Cán bộ làm việc tại tòa nhà Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng dương tính với vi rút SARS-CoV-2
Lần đầu tiên ghi nhận trường hợp bệnh nhân là cán bộ đang làm việc tại tòa nhà Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng. Đó là bệnh nhân COVID-19 số 769 tên N.T.T.H. (giới tính nữ, hiện là cán bộ Thanh tra TP Đà Nẵng).
Thực hiện giãn cách ở Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng trong những ngày bùng phát dịch COVID-19- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Chiều 9-8 Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng công bố thông tin dịch tễ liên quan đến một số bệnh nhân. Trong đó đáng chú ý là bệnh nhân COVID-19 số 769 tên N.T.T.H. (giới tính nữ, hiện là cán bộ Thanh tra TP Đà Nẵng)
Đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp trường hợp bệnh nhân là cán bộ đang làm việc tại tòa nhà Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng.
Theo thông tin từ bệnh nhân cung cấp, từ tháng 5 đến ngày 16-7, bệnh nhân tham dự lớp trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị TP Đà Nẵng cùng các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đà Nẵng. Sau đó được nghỉ hè.
Ngày 22-7 bệnh nhân đi làm tại Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, có tiếp xúc với các đồng nghiệp trong cơ quan. Khoảng 16h40, bệnh nhân đến địa chỉ 162 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê, tại đây tiếp xúc với chị X.N. và chị Q.T.. Buổi tối, bệnh nhân trở về nhà tại K48 đường Nguyễn Văn Linh, tiếp xúc với chồng là N.H.N..
Ngày 23-7, bệnh nhân tiếp tục đi làm tại Trung tâm Hành chính thành phố, tiếp xúc với các đồng nghiệp trong cơ quan. Buổi trưa, bệnh nhân đến nhà bố mẹ tại đường Thanh Long, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, tiếp xúc với người trong gia đình. Buổi tối bệnh nhân trở về nhà tại đường Nguyễn Văn Linh.
Ngày 24-7, bệnh nhân tiếp tục đi làm tại Trung tâm Hành chính thành phố, tiếp xúc với các đồng nghiệp trong cơ quan. Khoảng 16 giờ 40, bệnh nhân đến địa chỉ 118 Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Khoảng 17 giờ 30 bệnh nhân đi tập yoga tại địa chỉ 158 Hàn Thuyên, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Ngày 25-7, bệnh nhân cùng chồng đi ăn sáng tại đường Chu Văn An, quận Hải Châu (không nhớ rõ địa chỉ) và uống cà phê tại Mayaca Coffee ở đường Lê Đình Dương, quận Hải Châu.
Sáng 26-7 bệnh nhân về nhà ba, mẹ tại đường Thanh Long, quận Hải Châu, đi chợ trong xóm đường Thanh Long. Sau đó bệnh nhân cùng với em gái là N.T.T.H. đi mua sắm tại siêu thị BigC, quận Thanh Khê.
Video đang HOT
Ngày 27-7, bệnh nhân đi làm tại Trung tâm Hành chính thành phố, tiếp xúc với các đồng nghiệp trong cơ quan. Khoảng 16 giờ 40, bệnh nhân đến địa chỉ 44 Đặng Thai Mai, quận Thanh Khê, tiếp xúc với chị H.G., chị C..
Ngày 28-7, bệnh nhân đến Trạm Y tế phường Phước Ninh, quận Hải Châu để khai báo y tế, sau đó trở về nhà, không đi đến nơi khác.
Khoảng 10 giờ ngày 31-7, bệnh nhân cùng chồng đến Trạm y tế phường Phước Ninh, quận Hải Châu để khai báo y tế. Sau đó đến siêu thị Vinmart đường Hoàng Diệu (không rõ địa chỉ).
Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng là nơi đang có hơn 1.000 cán bộ làm việc – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Ngày 1-8, bệnh nhân đến nhà bạn tại khu phố An Thượng, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
Ngày 3-08 bệnh nhân đi làm tại Trung tâm Hành chính thành phố. Khoảng 14 giờ 15, bệnh nhân đến Ngân hàng Techcombank chi nhánh chợ Hàn, tiếp xúc với chị P. (nhân viên ngân hàng). Khoảng 19h30-22h30 ngày 3-8, bệnh nhân đến chung cư Sunhome, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, tiếp xúc với chị của chồng là P. và 2 con của chị P..
Sáng 4-8, bệnh nhân đến Trung tâm Hành chính thành phố, được lấy dịch hầu họng xét nghiệm với vi rút SARS-CoV-2. Buổi tối cùng ngày, bệnh nhân cùng chồng đi siêu thị Mega, quận Hải Châu.
Từ ngày 5 đến 6-8, bệnh nhân đi làm tại cơ quan.
