Cán bộ Hội nông dân tiên phong sản xuất nông nghiệp sạch
Thời gian qua, các cấp Hội ND tỉnh Bắc Giang đã tích cực vận động, hỗ trợ hội viên tham gia phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm (ATTP).
Để phong trào đi vào chiều sâu, thực chất hơn, Hội ND tỉnh đã lấy chủ đề công tác hội năm 2020 là “ Nông dân Bắc Giang hành động vì ATTP”.
Năm 2016, HTX Rau sạch Yên Dũng được thành lập, hình thành vùng sản xuất với diện tích 30ha tại cánh đồng của 3 thôn: Huyện, Chùa, Đông Thắng, xã Tiến Dũng. Tham gia HTX, xã viên là những nông dân được các cấp Hội ND tổ chức các lớp tập huấn KHKT trồng rau an toàn, trồng rau VietGAP.
Ông Lưu Xuân Kiên – Phó Giám đốc HTX Rau sạch Yên Dũng cho biết: Hiện nay, 20/30ha diện tích trồng rau của HTX đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Bình quân mỗi ngày, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn rau, củ đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Cán bộ HTX Rau sạch Yên Dũng trao đổi kỹ thuật chăm sóc rau với nông dân. Ảnh: C.D
Video đang HOT
Ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Bắc Giang cho biết: Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng bởi hầu hết các chủ thể sản xuất đều là hội viên, nông dân nên Hội ND tỉnh đã bắt tay ngay vào triển khai nhiệm vụ. Năm 2019, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức được hơn 4.300 buổi tuyên truyền về ATTP cho 285.000 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, Hội tiếp tục thực hiện cuộc vận động 3 không: “Không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”. Sau tuyên truyền, vận động, các địa phương đã thu nhiều kết quả, tiêu biểu như các huyện: Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Yên Dũng, Tân Yên và TP.Bắc Giang.
Tại Yên Dũng, ông Nguyễn Xuân Khanh – Chủ tịch Hội ND huyện chia sẻ, năm 2019, Hội ND tỉnh yêu cầu 100% cán bộ cơ sở, chi hội phải ký cam kết thực hiện sản xuất, chế biến nông sản ATTP làm gương cho hội viên. Nhờ đó, tại các vùng sản xuất rau, màu ở xã Tiến Dũng, Cảnh Thụy hay chăn nuôi thủy sản ở Thắng Cương… đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông sản sạch với nòng cốt là cán bộ Hội ND.
Để phát huy kết quả đạt được, ông Lã Văn Đoàn cho biết, trong năm 2020, Tỉnh hội sẽ phối hợp với chính quyền cơ sở vận động ít nhất 50% tổng số hội viên ký cam kết thực hiện sản xuất, kinh doanh ATTP, trọng tâm là các hộ sản xuất, chế biến nông sản. Đồng thời, Hội ND tỉnh phối hợp với các sở, hội liên quan tổ chức các lớp tập huấn, nhân rộng những mô hình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện để phong trào nông dân sản xuất nông sản thực phẩm an toàn ngày càng đạt nhiều kết quả.
Được đồng vốn Quỹ HTND tiếp sức, nhiều nông dân thành triệu phú
Nhờ khai thác hiệu quả nguồn vốn vay qua Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội ND tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động giúp hàng ngàn hội viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
10/10 huyện được cấp bổ sung nguồn vốn
Theo báo cáo của Hội ND tỉnh Bắc Giang: Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tỉnh Bắc Giang đạt 48,6 tỷ đồng. Năm 2019, Quỹ HTND đã cho 527 hộ vay hơn 24 tỷ đồng thực hiện 91 dự án phát triển sản xuất. Trong đó: Nguồn vốn T.Ư Hội đạt 3,7 tỷ đồng cho 64 hộ vay thực hiện 6 dự án; nguồn vốn cấp tỉnh hơn 4 tỷ đồng cho 80 hộ vay thực hiện 9 dự án; nguồn vốn cấp huyện hơn 16,4 tỷ đồng cho 383 hộ vay thực hiện 76 dự án.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, nhiều nông dân Bắc Giang đã liên kết trồng cà rốt đem lại thu nhập cao. Ảnh: Thu Hà
Có vốn, kiến thức, nhiều hội viên, nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất giúp huyện dần hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu, rau chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn ở các xã: Thượng Lan, Minh Đức, Việt Tiến, Nghĩa Trung, Hương Mai cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm.
