Cán bộ Hà Nội xin nghỉ hưu sớm: ‘Đừng nghĩ không thể thay thế’
Theo các ĐBQH, việc nghỉ hưu cán bộ sớm không có gì là bất thường. Tuy nhiên, họ phải xác định đào tạo lớp trẻ có năng lực để đáp ứng công việc trước khi nghỉ hưu chứ đừng nghĩ không ai thay thế được.
Gần đây, tin tưc vê sự kiện nhiều lãnh đạo các quận, huyện ở Hà Nội đã gửi đơn xin thôi chức, chờ nghỉ hưu vì lý do không đủ tuổi tái nhiệm dư luận đặc biệt quan tâm.
Theo đó, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành văn bản thông báo về công tác tổ chức đề cập đến việc nhiều lãnh đạo quận, huyện, thị xã xin nghỉ công tác sau Đại hội Đảng bộ chờ ngày về hưu.
Theo kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy, các cán bộ xin được nghỉ công tác sau Đại hội Đảng bộ chờ ngày về hưu có ông Tô Văn Cường – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thường Tín; ông Nguyễn Văn Nguyệt – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn; ông Phạm Hùng Vỹ – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên…
Nhiều cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm đã xin nghỉ hưu sớm. (Ảnh tư liệu)
Phó Chủ tịch HĐND các quận, huyện như Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh, Thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa và quận Hai Bà Trưng cũng sẽ được nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
Sau khi báo điện tử Người Đưa Tin đăng tải bài viết “Lanh đao quân, huyên Hà Nội trân tinh viêc xin nghi hưu sớm” đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, đóng góp, chia sẻ ý kiến của độc giả cả nước cũng như các Đại biểu Quốc hội, cựu quan chức cấp cao. Để cung cấp đến độc giả thông tin đa chiều, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc ý kiến của các vị chuyên gia này.
ĐBQH Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai):
Đừng coi đó là việc bất thường
“Việc nhiều lãnh đạo các quận, huyện ở Hà Nội xin nghỉ hưu sớm, theo tôi đừng coi đó là việc bất thường. Đó là cách ứng xử của người cán bộ đúng nghĩa là đầy tớ của nhân dân.
Video đang HOT
Trong xã hội xưa, người ta đánh giá rất nhiều đến tính liêm sỉ. Đó được coi là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức. Liêm sỉ là tự biết mình, tự thấy xấu hổ nếu mình không làm được hoặc không còn phù hợp với công việc.
Các anh ấy nghỉ hưu nhưng vẫn có thể cống hiến trong những lĩnh vực khác, tạo ra điều kiện để các nhân tài khác lên đảm nhiệm công việc. Không phải ai cũng tham quyền cố vịmãi được”.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương:
Rất khó bố trí công việc thay thế phù hợp
“Mọi người phải xác định rõ những cán bộ trên nghỉ hưu sớm do không đủ điều kiện tái nhiệm chứ không phải từ chức. Bởi lẽ theo quy định, những cán bộ được giới thiệu tái cử nói chung phải đủ tuổi công tác trọn 1 nhiệm kỳ, ít nhất phải còn đủ tuổi công tác từ 1/2 nhiệm kỳ (tức 30 tháng) trở lên. Tuy nhiên những cán bộ này đã gần đến tuổi về hưu nên không đáp ứng được. Trong khi đó để bố trí công việc phù hợp thay thế sẽ rất khó vì thế họ chủ động viết đơn xin nghỉ hưu sớm để hưởng các chế độ ưu đãi về lương hưu hiện hành”.
ĐBQH Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội:
Phải thay đổi tư duy lối mòn
“Thực tế công tác cán bộ hiện nay là rất nhiều cán bộ chưa đến tuổi nghỉ hưu đã giảm ý chí, nghị lực, năng lực làm việc rồi, nhưng tổ chức chưa thể thay đổi mà vẫn trông chờ vào công cụ là tuổi nghỉ hưu. Do vậy, chúng ta cần phải thay đổi tư duy này. Phải tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, giỏi giang có nhiều cơ hội cống hiến cho đất nước”.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ:
Tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát huy
“Xưa nay, người ta cứ nhắc đến chuyện từ chức hay nghỉ hưu sớm nó nặng nề lắm. Theo tôi, phải coi đó là một chuyện bình thường để những ai tuổi cao sức yếu hoặc trình độ năng lực không còn phù hợp thì tự động rút lui cho những người trẻ có trình độ, năng lực và sự nhiệt tình lên thay chứ như hiện nay thì các ông dù làm việc không hiệu quả mà vẫn cứ yên tâm là được nắm chức vụ đến tận khi nghỉ hưu thì các cơ quan nhà nước không thể tiến bộ lên được”.
