Cán bộ hải quan Cảng Sài Gòn tiếp tay để “lọt” hàng cấm
Không thực hiện kiểm hóa hàng nhập khẩu theo quy định, cán bộ hải quan tiếp tay doanh nghiệp thông quan 10 container hàng lậu trị giá hơn 23,6 tỉ đồng.
Theo tin từ báo Người lao động, ngày 28/1, TAND TP HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 4 bị cáo: Lâm Lương Quang (Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cường), Châu Thanh Nhàn (làm dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu tự do), Tạ Quang Trình (làm dịch vụ giao nhận tự do) và Bùi Anh Tuấn (nguyên cán bộ hải quan, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn KV3). VKSND TP truy tố Tuấn tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, 3 bị cáo còn lại ra tòa vì tội “Buôn lậu”.
Các bị cáo trong phần xét hỏi – Ảnh: báo NLĐ
Báo Infonet cho hay, cáo trạng thể hiện, công ty TNHH Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt (công ty Vĩnh Đạt) được thành lập năm 2013 do Hồ Sấm Dũng làm giám đốc. Trong khi đó công ty TNHH Nhất Minh cũng được thành lập năm 2013 do Trần Thị Thu Sang làm giám đốc.
Ngày 30/12/2013 Dũng ký mở 6 tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa. Cũng ngày này công ty Nhật Minh mở 4 tờ khai nhập khẩu với tên hàng hóa kê khai là: tay nắm cửa; hình dán bằng giấy, nhựa; đầu nối dây điện; chụp đèn nhựa… với tổng giá trị 930 triệu đồng.
Số hàng này sau đó đã được các quan chức hải quan Nguyễn Phước Tường, Bùi Anh Tuấn thuộc Chi cục hải quan Cảng Sài Gòn (KV3) thông quan.
Trong cùng ngày, phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tiến hành kiểm tra 10 container nói trên, và phát hiện số hàng không như khai báo.
Video đang HOT
Cụ thể, thay vì danh mục như trong tờ khai, cơ quan quan chức năng đã phát hiện số lượng lớn hàng cấm bao gồm: màn hình vi tính đã qua sử dụng, pháo điện các loại, rượu, mỹ phẩm, đồng hồ, hóa chất… Toàn bộ số hàng này lập tức bị niêm phong.
Qua điều tra, lực lượng công an phát hiện Hồ Há Chẩy (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) là chủ lô hàng trên. Với mục đích buôn lậu từ Trung Quốc về Việt Nam, Chẩy đã thuê Quang làm thủ tục nhập khẩu với giá 1,5 triệu đồng/tờ khai.
Chẩy cũng là người cung cấp cho Quang toàn bộ chứng từ nhập khẩu của công ty Vĩnh Đạt và công ty Nhất Minh, trong đó bao gồm cả giấy giới thiệu, cũng mẫu tờ khai hải quan điện tử có sẵn chữ ký khống và chữ ký số của Dũng và Sang. Chẩy còn lấy số điện thoại của Quang để chuyển cho hãng tàu nhằm liên hệ khi hàng về Việt Nam.
Sau khi hàng về cảng, các hãng tàu thông báo cho Quang biết, lúc này Quang yêu cầu Nhàn cầm hồ sơ kèm theo 10 triệu đồng đi lấy hàng. Về phần mình, Nhàn đã thuê Trình để làm thủ tục truyền dữ liệu khai báo hải quan điện tử cho Quang.
Tại cơ quan điều tra Trình khai nhận Nhàn được Tường giới thiệu và trong quá trình nhập khẩu Tường cũng là người yêu cầu Trình gọi cho Phan Văn Cảnh đi cắt seal, mở container, rạch thùng hàng. Dù biết đó là kiểm tra giả tạo nhưng Trình vẫn làm thủ tục thanh lý 10 tờ khai theo yêu cầu của Tường và được cho 1 triệu đồng.
Theo kết luận giám định, giá trị hàng hóa trong 10 container nói trên là 26,3 tỷ đồng và nếu được khai báo đầy đủ thì phải đóng 4,9 tỷ đồng tiền thuế.