Trong đó, 10/10 huyện, thành phố được ngân sách cấp bổ sung nguồn vốn 1,950 tỷ đồng, nâng tổng nguồn quỹ đạt gần 13 tỷ đồng, trong đó 2 huyện Tân Yên, Hiệp Hòa đạt trên 2 tỷ đồng (chiếm 20%); 5 huyện đạt từ 1 tỷ - 2 tỷ đồng gồm: Yên Dũng, Lục Ngạn, Lạng Giang, Việt Yên, TP.Bắc Giang (chiếm 50%); 2 huyện đạt từ 500 triệu - 1 tỷ đồng là: Yên Thế, Lục Nam (chiếm 20%); huyện (Sơn Động) đạt dưới 500 triệu đồng (chiếm 10%).
Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ HTND, ông Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Bắc Giang khẳng định: "Thông qua các dự án vay vốn Quỹ HTND, hiệu quả kinh tế đạt được rất rõ nét vì đã góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ vay vốn. Các hộ cũng đã biết tự liên kết với nhau để trở thành nhóm hộ, tổ liên kết nhằm mục đích xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, có nhiều hộ đã trở thành khá giàu, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương và xây dựng nông thôn mới".
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục nâng cao chất lượng ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hiện tổng dư nợ của các chương trình tín dụng Hội nhận ủy thác đạt 1.301 tỷ đồng với 38.168 lượt hội viên, nông dân vay vốn. Đồng thời, thực hiện Nghị định số 55 và Nghị định số 116, dư nợ cho vay thông qua tổ chức Hội ND tỉnh Bắc Giang đạt 2.459 tỷ đồng, thông qua 1.116 Tổ vay vốn cho 29.791 hộ vay.
Nông dân thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm
Là một trong những địa phương đi đầu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND, Quỹ HTND huyện Yên Thế đã triển khai 27 dự án tại 21 xã, thị trấn với tổng số vốn trên 3,5 tỷ đồng cho hơn 3.400 lượt hộ hội viên, nông dân vay.
Không chỉ giúp bà con nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, nguồn vốn quỹ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường tín dụng lành mạnh, xóa tình trạng vay lãi cao ở nông thôn.
Được Hội ND huyện Yên Thế tín chấp cho vay với 35 triệu đồng từ Quỹ HTND, ông Hoàng Văn Tùng - hội viên nông dân xã Xuân Lương đầu tư phát triển mô hình chuyên canh trồng chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Với diện tích hơn 2ha trừ mọi chi phí, bình quân gia đình ông thu lãi 130 triệu đồng/năm.
Hiện nay, ngoài việc phát triển kinh tế hộ gia đình, ông còn tích cực chia sẻ với các hộ trong thôn về kinh nghiệm sản xuất, đồng thời động viên bà con tham gia đóng góp, phát triển nguồn vốn Quỹ HTND.
Còn tại huyện Việt Yên, để nguồn vốn phát huy hiệu quả, Hội ND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn lựa chọn cho vay theo dự án phát triển sản xuất, kinh doanh liên kết theo hình thức tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất, trang trại, chi hội nghề nghiệp.
Hiện toàn huyện Việt Yên có 9 dự án được vay vốn với mức từ 200-500 triệu đồng/dự án; hơn 100 dự án có mức vay dưới 100 triệu đồng/dự án.
Theo Danviet
Nhóm 10X Hà Nội biến lõi ngô "cùi bắp" thành thức ăn gia súc Tại Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực phẩm 2020, những sản phẩm được tái chế từ lõi ngô được nhiều khách tham quan chú ý. Điều đáng ngạc nhiên hơn là tác giả của những sản phẩm này là một nhóm học sinh trung học tại Hà Nội. Được biết, Cobtain là dự án sáng tạo có tên: "Nguồn sống từ...