ĐBQH Tô Văn Tám, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội:
Không cần phải khư khư “giữ ghế”
“Đảng ta đã quy định rất rõ, các cán bộ phải còn đủ 30 tháng mới đủ điều kiện để tái cơ cấu nhiệm kì tiếp theo. Qua đó, những cán bộ đã công tác từ nhiệm kì trước phải còn đủ nửa nhiệm kì mới được tham gia ứng cử cấp Ủy trước. Trong trường hợp không đủ điều kiện tham gia ứng cử cấp Ủy thì chỉ bố trí chức vụ bình thường thôi chứ không bố trí chức vụ lãnh đạo.
Quy định này tạo điều kiện cho những cán bộ lâu năm được nghỉ ngơi và thúc đẩy thế hệ trẻ với năng lực cao có môi trương để phát huy. Nghỉ hưu trước tuổi, truyền đạt lại kinh nghiệm của mình cho lớp trẻ, con cháu… đấy cũng là cách để đóng góp cho xã hội mà không cần phải “giữ ghế”.
Vấn đề đặt ra là những người có trình độ cao, giữ cương vị lãnh đạo hoặc cốt cán nên cố gắng đào tạo lớp trẻ để thay thế mình trước khi nghỉ hưu chứ đừng nghĩ mình không thể thay thế được, thậm chí cản trở việc đào tạo này”.
ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng:
Các tỉnh khác nên học tập Hà Nội
“Hiện nay, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách để thực hiện mục tiêu là trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Do vậy, bây giờ việc một số lãnh đạo các quận, huyện ở Hà Nội xin nghỉ hưu sớm là chuyện đáng hoan ngênh.
Theo tôi, các tỉnh khác nên học tập Hà Nội. Cán bộ nào thấy mình không còn phù hợp với công việc, không đảm nhận được nhiệm vụ thì nên nghỉ hưu sớm để tạo điều kiện cho lớp trẻ phát huy năng lực”.
Theo Người đưa tin
Bí thư Thành ủy Hải Dương bất ngờ xin từ chức
Ông Đỗ Quốc Tiến - Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương xác nhận với phóng viên Dân trí, đã nhận được đơn xin từ chức của ông Phạm Thế Tập, Bí thư Thành ủy Hải Dương xin nghỉ công tác từ ngày 6/7 để chờ nghỉ hưu.
Theo ông Đỗ Quốc Tiến, chiều nay 14/7, Thường trực Tỉnh ủy sẽ làm việc với Ban lãnh đạo thành phố Hải Dương về nội dung đơn của ông Phạm Thế Tập, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hải Dương.
Trước đó, tại buổi họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ngày 6/7, ông Phạm Thế Tập, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hải Dương bất ngờ đọc và gửi đơn cho Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đề nghị chấp nhận cho thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hải Dương và nghỉ công tác kể từ ngày 6/7, chờ nghỉ hưu.
Đồng thời đề xuất ông Đoàn Việt Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hải Dương giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hải Dương khóa XXI (nhiệm kỳ 2010-2015) và tiếp tục giữ chức vụ này khóa XXII (nhiệm kỳ 2015-2020).
Ông Đoàn Việt Hùng đã được quy hoạch chức danh Bí thư Thành ủy Hải Dương, chức danh Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010-2015 và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận kỹ, giới thiệu bổ sung chức danh Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 với số phiếu giới thiệu tập trung cao và đã báo cáo Ban Tổ chức Trung ương. Ban Tổ chức Trung ương đã cho chủ trương tại công văn số 8746/CVNS/BTCTW ngày 24/4.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Dương đã hoàn tất các bước, quy trình giới thiệu nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 22. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng nhất trí với tờ trình đề xuất nhân sự của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Dương cho nhiệm kỳ 2015-2020.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Điều chuyển công tác Chánh VP Huyện ủy bị "tố" vào khách sạn với vợ người khác Ngày 13/7, tin từ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, Huyện ủy vừa có quyết định xử lý vụ Chánh văn phòng Huyện ủy bị "tố" vào khách sạn với vợ người khác. Trao đổi với PV Dân trí vào sáng ngày 13/7, ông Võ Tấn Lực- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Vĩnh...