Chị Ngọc Vi ở quận Sơn Trà lo lắng chia sẻ, hiện nay đang vào mùa mưa bão nên chị rất lo nếu công trình nhà ở tiếp tục bị chậm trễ do nhà ở khu vực gần biển, ngôi nhà đang vào giai đoạn hoàn thiện cơ bản và phải tạm ngưng hơn một tháng rưỡi nay để công nhân nghỉ về quê tránh dịch. Cả nhà đang phải ở nhà thuê tạm nên cũng không an toàn và đảm bảo các điều kiện học tập cho hai con nhỏ. Chị Vi mong muốn thành phố sớm có các biện pháp thích hợp để giúp các hộ dân đang xây nhà sớm hoàn thiện các công trình để có nhà ở trước mùa mưa bão năm nay.
Hiện, các đơn vị quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ người dân về việc cấp giấy phép để thuận lợi trong việc thực hiện hoàn thành các công trình xây dựng một cách sớm nhất và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Bình Phước: Các trung tâm bảo trợ xã hội bị quá tải Ngày 9/9, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết đã có công văn đề nghị TP Hồ Chí Minh không chuyển người lang thang, cơ nhỡ đến các Trung tâm bảo trợ xã hội của TP Hồ Chí Minh tại Bình Phước. Người lang thang được đưa về khu tập trung tại TP Hồ Chí Minh để lo chỗ ăn, chỗ...