Ngoài ra cáo trạng còn xác định cũng bằng thủ đoạn trên, từ tháng 11/2013 đến tháng 12/2014 Chẩy đã thông quan trót lọt 58 container (do hai công ty Vĩnh Đạt và Nhất Minh đứng tên) tuy nhiên do không thu giữ được hàng hóa nên CQĐT không thể làm rõ.
Sau khi sự việc bị phát hiện Chẩy đã bỏ trốn và hiện đang bị truy nã, trong khi bị can Nguyễn Phước Tường đã chết trong quá trình truy tố nên VKS quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can này.
Cáo trạng cũng kết luận Tường và Tuấn là công chức thuộc Chi cục hải quan KV 3 được phân công trực tiếp kiểm tra lô hàng theo tỷ lên 5%. Tuy nhiên Tường và Tuấn đã không thực hiện theo quy định, trong đó Tường còn bị xác định là đồng phạm giúp sức cho Chẩy thực hiện hành vi buôn lậu.
Cũng theo báo Người lao động, theo xác định của Cục Hải quan TP HCM hàng hóa trong 10 container nếu được khai báo đầy đủ sẽ phải đóng gần 5 tỉ đồng tiền thuế.
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 2 ngày.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo DSPL
Đề nghị truy tố hàng loạt cựu cán bộ hải quan ký khống tờ khai
46 bị can trong đó có 31 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cơ quan CSĐT - Công an TP.HCM vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND TP truy tố 46 bị can trong vụ án Lê Dũng, Trần Thị Bích Tuyền, Hứa Châu cùng đồng phạm can tội "buôn lậu", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "đưa hối lộ", "môi giới hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại TP.HCM và tỉnh An Giang.
Theo kết luận điều tra, tháng 9.2013, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan kiểm tra 2 container của Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn (trụ sở P.Bến Thành, Q.1) do Lê Dũng làm giám đốc ghi trong tờ khai xuất khẩu mặt hàng thuốc lá điếu hiệu Craven A, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, trị giá 190 triệu đồng. Trong lúc Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đang thực hiện kiểm tra thì Hứa Châu (nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM MTV Lâm Kim Ngọc) cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá, đóng vào 2 container nhằm vận chuyển đến Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container đang bị kiểm tra. Tuy nhiên, hành vi đánh tráo được phát hiện kịp thời.
Quá trình điều tra xác định, Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn có 51% vốn của nhà nước. Lợi dụng chính sách thông thoáng trong việc quản lý hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu cũng như hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, Trần Thị Bích Tuyền (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công ty TNHH Đại Bắc Tài) tìm cách móc nối với Lê Dũng, Hứa Châu lập hồ sơ mua bán, xuất khẩu hàng hóa giả tạo để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng tiền hoàn thuế.
Đáng chú ý, liên quan đến vụ án này có 3 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP.HCM bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm là Nguyễn Tiến Lộc, Lê Hà và Đinh Văn Trí. 28 bị can còn lại là cán bộ, công chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang), trong đó có nguyên Chi cục trưởng Nguyễn Văn Biên có hành vi chỉ đạo ký khống 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn để nhận hơn 265 triệu đồng; nguyên Phó chi cục trưởng Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công chỉ đạo ký khống 120 tờ khai để nhận gần 117 triệu đồng...
2 công chức hải quan để "lọt" hàng lậu trị giá 26 tỷ đồng
10 container hàng lậu trị giá hơn 26 tỷ đồng đã được 2 công chức Hải quan TPHCM cho thông quan dễ dàng mà không cần kiểm tra. Số hàng trên bị cảnh sát điều tra và quản lý thị trường kiểm tra mới phát hiện hành vi buôn lậu này.
Theo Phan Thương/Thanh Niên
Theo_Hà Nội Mới
Phát hiện 3 container nhập khẩu... "hàng cấm" Lực lượng chức năng phát hiện bên trong 3 container hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Phương Nam Luxury chứa nhiều máy móc, điều hòa, thiết bị y khoa cũ... Đây là những mặt hàng thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Theo tin từ VOV, sau gần 2 tháng theo dõi, sáng 15/9, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng...