Cán bộ Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi quyên góp hỗ trợ người dân khu vực cách ly vì Covid-19
10 triệu đồng được quyền góp từ cán hộ Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi đã được sử dụng mua nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân khu vực bị cách ly vì Covid-19 trên địa bàn.
Đại diện Hội LHPN tỉnh trao quà hỗ trợ cho khu vực bị cách ly ở phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi)
Chiều 3/8, Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm và hỗ trợ 50 suất quà (mỗi suất quà gồm 1 thùng mì tôm, 1 chai lau sàn, 1 chai nước mắm, 2 chai nước tương, nửa thùng sữa) cho 50 hộ dân cách ly y tế tại chỗ ở KDC đường số 6E, tổ dân phố Trường Thọ Đông B, phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi). Tổng giá trị quà tặng hỗ trợ trong đợt này là 10 triệu đồng. Đây là số tiền đóng góp của cán bộ Hội LHPN tỉnh với mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ những người cách ly vượt qua khó khăn trong thời gian này.
Dịp này, Cụm thi đua phụ nữ lực lượng vũ trang tỉnh cũng hỗ trợ 3 triệu đồng và Hội Phụ nữ Công an tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng tiền mặt cho người dân ở khu cách ly.
Giữa mùa khan hiếm, đắt đỏ tìm về chợ heo giống độc nhất Việt Nam
Những ngày này, do nhu cầu mua heo con giống để tái đàn tăng cao đột biến nên chợ heo Hàng Rượu thuộc phường Trương Quang Trọng (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) tấp nập kẻ bán người mua dù giá đắt đỏ.
Hơn 10 năm nay, chợ gia súc với tên gọi quen thuộc "chợ heo Hàng Rượu" ở phường Trường Quang Trọng (TP. Quảng Ngãi) trở thành cái tên quen thuộc, thu hút đông đảo người mua, bán heo con giống các vùng miền trong và ngoài tỉnh.
Từ 6h sáng, chợ heo giống này đã nhộn nhịp. Những chiếc xe ô tô chở hàng trăm con heo giống nối đuôi nhau tiến vào chợ. Tiểu thương các tỉnh và người dân địa phương có nhu cầu thu mua heo cũng có mặt tại đây từ sớm.
Ông Nguyễn Tấn Phụng (60 tuổi), một người chuyên mua bán ở đây chia sẻ: Chợ heo này hoạt độngvào những ngày chẵn (theo lịch âm) trong tháng. Các giống heo ở chợ rất phong phú, từ heo chăn nuôi thuần chủng như heo móng cái cho đến heo lai F1 (lai giống giữa heo cỏ và heo siêu nạc) và nhiều giống heo khác.
Người đến chợ có thể thoải mái lựa chọn, trao đổi, mua bán, tự thỏa thuận về giá cả. Theo ghi nhận, giá heo giống đang ở mức cao. Heo con có trọng lượng từ 6-7 kg/con giá dao động từ 1,5-2,4 triệu đồng tùy theo giống và chất lượng.
Chợ heo Hàng Rượu tấp nập người mua, bán heo giống từ rất sớm.
Bà Nguyễn Thị Tâm (56 tuổi) - một tiểu thương thu mua heo giống từ huyện Nghĩa Hành - kể: Trước đây, giá heo con giống không cao như vậy, chỉ ở mức 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, nay thương lái các tỉnh phía Bắc đổ vào thu mua nhiều nên giá cao như vậy. Nhưng họ ngưng mua 1-2 phiên thì giá lại rớt liền.
Còn thương lái ở Bình Định, Phú Yên không về đây mua heo con giống vì giá đang cao, bà Tâm nói.
"Dù giá cao, do nhu cầu tái đàn tăng, heo giống ở các tỉnh phía Bắc không đủ nên chúng tôi cũng phải mua để gom đủ cung cấp cho các trang trại chăn nuôi", anh Nam, một thương lái ở Phú Thọ, cho hay.
Chợ heo giống Hàng Rượu họp từ sáng sớm đến khoảng 8h30 là tan. Bình quân mỗi ngày, gần một nghìn heo con các loại được mua bán. Trong đó, hàng trăm con được chuyển ra phía Bắc. Ngoài ra, hàng trăm con heo giống cũng được xuất đi các tỉnh miền Tây.
Do số lượng heo chờ xuất đi các tỉnh quá lớn, thương lái không kịp vận chuyển mà thời tiết nắng nóng nên họ phải dùng đá lạnh giải nhiệt, đảm bảo cho heo khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chợ còn thu hút người dân xung quanh và các xã Tịnh Ấn Tây, Tịnh An (TP. Quảng Ngãi)... đến làm thuê cho các thương lái. Do số lượng heo tiêu thụ lớn, cả thương lái và người làm công có thu nhập khá.
Bình quân mỗi giỏ heo gần 10 con, người vận chuyển được trả công 30.000 đồng. Trung bình mỗi buổi, nhờ việc bồng, vận chuyển heo, mỗi người kiếm được hơn 200.000 đồng. Dù công việc khá vất vả, phải đến sớm nhưng anh Đỗ Tấn Hiến vẫn theo nghề này nhiều năm để có thêm thu nhập.
Người đến chợ có thể thoải mái lựa chọn, trao đổi, mua bán, tự thỏa thuận về giá cả.
Nụ cười người hành nghề 'bồng heo' để mưu sinh.
Thời tiết nắng nóng nên các thương lái phải dùng đá lạnh giải nhiệt đảm bảo sức khỏe cho heo con
Thương lái thu mua heo con giống để vận chuyển đi các tỉnh phía bắc như: Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La,...
Nhà sập, mẹ lấy tôn rách làm lán ở nhưng "khổ mấy cũng chịu, chỉ cần con được học' Vài tấm tôn rách, rồi phủ bạt lên là thành chỗ ở của gia đình Tòng Văn Toản và Tòng Văn Tuyển ở bản Cút, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Túp lều tạm của gia đình em Tòng Văn Tuyển - học sinh lớp 6B Trường THCS Mường Giôn - Ảnh: VŨ TUÁN Hơn một tháng trước, khi chị Đông...