Cán bộ ngân hàng “rút ruột” hơn chục tỷ đồng để chơi bạc
Mê mẩn lô đề và thua nặng, Tú liền “phù phép” tiền gửi của khách tại ngân hàng hòng có vốn “nướng” tiếp vào cờ bạc. Hành vi của đối tượng không chỉ tự làm hại bản thân, đồng nghiệp mà còn làm suy giảm lòng tin của khách hàng đối với hệ thống Seabank.
Đỗ Anh Tú (ngoài cùng bên trái) cùng 2 cựu nhân viên ngân hàng liên quan
Trước tòa, Đỗ Anh Tú (SN 1982, trú ở phố Thanh Vị, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), cựu cán bộ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Hà Nội (Seabank Hà Nội) bị xem xét cùng lúc về 2 tội “Tham ô tài sản” và “Đánh bạc”.
Liên quan đến vụ án, Lê Hồng Hải (SN 1981, ở thị trấn Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), cựu Trưởng bộ phận quỹ Seabank Hà Nội và Lê Ngọc Quang (SN 1982, trú phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cựu nhân viên Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Techcombank) cùng bị truy tố về tội “Đánh bạc”.
Tài liệu truy tố cùng lời khai của các bị cáo cho thấy, năm 2009, Seabank Hà Nội tuyển dụng Đỗ Anh Tú vào làm việc, đồng thời lần lượt giao cho đối tượng nắm giữ chức danh giao dịch viên tại Phòng giao dịch Hồ Gươm và sau đó là nhân viên Quỹ tiết kiệm Nguyễn Hữu Huân.
Theo quy định của hệ thống Seabank, giao dịch viên là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng; chịu trách nhiệm tiếp nhận để giải quyết các nhu cầu của khách hàng trong việc lập, kiểm soát và phê duyệt chứng từ giao dịch.
Video đang HOT
Nói cách khác là Tú có nhiệm vụ trực tiếp nhận tiền gửi tiết kiệm của khách, lập sổ và trả tiền tiết kiệm cho khách khi đến hạn thanh toán hoặc đáo hạn. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn và muốn có nhiều tiền để chơi lô đề, cá độ bóng đá, từ năm 2011 – 2012, Đỗ Anh Tú đã chiếm đoạt 10 tỷ 32 triệu đồng của Seabank Hà Nội.
Cụ thể, vào thời điểm trên, vợ chồng bà Nguyễn Thu Thảo và ông Đoàn Mạnh Giao (ở quận Cầu Giấy) 5 lần mang tiền đến Phòng giao dịch Hồ Gươm gửi tiết kiệm. Mỗi khi đến hạn thanh toán, do chưa có nhu cầu sử dụng tiền nên vợ chồng ông Giao lại đề nghị Tú tất toán sổ tiết kiệm cũ và lập sổ tiết kiệm mới.
Sau mỗi lần thực hiện giao dịch như vậy, Tú đều rút hết tiền (cả gốc lẫn lãi) của khách hàng ra khỏi hệ thống Seabank Hà Nội để dùng vào mục đích cá nhân. Trong khi đó, đối tượng vẫn sử dụng phôi sổ tiết kiệm được giao quản lý để xác lập giao dịch với vợ chồng bà Thảo như bình thường.
Về sau, khi bị điều chuyển công tác sang Quỹ tiết kiệm Nguyễn Hữu Huân và mặc dù không còn được giao quản lý phôi sổ tiết kiệm nữa nhưng Tú vẫn tiếp tục “phù phép” để có phôi giao dịch.
Theo đó, từ tháng 11-2012 đến tháng 2-1013, mỗi khi vợ chồng ông Giao đến đáo hạn ngân hàng, đối tượng lại bỏ ra 10 triệu đồng và dùng tên vợ để nhập thông tin người gửi tiết kiệm vào hệ thống Seabank Hà Nội.
Trên cơ sở này, ngân hàng mới cấp phôi sổ tiết kiệm mới để Tú xác lập giao dịch với khách hàng. Có được phôi sổ tiết kiệm, Tú lại “chế” đầy đủ thông tin cá nhân của vợ chồng bà Thảo và bàn giao sổ tiết kiệm cho khách hàng như không có chuyện gì khuất tất.