Ngày 5-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng nhận được mẫu xét nghiệm dịch hầu họng của bệnh nhân và ngày 7-8 có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Hiện tại bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.
Được biết, Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng là nơi có hơn 1.000 cán bộ đang làm việc.
Những bệnh viện tại Đà Nẵng mở cửa lại là tín hiệu tích cực
Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, trưởng bộ phận thường trực phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, với báo chí ngày 8-8.
Trong những ngày tới, Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn có thể được sử dụng để điều trị những ca nhiễm COVID-19 nhẹ - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Trong sáng 8-8, ông Sơn đã đi kiểm tra tại ba cơ sở được chỉ định là nơi điều trị các bệnh nhân COVID-19 là Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn.
Những ngày tới, việc chống dịch có thành công hay không, có thể kiểm soát và giảm số lượng ca bệnh hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của chúng ta từ giám sát người bệnh, cách ly F1, cũng như sự chấp hành của người dân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
Sớm đưa người bệnh nhẹ về Tiên Sơn
Kiểm tra các hạng mục tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, ông Sơn nhận định đây có thể được xem là một trong những bệnh viện dã chiến được xây dựng nhanh nhất. Bởi chỉ sau 4 ngày, trong tình hình dịch và cách ly xã hội nhưng chính quyền TP và các đơn vị tham gia vẫn huy động được nhân lực và vật liệu để hoàn tất.
Theo ông Sơn, bệnh viện này được thành lập dựa trên kịch bản có sẵn của TP Đà Nẵng mà Bộ Y tế tham gia đóng góp ý kiến.
'Đây là quyết định chính xác, bởi hiện giờ 'bệnh viện COVID-19' ở Đà Nẵng là Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi đã nhận đủ số lượng bệnh nhân. Sắp tới những trường hợp bệnh nhân COVID-19 nhẹ sẽ được đưa về điều trị tại đây' - ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết sau khi được Thủ tướng quyết định, đoàn Bộ Y tế thường trực tại Đà Nẵng sẽ thẩm định lại bệnh viện dã chiến.
Tuy nhiên qua quá trình tham gia giám sát và góp ý về quy trình chuẩn bị của bệnh viện dã chiến và trực tiếp kiểm tra, ông Sơn cho rằng công trình và trang thiết bị đã đạt được tiêu chí mà bộ ban hành.
Kiểm tra tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang nơi đang điều trị cho hơn 20 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, trong đó có 5 bệnh nhân nặng và 2 bệnh nhân phải lọc máu liên tục..., ông Sơn yêu cầu các bác sĩ bám sát diễn biến tình hình bệnh nhân để có phác đồ, phương án điều trị tốt nhất.
3 lộ trình với bệnh viện vừa mở cửa
Liên quan quyết định gỡ bỏ phong tỏa đối với Bệnh viện C Đà Nẵng từ ngày 8-8, Thứ trưởng Sơn cho biết khi tiến hành phong tỏa để 'làm sạch' 3 bệnh viện đã gây sức ép lớn lên việc điều trị, nhất là điều trị cho các bệnh nhân tuyến cuối, có bệnh lý nặng.
Vì thế, việc có một bệnh viện được mở cửa lại là tín hiệu tích cực trong tình hình kiểm soát dịch bệnh, cũng như bớt được một phần gánh nặng đối với các cơ sở y tế ở Đà Nẵng.
'Do không thể huy động tất cả nhân lực của Bệnh viện C ngay lập tức được nên sau khi mở cửa lại, nơi đây sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình tiếp nhận cấp cứu các bệnh nhân nặng, tiếp tục điều trị bệnh nhân ngoại trú của Bệnh viện C Đà Nẵng trước đây.
Sau cùng là nâng cao năng lực của khoa khám bệnh tại đây để chữa trị cho người dân' - ông Sơn nói.
Thứ trưởng Sơn đánh giá tình hình dịch bệnh hiện tại vẫn đang được kiểm soát bằng sự nỗ lực quyết liệt truy vết của TP và sự hỗ trợ năng lực xét nghiệm, điều trị của Bộ Y tế. Đồng thời khuyến cáo người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định cách ly xã hội bởi, đỉnh dịch theo dự báo sẽ diễn ra trong 10 ngày tới.
Ngoài ra, theo ông Sơn, việc điều trị vẫn còn nhiều khó khăn đối với nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng kèm theo bệnh nền, Bộ Y tế đã huy động thiết bị tốt nhất để điều trị các ca này.
Cán bộ Quận ủy ở Đà Nẵng nhiễm Covid-19 từng dự đại hội 400 người Bệnh nhân số 724 từng dự Đại hội Đảng bộ quận Hải Châu (Đà Nẵng) trước khi xác định mắc Covid-19. Tối nay (8/7), Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với 20 trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 tại TP được công bố ngày 6/8....