Trong khoảng thời gian này, Tú đã 8 lần dùng tên vợ gửi tiền tiết kiệm và nhập thông tin tương ứng vào hệ thống để lấy ra 8 phôi sổ tiết kiệm mới. Tuy nhiên, trên thực tế thì hơn 10 tỷ đồng của đôi vợ chồng ở Cầu Giấy đã không còn nằm trong hệ thống Seabank Hà Nội từ ngày Tú còn làm ở Phòng giao dịch Hồ Gươm.
Tại phiên tòa ngày 24-10, ngoài việc thừa nhận thủ đoạn “ rút ruột” tiền gửi tiết kiệm của khách hàng như nêu trên, Tú còn khai đã dùng toàn bộ số tiền tham ô vào việc chơi lô, đề và cá độ bóng đá với Lê Ngọc Quang thông qua Lê Hồng Hải. Phương thức đánh bạc của các đối tượng là hàng ngày Tú gọi điện thông báo mức điểm, số tiền hoặc tỉ lệ cá cược nhận cửa cá độ bóng đá với Quang, sau đó sẽ dùng tài khoản hoặc tiền mặt chuyển cho Hải để đối tượng này đưa cho Quang.
Với cách thức chơi bạc như vậy, từ tháng 10-2011 đến tháng 2-2013, Tú đã chuyển cho Quang hơn 20 tỷ đồng thông qua Hải và chỉ nhận lại được 13,5 tỷ đồng. Quá trình làm môi giới đánh bạc cho đồng nghiệp, Hải cũng đã được Quang trả công khoảng 200 triệu đồng.
Trước ngày vụ án bị phanh phui, Tú đã cố gắng sử dụng một số chiêu trò khá lắt léo nữa để đưa 4,6 tỷ đồng vào Seabank Hà Nội với mục đích sẽ từng bước xử lý gọn ghẽ những khuất tất về món tiền hơn 10 tỷ đồng của vợ chồng bà Thảo. Vậy nhưng tất cả những toan tính cùng chiêu trò của Tú đã không còn cơ hội để trở thành hiện thực.
Sau 1 ngày mở tòa, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội cho rằng cần phải lãm rõ thêm một số tình tiết liên quan, trong đó đặc biệt là vấn đề Đỗ Anh Tú chiếm đoạt tiền của Seabank hay của vợ chồng bà Thảo nên đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo Trịnh Tuyến
An ninh thủ đô
"Rút ruột" ngân sách 300 triệu đồng, chỉ bị cảnh cáo!
Lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, Chủ tịch xã Tân Trung (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đã cấu kết với cán bộ xã lập danh sách khống rút tiền và quyết toán thừa cho đơn vị thi công, "rút ruột" tiền nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Ngày 6/10, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đầm Dơi (Cà Mau) cho biết, đơn vị này đã triển khai quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Trương Hoàng Thám (Chủ tịch UBND xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi) vì đã "rút ruột" tiền ngân sách khoảng 300 triệu đồng.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Đầm Dơi, vào năm 2013, ông Thám được giao làm chủ đầu tư công trình đường giao thông nông thôn có chiều dài 7.800m tại xã Tân Trung, với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Thám đã lợi dụng chính sách miễn, giảm tiền đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn của các đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách, một mặt xin huyện miễn giảm nhưng mặt khác lại lập khống danh sách miễn giảm để "rút ruột" ngân sách hơn 97 triệu đồng. Vị Chủ tịch xã này còn chỉ đạo lập hồ sơ quyết toán thừa cho đơn vị thi công với số tiền hơn 213 triệu đồng.
Vụ việc bị người dân phát hiện, tố cáo lên ngành chức năng. Lúc này ông Thám mới xuất một phần số tiền đã "rút ruột" được xây thêm một đoạn đường chưa được phê duyệt để đối phó với cấp trên và người dân địa phương.
Kết quả kỷ luật cảnh cáo đối với Chủ tịch xã Tân Trung Trương Hoàng Thám khiến người dân bức xúc, cho rằng chưa thỏa đáng.
Tuấn Thanh
Theo Dantri
Phó tổng giám đốc Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng bị bắt Ngày 29-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, đơn vị này đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Xuân Hộ, SN 1965, trú tại tổ 4, phường Gia Sàng, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Lê Xuân...